đặng lệ quân

Nhạc ngoại đặt lời Việt bất kể thế nào cũng phải cho nó một cái nội dung bi lụy, buồn phiền… để phù hợp với tâm lý đa số thính giả!

ần đây nghe nhiều nhạc của cô ca sĩ Đài Loan này. Những người bạn TQ tôi gặp, cả những người bạn Việt có học tiếng Hoa mỗi khi karaoke thì lại lôi những bài của Teresa Teng ra: Vầng trăng nói hộ lòng tôi月亮代表我的心, Ngày nào anh trở lại何日君再来… Chẳng phải trước đây ở Trung Hoa (lục địa) người ta thường nói: ngày nghe Lão Đặng (Deng Xiao Ping), đêm nghe Tiểu Đặng đó sao!?

Lời Việt: Tan tác - Ngọc Lan 

Điều này hơi hơi giống như sau 75, Hà Nội âm thầm và nồng nhiệt đón nhận giọng ca não nề Khánh Ly và loại âm nhạc thiểu não, trừu tượng của Trịnh Công Sơn như những liều thuốc an thần giúp lãng quên và xoa dịu đời sống tinh thần bế tắc… Điều khác biệt ở chỗ của người tràn đầy sức sống: 请爱着我请再爱着我, trong khi của ta xứng đáng được liệt vào loại vong quốc chi ca.

chinese rendering server

n my previous post, we can see the image – replacement technique being applied to mathematical formulas rendering. Replacing text by image can be seen in various Web’s techniques, mainly to display things that browser can’t! It’s a possibility that many Web technologies would never converge into common “form factors”: how many years have passed but SVG is still not supported on all browsers, how font technologies are still fighting stiffly with each other? Various issues would always remain unresolved and image replacement, though ugly and inconvenient, could be used as a temporary solution.

As you can see in the image above: the first line is a popular Chinese straight – stroke font that can be seen on most browsers, the next lines are nice calligraphy (brush – stroke) fonts that can hardly be seen on the web! I’m going to try using FreeType2 for a very specific problem: rendering Chinese fonts, the only reason is just simple: aesthetics! Searching around, I can’t find any simple, standalone solution: nice Chinese fonts are very big, a typical ttf file has size from 5MB to 50MB depending on the character set and quality (with that size, it’s obvious that we should use a server side solution). Packages like Pango or Cairo are too complex, and would require additional dependencies (which is unavailable on a free Linux host).

It takes me a whole day struggling with FreeType2’s reference and manual to get it work with Chinese fonts (quite different from conventional Latin fonts indeed), and finally here it is! You can access the executable at: http://tkxuyen.com/freetype2.php with the following syntax: freetype2.php ? text=… &font=… &size=… &color=… here is an example. Below are renderings with different sizes (anti – alias works really well):

text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=11&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=12&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=13&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=14&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=15&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=16&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=18&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=18&color=111111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=19&color=111111

and renderings with 3 different Chinese fonts (very big files, installed on server) and in different colors. Just note these fonts are a bit non-standard: they produce traditional Chinese characters as output, but only accept simplified Chinese as input:

text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=2&size=19&color=FF1111
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=1&size=19&color=11FF11
text=洛阳城东桃李花飞来飞去落谁家&font=0&size=19&color=1111FF

Update, Jun 6th, 2021:

Due to some changes on my web-hosting, CGI is disabled for some reason. I really don’t have time to figure out why, so just temporarily remove the Chinese font rendering for now!

FreeType2 is an very handy open source library, it’s available on many flatform: Unix, Dos, Windows, Mac, Amiga, BeOS, Symbian… and it does a very good job of handling typefaces! Since FreeType2’s patent issues have expired since May, 2010, we would see an increasing application of FreeType2 in many areas.

This is my very simple C code (~250 LOC) to experiment with FreeType2: loading font, loading glyph, rendering bitmap, dealing with Unicode… To compile, just something like: gcc gifsave.c freetype2.c -o freetype2.cgi `pkg-config --cflags --libs freetype2`. I hope I can have time to extend the code into a more usable form: multi – line layout, alignment, RTF support, etc… Some restrictions are imposed to protect the server, if some text can’t be rendered (e.g: rendering dimensions are too large), an error image like this is displayed instead:

goswf

great tool to learn Go (weiqi): goswf, so nice the flash board game! You could learn the moves as well as view comments on each move! Below is Game of the Century, the famous game between the legendary Go Seigen (black) and Honinbo Shusai (white), head of the Nihonkiin (日本棋院 – Nhật Bản kỳ viện – The Japanese Go Institute) at the time. The game lasted for 3 months, please note the 160th, the white’s ingenious move! There are thick books on this game, but there’s never been any simple comments on it!

