a fleet to be

gược dòng lịch sử, hải chiến Falkland, 1982. Ít nhất 4 chiến hạm hiện đại của Anh quốc bị một nước tương đối lạc hậu như Argentine đánh chìm, mà đánh chìm bằng cách rất “sơ khai”, dùng máy bay, bay sát mặt nước biển rồi ném bom! Nên chuyện chiến hạm bị đánh chìm là thường xuyên, do từ lúc chế tạo, cho đến lúc thực chiến không có cơ hội thử lửa! Trừ khi chiến tranh lớn, kéo dài như WW1, WW2 thì người ta mới có cơ hội nghiên cứu, cải tiến, chứ đưa nó vào vị trí bất lợi gần bờ là luôn có khả năng bị đối phương tìm ra điểm yếu. Như các tàu Arleigh-Burke hiện đại của Mỹ cũng không an toàn, mới là tên lửa hành trình cận âm, chưa tấn công bão hoà mà đã như thế!

Thì các tàu Nga cũng không khá hơn, Hạm đội biển Đen đến giờ cũng đã thiệt hại kha khá, dù vẫn chưa ảnh hưởng đến sức mạnh cốt lõi. Về bản chất, đầu tư Hạm đội là một kiểu đầu tư mạo hiểm: chi phí lớn, rủi ro cao! Nhiều nước không có nguồn lực Hải quân quá mạnh như Ý, Đức… thì họ có chiến lược dùng hải quân rất rõ ràng gọi là “a-fleet-to-be”, mà tôi tạm dịch là “hạm-đội-để-đó (để ngó)” 😀 ! Tức là xây hạm đội khá mạnh, nhưng tránh tối đa khả năng đụng độ, thiệt hại! Mục tiêu là phòng vệ vùng biển nhà, “để đó” là phòng trường hợp đối phương muốn công thì sẽ phải trả giá, nhưng ngược lại, hiếm khi chủ động công người khác nếu không có lợi thế!