tuổi thơ dữ dội

ó chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở 1 quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn sách này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó nghe cứ như ai đó đã kể rồi, đọc xong thì hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Chính vì những gì mô tả trong sách là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã từng xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là E101, F325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

lỡ chuyến tàu

hi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại, uống trà, thảo luận về công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp đến thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, bằng gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà là tơ lụa và gấm vóc, cũng từ TQ. Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, và may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành Cách mạng Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi! Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại phải gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn trong khu vực, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay ý thức hệ! “Chuyến tàu” đã khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị rất nhiều gạch đá chứ phải… 😃

cossacks – 3

hìn thấy trong diễu hành 9/5 trên quảng trường Đỏ năm nay là 2 nhóm cossack khác nhau, 1 nhóm xanh (Terek cossack) và 1 nhóm đỏ (Don cossack), nhưng thực ra chỉ là những nhóm đại diện, vì nước Nga có rất nhiều cộng đồng Cossack khác nhau, như Don cossack đang tham gia khá nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, còn các nhóm Cossack khác chỉ gởi… tượng trưng 1, 2 trăm người! Các nhóm Cossack này, ngoài điểm chung là chia sẻ 1 phần văn hoá Nga và tiếng Nga ra, còn lại có nhiều điểm khác biệt, họ đôi khi nói những ngôn ngữ phụ khác nhau, hoặc bao gồm cả những sắc tộc không phải người Nga.

Nên Cossack chính xác là gì thì khó mà định nghĩa cho rõ được, chỉ có thể nói chung chung đó là 1 văn hoá, 1 cách sống! Don Cossack và đám “đầu bò đầu bứu” Chechen là những gì phương Tây đang nhìn thấy, nhưng đúng như Putin nói, Nga thậm chí còn chưa đánh một cách nghiêm chỉnh! Khi nào mà người Nga gởi những đơn vị Siberian Cossack đến thì họ mới thực sự là “nghiêm chỉnh”… 🙂 Sinh tồn trong một không gian siêu khắc nghiệt, những đơn vị Siberian Cossack nổi tiếng, thành danh từ trong WW2 vì sự lì lợm đáng sợ của họ, như được mô tả trong bộ phim “The 321st Siberian”, sư đoàn Siberia số 321!

hói

IA Mỹ, sau nhiều năm dày công nghiên cứu, đã phát hiện ra quy luật “chấn động” về các lãnh đạo Nga – Xô suốt 150 năm qua, ngay từ thời các Sa-hoàng, đó là quy luật luân phiên giữa đầu hói và đầu có tóc! Ví dụ như Nicholas-1 hói đầu thì kế vị sẽ là Alexander-2 có tóc, và tiếp theo là Alexander-3 hói đầu, sau nữa là Nicholas-2 có tóc!

Tương tự vậy, vì Lenin hói đầu nên Stalin có tóc, mà Stalin có tóc thì kế tục là Krushchev hói đầu, và tiếp theo đương nhiên là Brezhnev có tóc! Gần đây hơn thì Gorbachev hói đầu nên Yeltsin có tóc, vì Yeltsin có tóc nên Putin sẽ hói đầu, mà vì Putin hói đầu nên Medvedev lại có tóc, rồi quay lại Putin hói đầu… cứ như thế tuần hoàn thay đổi! 😅

ivan sereda

hương trình điện ảnh Nga – Xô-viết giữa tuần, phim ngắn 9 phút, tựa đề: “Đầu bếp”… phim làm về một nhân vật lịch sử có thật, Ivan Sereda, đầu bếp nấu ăn của một đơn vị tăng thiết giáp Xô-viết, người trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang Xô-viết bằng một chiến công hết sức quái dị. Một lần, cả đơn vị đang ở tiền tuyến, Ivan đang nấu ăn ở tuyến sau thì bắt gặp một chiếc tăng Đức đi lạc. Anh ta leo lên chiếc tăng, dùng rìu gõ cong nòng súng…

Dùng áo bịt kính tiềm vọng, không cho tăng Đức thấy đường, dùng rơm hun khói, dùng rìu nện lên xe khiến cho lính Đức nghĩ là có rất nhiều người xung quanh, cuối cùng thì kíp xe Đức quyết định đầu hàng, 3 người súng ống đầy đủ hàng một anh đầu bếp chỉ có cái rìu trong tay! Sau vụ này được phong Anh hùng, nhưng bị chuyển thành lính trinh sát, không cho nấu ăn nữa! Và cũng trùng hợp là Sereda là người Cộng hoà nhân dân Donetsk ngày nay! 😀

hoả tuyến

hương trình phim ảnh Xô-viết cuối tuần… có người hỏi tại sao mình lại thích phim ảnh LX cũ và Nga mới… đương nhiên ngoài các yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hội, âm nhạc… kể ra thì nhiều lắm, nhưng trước hết, phim ảnh cũ cho mình 1 cái cảm giác, từ dùng như người ta hay nói là: sense-of-purpose, 1 cảm giác sống có mục đích.