diệc lạc hồ

双鸟齐飞

黄莺飞到北京都
会遇金鹏亦乐乎
大事未成行小事
双鸟齐飞至善图

Song điểu tề phi

Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô, Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ! Đại sự vị thành, hành tiểu sự, Song điểu tề phi chí thiện đồ!

hân kỷ niệm 60 năm quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 ~ 1/10/2009), trích đăng lại ở đây bài thơ của một nhân viên ngoại giao đoàn Việt Nam (đăng trên Tạp chí Sông Hương, 2002): Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt – Trung. Bài thơ được làm năm 1991, sau một thời gian dài 10 năm (kể từ 1981), khi hai nước tuy không còn những đối đầu quân sự lớn, nhưng hai bên vẫn tiến hành một đường lối tạm gọi là artillery diplomaticngoại giao pháo binh – chân lý, lẽ phải đứng trên đầu nòng đại bác.

Các địa danh đẫm máu như Vị Xuyên, Ngọc Đường, Lũng Cú… những người từng bám trụ 10 năm ở đó đến nay vẫn nhiều người còn sống, vẫn còn kể lại chuyện ngày xưa ở đâu đó quanh đây. Trở lại với bài thơ, năm 1991, một đoàn ngoại giao VN sang TQ, những bước đi đầu tiên của tiến trình bình thường hóa quan hệ. Trưởng đoàn phía VN là ông Vũ Oanh, trưởng đoàn phía TQ là ông Lý Bằng.

Cả “Oanh” và “Bằng” đều là tên của hai loài chim (không giống nhau), như được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên đây: Song điểu tề phiĐôi chim cùng bay. Không cần phải biết chữ Hoa, đọc phiên âm Hán Việt hẳn mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu nội dung bài thơ! Chúng ta thấy lại cái điệp khúc Diệc lạc hồ ở đây! Diệc lạc hồ (hay Bất diệc lạc hồ) đều có thể hiểu theo nhiều kiểu: vui lắm thay, há không vui hay sao… hay theo phương ngữ miền Nam: vui quá hén! 😬

hiểu quá hương giang

十載掄交求古劍
一生低首拜梅花

 

高伯適 – 曉過香江

萬嶂如奔繞綠田
長江如劍立青天
數行漁艇連聲棹
兩個沙禽屈足眠
塵路悠悠雙倦眼
遠情浩浩一歸鞭
橋頭車馬非吾事
頗愛南風角枕便

âu không trở lại chủ đề thơ chữ Hán của Cao Chu Thần. Con người ông tính khí ngang tàng, tư tưởng xã hội chính trị không có gì mới lạ, nhưng văn tài thì đúng là lạ lùng. Một trường hợp nổi bật hiếm hoi trong cổ văn Việt Nam. Đôi câu thơ giáo đầu ở trên: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm giao du tìm bạn tri âm, khó như tìm cổ kiếm, Cả một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai) vẫn thường được truyền tụng như chính cốt cách con người Mẫn Hiên – Cúc Đường vậy!

Hiểu quá Hương Giang

Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền,
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Sổ hàng ngư đĩnh liên thanh trạo,
Lưỡng cá sa cầm khuất túc miên.
Trần lộ du du song quyện nhãn,
Viễn tình hạo hạo nhất qui tiên.
Kiều đầu xa mã phi ngô sự,
Phả ái nam phong giác chẩm biền.

Xin đọc thêm về thơ Cao Bá Quát trong những post trước của tôi: Trà giang thu nguyệt ca, Sa hành đoản ca, Trệ vũ chung dạ cảm tác.

thị xã trong tầm tay

To remember soldiers of the 3rd division,
who heroically defended the town, Feb ~ Mar, 1979.

xactly 30 years ago… things as seen aftermath, when the bloodshed battles have just been over… Film name: Thị xã trong tầm tay, screenplayer & director: Đặng Nhật Minh, type: 35mm black and white film, year of production: 1982, music, lyric & dialogue: Trịnh Công Sơn & Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3rd division (nickname: Yellow Star, official number: 359th) is an elite (but not regular!) formation of the VPA (Vietnam People Army), originally formed and served in the 5th military region (central of Vietnam). For its exceptional performance in the Vietnam war, in 1976, the unit was deployed to the 1st military region in preparation for any threats from the north. The responsibility was to defend Lạng Sơn province, with the historical positions: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Chi Lăng…

When it happened 3 years later, nominally, no regular formation had been committed to battle, the Strategic Army’s 1st and 2nd Corps still stationed around Hà Nội, behind the Như Nguyệt river (aka Cầu river) defence perimeter, in case of any deeper penetrations. Only local militia units took charges of absorbing the offensive forces. In reality, some of the most combat – hardened units, such as the 3rd (359th), the 346th divisions, had already engaged in.

