nhạc việt lời hoa

我又来到昔日海边 海风依旧吹皱海面 那样熟悉那样依恋 只有旧日人儿不见

Tôi lại tìm đến bến nước ngày xưa, gió cũng như năm nào lồng lộng thổi vào mặt. Bóng dáng cũ vẫn còn in đậm trong tôi, nhưng người xưa nay đã không còn thấy nữa…

hạc Hoa lời Việt là điều quá ư bình thường, hôm nay xin mạn phép post một vài bài nhạc Việt lời Hoa. Hiểu theo nghĩa: là nhạc Việt nhưng được đặt lời Hoa và có phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Hoa lục địa. Lục tìm trong kho Tân nhạc Việt Nam, bằng trí nhớ mù mờ của mình, tôi được biết ít nhất hai bài hát Việt đã được đặt lời Hoa, được hát và thành công lớn ở Hồng Kông và Đài Loan. Và kỳ lạ là cả hai bài đều xuất phát từ địa danh Hội An, Điện Bàn, Quảng Nam. Một bài là Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, một nữa là bài Xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hối. Bài hát được biết đến trong tiếng Hoa dưới cái tên rất chi đại khái: Việt Nam tình ca hay Nam hải tình ca. Ngay từ phần đầu tiên của lời hát, đã có thể thấy nó được dịch thoát từ lời Việt:

Nắng chiều - Lệ Thu 

越南情歌 - Việt Nam tình ca 
作曲:黎重阮 歌手:费玉清

Nghe trong tiếng Việt hay Quan thoại, bài ca đều rất hay. Nắng chiều có dáng nhạc thật đặc biệt, vì có cả giai điệu ngũ cung và thất cung hòa quyện vào nhau. Tìm kiếm bằng tiếng Hoa thật khó (ít nhất là với người không quen như tôi), tôi chỉ tìm được một bản karaoke của phiên bản tiếng Hoa này. Bản đầy đủ (do ca sĩ chuyên nghiệp trình bày) và cả ca khúc Xuân và tuổi trẻ xin khất lại đến hôm khác (Update Jan 20, 2009: bản lời Hoa trên do ca sĩ Đài Loan Phí Ngọc Thanh费玉清 trình bày. Về lời Hoa bản nhạc Xuân và tuổi trẻ, xin xem post sau).

Hội An là nơi đã từng có cuộc sống văn vật rất phong phú, vì là nơi tụ hội của cả người Việt, người Hoa, người Nhật. Mẹ tôi thường kể rằng, ngày xưa mỗi sáng ở Hội An, ở những nhà buôn bán, chủ nhà đều cầm bàn tính (gọi theo từ địa phương là bàn-xáng) gõ nhịp và hát một khúc ca cầu mua may bán đắt đầu ngày. Hai ca sĩ nổi tiếng “dòng nhạc dân tộc”: Ánh Tuyết ở trong nước và Ngọc Hạ ở hải ngoại đều xuất thân từ Hội An. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết trong hồi ký rằng cư dân Hội An là những người tiếp thu và hưởng ứng Tân nhạc nồng nhiệt nhất, suốt trên Con đường cái quan ông đã đi từ Bắc chí Nam theo gánh hát Đức Huy.

Dư âm cuộc sống tinh thần phong phú ngày trước vấn còn lưu lại đâu đó, mỗi lần tôi về Hội An, vẫn đi trong lòng phố cổ cố tìm lại những hương xưa… Nhớ lại những Tết năm nào, xác pháo đỏ và xác mai vàng nhuộm những màu-nguyên toàn thị xã, những không gian tuyệt đẹp phía Cẩm Nam, Cẩm Phô và vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Tiếc rằng rất nhiều điều đã mai một (phố cổ thì ít, phố kệch cỡm giả cổ thì nhiều) chính trong cái lòng phố nửa thôn quê, nửa thành thị ấy.

Một vài bìa nhạc Lê Trọng Nguyễn:

hồ trường

南方歌曲

丈夫生不能披肝折檻,為世扶綱常。逍遥四海,胡為乎此鄉。回頭南望邈無極兮,天雲一色徒蒼蒼。立功不成,學不就,少壯有幾辰兮,坐視百年身世驅陰陽。撫掌狂歌問斯世,茫茫天地,安得知一知己兮,試來對酌佑予觴。予觴擲向東溟水,東溟之水萬隊起狂瀾。予觴擲向西山雨,西山之雨一陣何汪洋。予觴擲向北風去,北風揚沙走石飛殊方。予觴擲向南天霧,霧中有人開口一飲蘧然醉。天地宇宙渾相忘,予不醉矣,予行予志。男兒自古事桑蓬,何必窮愁泣枌梓。