Nhớ lại một thời cuộc sống khó khăn hơn bây giờ nhiều, nhưng chính vì thế mà con người ta tập trung tâm trí vào những việc quan trọng, không có thời gian, không có phương tiện để mà “rửng mỡ” như XH hiện đại, 1 đám lao nhao nhiễu sự, một lũ lau chau ngoài “cái tôi” to vật vã và thiển cận ra chẳng còn tự thấy được cái gì khác… 😢

chiến tranh và hoà bình

iếp tục chương trình điện ảnh Xô-viết, 3 tập, tổng cộng 6h của bộ phim kinh điển: Chiến tranh và Hoà bình – Mosfilm! Đến tận giờ, vẫn có chút nuối tiếc vì ngày trẻ không đọc nhiều văn học Nga lắm. Lại có xu hướng ghét những gì suy nghĩ cao siêu, chỉ thích cái gì thực tế, cụ thể (kiểu như Pie đệ nhất)! Không như con em gái tôi, nó thì: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina, Anh em nhà Karamazov, Eugene Onegin…

Cái gì cũng đọc, hàng chục ngàn trang, từ nhỏ nó đã nổi tiếng là con mọt sách trong nhà! Còn thằng anh nó vẫn luôn nhìn sách vở bằng thái độ nước đôi, hai mặt, vì đã thấy vô số thử bị “quỷ ám” do “đọc sách”! Thế nên không thấm Lev (Tolstoy) nổi mà chỉ thích Alexei (Tolstoy). Nói về tính cách, tâm hồn Nga, chỉ cần đọc 4 tựa sách bên trên là đủ biết họ quan tâm những điều gì rồi: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina! 😅

Sergei Aleshkov

hương trình điện ảnh Xô-viết cuối tuần… 🙂 post trước là phim về người chiến sĩ Hồng quân già nhất, hôm nay là phim về người chiến sĩ Hồng quân trẻ nhất, cả hai đều là những nhân vật lịch sử có thật! Cậu bé 6 tuổi Sergei Aleshkov, toàn bộ gia đình đã bị Phát-xít Đức sát hại, hoảng sợ đi lang thang trong rừng và được các chiến sĩ Trung đoàn Cận vệ 142 nhận nuôi!

Như người ta hay nói, tức là son – of – the – regiment, cậu bé hoạt động như 1 thành viên trung đoàn, làm nhiệm vụ liên lạc, tham gia cứu thương và góp phần tạo nên nhiều chiến công. Về sau, được tướng Chuikov tặng 1 khẩu Browning và gởi đi học trường thiếu sinh quân Suvorov. Trong thành phần QĐND VN cũng không thiếu các “con – trai – của – trung – đoàn” như thế!


Nikolai Morozov

óng xem đủ các tập phim Ded Morozov, phim dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, Nikolai Alexandrovich Morozov, gốc gác từ một gia đình đại địa chủ, suốt đời hoạt động lật đổ chế độ Sa-hoàng! Tổng cộng ông ta ngồi tù 25 năm, nhưng cũng nhờ thời gian ở trong tù đó mà trở thành nhà bác học, tự học 11 ngôn ngữ, xuất bản nhiều công trình sách vở, và trở thành viên danh dự Hội hàn lâm Xô-viết, mặc dù chưa bao giờ gia nhập Đảng CS.

Năm 1942, ở tuổi 88, Nikolai Mozorov tình nguyện nhập ngũ tại Leningrad, đây có thể là người lính Xô-viết già nhất trong lịch sử. Người ta không cho ông già gân ra trận, nhưng ông cứ khăng khăng cương quyết, thậm chí doạ kiện lên Stalin! Cuối cùng thì người ta cũng cho ổng được ra trận thử… 1 tháng! Một tháng với vai trò lính bắn tỉa, tiêu diệt hơn 1 chục quân địch! Ông vẫn tiếp tục sống để chứng kiến Phát xít Đức sụp đổ, và qua đời năm 1946 ở tuổi 92!

altai

iên Xô là nước vận hành mạng điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, cỡ năm 1961, và đến 1965 thì phủ sóng trên hầu hết các thành phố lớn. Hệ thống Altai vẫn còn tiếp tục được dùng cho đến tận ngày nay, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Có nhiều hình thức khác nhau, có những thiết bị chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay, nhưng thiết bị chuẩn to bằng 1 cái valy nhỏ, nặng 3kg và có tầm liên lạc khoảng 80km. Hơn 10 năm sau nữa thì hệ thống mobile phone đầu tiên mới ra đời ở phương Tây! Phải dùng đúng chữ là “mobile phone” chứ không phải “cell phone”, vì nó không có cell, không dùng trạm tiếp sóng, chỉ có tổng đài để chuyển mạch tới các số cố định! Đây không được xem là công nghệ được bảo vệ, giới quân sự Nga không quan tâm vì nó không bảo mật, chỉ có thể dùng trong các tình huống khẩn cấp! Lý do vẫn được dùng đến ngày nay là vì… cần bao nhiêu trạm tiếp sóng GSM để bao phủ được diện tích nước Nga!? 🙂

Đáng chú ý vì từ sớm, 195x… đã có ý tưởng về 1 thiết bị liên lạc phục vụ xã hội dân sự, kết nối p2p, cá nhân với cá nhân, dù chưa có tính năng bảo mật (GSM ngày nay cũng không phải đã bảo mật hoàn toàn). Hơn nữa là tầm liên lạc của nó khá rộng, phù hợp với các hoạt động dã ngoại, các hành trình đi vào tự nhiên hoang dã. Đương nhiên so với ngày nay, khối lượng 3kg là 1 vấn đề phải suy nghĩ, nhưng không phải ở đâu, các trạm tiếp sóng GSM cũng có thể vươn tới! Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, mỗi lần nhận gởi điện tín Telex (các bạn trẻ bây giờ chắc không còn biết Telex là cái gì) là phải đếm từng chữ, thông điệp được viết ra phải suy nghĩ rất kỹ càng, đắn đo từng chữ một! Thế nên thông tin nó… quý giá! Chúng ta đang sống trong 1 thời đại… dư thừa thông tin, thừa đến mức “lộng giả thành chân, trắng đen lẫn lộn”, thông tin càng nhiều thì tâm hồn con người chỉ càng xao nhãng, hỗn loạn, càng “vô minh” mà thôi!