At the outbreak of the Sino – Vietnam war, Feb, Mar, 1979, facing an enemy roughly 9 times outnumbered (against the Chinese 127th, 128th, 148th, 161th, 163th, 164th, 165th infantry divisions with their supporting artillery and tank units), Yellow Star fiercely defended a line of 60 km in width, only permitted the enemy to advance less than 30 km in depth, at an average rate of 0.8 km per day, and at an huge price of loss (about 11.000 Chinese casualties on only this front, to the overall number of 60.000)!

The division’s personnel also helped in training other defending units the following years. The final offensive had been carefully planned and prepared, but canceled due to the opponent’s unilateral withdrawal and other political reasons, thus denying the unit an evident victory. However, that’s enough for the division to receive great fear and respect from the adversary side! What was left is the completely destroyed provincial capital town of Lạng Sơn, no house is known to stand inside the town, the spaces recalled by the film!

old house

自嘆年來刺骨貧
吾廬今已屬西鄰
殷勤說向園中柳
他日相逢是路人

gôi nhà này, tôi chỉ ở thường trực trong thời gian khoảng 3, 4 năm, nhưng trở lại thường xuyên mười mấy năm sau đó. Sơn trắng, ốp gạch đỏ, nền xanh, ngôi nhà thân thương này nay đã thuộc về người khác, giờ thì: tha nhật tương phùng thị lộ nhân – ngày sau gặp lại xem như người qua đường rồi 😢! Những bức hình này (hơi mờ do scan từ ảnh giấy) đều được thực hiện bởi “phó nháy” danh tiếng Hồ Xuân Bổn (chủ tịch hội nhiếp ảnh tp. Đà Nẵng).

xuân và tuổi trẻ


hế là đã qua một năm mới, đã bước qua cái tuổi mà Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập”. 30 ta đã gọi là già chưa nhỉ? Chưa đâu, mình còn trẻ lắm. Vẫn còn nhiều cảm hứng khi nghe được một khúc ca hay, vẫn xao xuyến ngây ngô trước các cô gái đẹp! Chừng nào vẫn còn thấy Ánh Tuyết hát dở tức là mình chưa già! 😀 NS Văn Cao từng khóc khi nghe Ánh Tuyết hát, nhưng đấy là vì suốt mấy chục năm XHCN ở miền Bắc, người ta chỉ toàn hát “nhạc đỏ” mà quên đi, không biết cách hát một bản nhạc ngũ cung Việt Nam cho ra hồn. Ánh Tuyết theo tôi có chất giọng rất tốt, cảm được cái hồn của nhạc ngũ cung nhưng đôi chỗ vẫn còn xử lý vụng về chưa đạt. Nói thì nói vậy, bài Xuân và tuổi trẻ này Ánh Tuyết trình bày thật tuyệt, với bài này ca sĩ mới thể hiện được hết chất giọng soprano của mình.

Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Ánh Tuyết 
Xuân và tuổi trẻ - Quỳnh Giao 

青年与青春 - Thanh niên dữ thanh xuân 
作曲:罗允正 作词:叶传华 歌手:张贴由

Trong một post trước của mình, tôi đã có đề cập đến tác giả La Hối của ca khúc Printemps et Jeunesse này. Trong post đó, tôi có ý muốn tìm bản lời tiếng Hoa của ca khúc, mặc dù đã được nghe trên TV, đến nay vẫn chưa thể tìm ra (xin xem phần update dưới đây). Về phần lời tiếng Việt mà chúng ta hiện đang hát: năm 1946, nhà thơ – đạo diễn Thế Lữ cùng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến biểu diễn nghệ thuật tại Hội An đã hết sức yêu mến giai điệu Xuân và tuổi trẻ… Thế Lữ đã xin phép gia đình người cố nhạc sĩ viết lời cho nhạc phẩm nói trên. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát phối nhạc, Văn Chung soạn múa… nhóm hát Nguyễn Hữu Thiết, Tố Nga, Duy Liễu…

Update, Jan 4th, 2009

Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã có được kết quả như mong muốn. Đầu tiên là qua blog Nguyễn Nga mà tôi biết được tên bài hát trong tiếng Hoa là 青年与青春 (Thanh niên dữ thanh xuân). Tìm kiếm tựa đề tiếng Hoa này, tôi tìm được đến blog TyHongAu. Đây hầu như là địa chỉ duy nhất trên web có đề cập đến phần lời Hoa bài hát (ngay cả baidu.com cũng không tìm thấy trang này). Điều rất thú vị là chủ nhân blog là một ông già 99 tuổi, tên là 张贴由 (Trương Thiếp Do), người Việt gốc Hoa, định cư tại Canada. Cũng tại blog này, tôi tìm được 2 tư liệu quý giá: một là file mp3 chủ nhân blog (xin các bạn nhớ cho là đã 99 tuổi!) tự đàn guitar và hát bài này, hai là bản scan tờ nhạc với phần lời tiếng Hoa (nhấn vào ảnh bên để xem phiên bản phóng to). Mời các bạn nghe Xuân và tuổi trẻ của tác giả La Hối – La Doãn Chánh tiên sanh qua phần trình bày của “lão sư phụ” Trương Thiếp Do!

