nhạc lộc thư viện

ừ thời Hán cho đến qua thời Tống, Nguyên, Minh… suốt khoảng 1500 năm, nơi có nhiều đầu sách nhất thế giới chính là… Trung Quốc! Từ các thư viện hoàng gia cho đến các thư viện tư nhân như Nhạc Lộc thư viện, họ có khoảng 6 ngàn đầu sách (tựa sách), nhiều hơn bất kỳ nơi đâu, dù là Baghdad, Varanasi hay Rome, thì cũng không có nhiều sách bằng! Viết bằng thứ chữ giun dế siêu phức tạp như thế, bao quát đủ mọi lĩnh vực, từ Sơn hải kinh, Thủy kinh chú, Cửu chương toán thuật, Hải đảo toán kinh, Võ bị chí, etc.. bao quát đủ mọi mặt kiến thức, trên thiên văn, dưới địa lý, từ tư duy trừu tượng cho đến các vấn đề xã hội… công phu, trình độ quả thực đáng nể! Các đoàn sứ thần VN sang TQ, sau khi nộp cống phẩm xong đều được “lại quả”, loại “quả” thường được yêu cầu (và đáp ứng) nhiều nhất chính là… sách! Mà chẳng riêng gì VN, các nước đương thời như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thế: chẳng phải mọi phát minh tốt đẹp đều đến từ Trung Quốc đó sao, người Nhật Bản đương thời nói như vậy!

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi kỹ thuật in ấn bắt đầu được phổ biến sang châu Âu! Chính vì kỹ thuật in có thể tạo ra được số lượng ấn phẩm lớn, đưa kiến thức đến với nhiều người hơn, nên dần dà, nó tạo thành một kiểu hiệu ứng đô-mi-nô, bắt đầu từ đó, châu Âu càng ngày càng đẻ ra thêm nhiều tựa sách, và bắt đầu vượt qua Trung Quốc. Số lượng đầu sách (tính trên tựa, không phải tính trên bản in) không còn ở mức số ngàn nữa mà bắt đầu tăng, đương nhiên khởi đầu chậm nhưng sau đó cứ nhanh dần theo cấp số nhân, bắt đầu đạt con số chục ngàn, trăm ngàn, rồi đến mức triệu… Quá trình này mất đến vài thế kỷ, dần dần đưa nhân loại bước vào “kỷ nguyên Ánh sáng”… Sang đến thế kỷ 21, ở cái xứ mọi rợ phương Nam kia cũng bày đặt nói chuyện sách, toàn những thứ như Thám tử Sherlock Holmes, Trở lại Eden, Những năm ảo tưởng, Cánh buồm đỏ thắm, .v.v… haiza, sách vở gì chúng nó!? 🙁