khát vọng

渴望

悠悠岁月欲说当
年好困惑亦真亦
幻难取舍悲欢离
合都曾经有过这
样执着究竟为什
么漫漫人生路上
下求索心中渴望
真诚的生活谁能
告诉我是对还是
错问询南来北往
的客恩怨忘却留
下真情从头说相
伴人间万家灯火
故事未来共斟酌

hát vọng: những ai thuộc thế hệ 7x có thể sẽ nhớ phim này, chiếu trên truyền hình VN đầu những năm 90. Không nằm trong số những phim TQ thành công nhất, nhưng 50 tập phim mang lại những tình tiết cảm động của những cảnh đời thời cách mạng văn hoá. Dù ở TQ hay VN, dù ít hay nhiều, chúng ta đã sống qua những tháng ngày như thế, những đày đoạ và thăng trầm, những điên rồ của lịch sử, và những hậu quả dai dẳng của nó… hãy nhớ để đừng bao giờ quên chúng! Cố sự bất đa, uyển như bình thường nhất đoạn ca: chuyện cũ chẳng nhiều, cũng bình thường như một khúc ca… Đã trải qua rồi, phải như thế nào đó mới nói được một lời như thế! Truyền hình VN thực hiện việc thuyết minh đã chuyển ngữ lời nhạc thành một đoản khúc thơ lục bát thật khó quên:

cantopop

húa Nhật tuần trước, đi chơi một ván cờ vây giải sầu với bạn Minh tại café Tuấn Ngọc, tình cờ nghe được bài này. Xen giữa những phút suy nghĩ về thế cờ, thoang thoáng nghe ra cũng là một dáng nhạc hay. Mới nghe biết không phải là nhạc Việt, thoáng nghĩ là nhạc Latino, nghe kỹ một chút thì đoán là nhạc Hoa. Nhớ lại lúc trước, khi những đứa bạn cấp 3 của tôi rầm rập nghe Tứ Đại Thiên Vương, thì tôi, không đến nỗi không biết TĐTV là cái gì, nhưng bảo kể tên đủ 4 người thì tôi chịu. Đấy là tóm tắt kiến thức Cantopop (Cantonese popular music) của tôi vậy.

Về nhà liền online vào Google, tìm được hai video clip dưới đây, vừa nghe vừa lẩm bẩm: không ngờ thị hiếu âm nhạc mình lại có lúc xuống cấp như thế này, đã nghe nhạc Hoa, còn nghe thêm nhạc hải ngoại. Các bạn thứ lỗi cho cái định kiến cố hữu trong con người tôi, hai thứ nhạc đó từ xưa đến giờ chẳng mấy khi tôi lắng nghe. Các bạn kiên nhẫn chờ tôi vài lời giải thích. Lẽ cố nhiên, bỏ qua những định kiến ngôn ngữ, dân tộc, bất kỳ nền âm nhạc nào cũng có những điểm hay. Cantopop sản sinh ra rất nhiều ca khúc hay, đơn cử như bài này. Nhưng so với nhạc phương bắc, nhạc phương nam Trung Quốc có quá nhiều mùi… quân tử Tàu (đúng như nghĩa chúng ta hay dùng). Đã nghe nhiều nhạc bắc phương hay nên tôi có chút ác cảm với Cantopop.

Thứ đến là nhạc hải ngoại… Khi tôi còn nhỏ, ở những sân khấu trong nước, chỉ một cây organ được xem như “dàn nhạc”, thì nhạc hải ngoại với hòa âm phối khí, kỹ thuật hiện đại nghe khá ấn tượng. Nhưng cũng ngay từ lúc ấy, tôi đã nhận thấy, nhạc Việt hải ngoại như cây bị bứng khỏi gốc, ngày càng thiếu sinh khí, càng nặng về giải trí và nhẹ nghệ thuật. Những Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương… vốn cũng từ đất Việt này mà đi, nhạc của họ thời kỳ đỉnh cao nhất vẫn là lúc còn ở trong nước vậy. Hôm nay tạm bằng lòng với cái chất quân tử Tàu này một lúc vậy, suy cho cùng đó cũng là một thuộc tính của âm nhạc.

那有一天不想你