gâm thơ là một loại hình kết hợp giữa văn chương và ca nhạc, và là loại hình nghệ thuật tôi hoàn toàn không biết gì. Những điệu ngâm Sa mạc, Bồng mạc, ca trù, ngâm Kiều, Tao đàn… tôi hoàn toàn mù mịt, dù trong nhà từ nhỏ được không ít lần thưởng thức ngâm thơ. Xin post ở đây một bản ngâm thơ tôi được biết, cũng là bài ba tôi thường ngâm mỗi lúc cao hứng, ngà ngà say. Đây là một bài thơ rất có giá trị trong văn học sử Việt Nam cận đại, và câu chuyện về người tác giả (dịch giả) của nó cũng bị cố tình lãng quên, không mấy ai được biết đến!

Hồ trường - Tôn Nữ Lệ Ba 

Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường, Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương. Trời Nam nghìn dặm thẳm. Non nước một màu sương. Chí chưa thành, danh chưa đạt. Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc? Trăm năm thân thế bóng tà dương.

Vỗ gươm mà hát. Nghiêng bầu mà hỏi. Đất trời mang mang ai người tri kỷ? Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn! Rót về Tây phương, mưa Tây phương từng trận chứa chan. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá dương! Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.

Nào ai tỉnh, nào ai say? Lòng ta ta biết, chí ta ta hay. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, Hà tất cùng sầu đối cỏ cây!

Cũng lại là một người con của làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt số một Việt Nam, Nguyễn Bá Trác tham gia phong trào Đông Du, trở về nước năm 1914, ông cùng Phạm Quỳnh duy trì tờ Nam Phong tạp chí. Sau đó, ông làm Tuần phủ Quãng Ngãi, rồi Tổng đốc Thanh Hóa, Bình Định. Ông bị Việt Minh xử bắn lúc họ cướp chính quyền, ở Huế năm 1945. Tên tuổi Nguyễn Bá Trác không được “chính sử” nhắc đến, nhưng chỉ nhờ vào một bài thơ Hồ Trường, cốt cách, chí khí con người ông vẫn còn được truyền tụng và ngưỡng mộ đâu đấy, như đại diện của một lớp “những người muôn năm cũ”.

Đến nay, đã có đủ cơ sở để tầm nguyên lời thơ Hồ Trường. Có thể đọc nguyên văn phần nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Quân ở đây. Bài thơ Hồ trường – hóa ra lại là phần lời của một bài hát không tên, tạm gọi là Nam Phương ca khúc – được đăng tải trong thiên ký sự Hạn mạn du ký của tác giả Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí, phần chữ Hán (từ số 22 đến số 35, năm 1919 – 1920); sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong (từ số 38 đến số 43, năm 1920 – 1921). Nam phương ca khúc nằm ở chương 10 trong thiên ký sự này.

Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu. Rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát, ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam, họ Lưu nói: nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru? Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.

Nam phương ca khúc là một bài ca ấy không rõ tựa đề, không biết tác giả, Nguyễn Bá Trác đã chép lại toàn vẹn trong Hạn mạn du ký. Và khi Hạn mạn du ký được sang chữ Việt thì lời ca này đã được dịch rất thoát, linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác để có được một bài Hồ Trường như chúng ta được biết. (Hình bên phải: phần lời Hán văn của Nam Phương ca khúc, in trong Nam Phong tạp chí).

tầm dương giang đầu

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận,
Anh lụy đời quên bến khói sương.
Năm tháng, năm cung mờ cách biệt,
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

君不見黃河之水
天上來奔流到海不復回

勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

醉臥沙場君莫笑
古來徵戰幾人回

潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟

抽刀斷水水更流
舉杯消愁愁更愁
人生在世不稱意
明朝散髮弄扁舟

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận. Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người… (Xuân Diệu)

Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu, tiếc thay tại sao đành lỡ làng. Man mác khói hương bay dịu dàng. Như tóc mây vương dáng liễu mơ màng, cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương. Ai đó tri âm biết cùng

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận, Anh lụy đời quên bến gió sương. Năm tháng, năm cung mờ cách biệt, Bao giờ em hết nợ Tầm Dương? (Hoàng Cầm)

ề những tác phẩm Đường thi quan trọng, ai chỉ từng tham khảo những cuốn cơ bản như Đường thi nhất bách thủ (100 bài), Đường thi nhất thiên thủ (1000 bài), cũng đã thấy đó là cả một gia tài văn chương đồ sộ, ảnh hưởng của chúng đến đời sau thực không cần phải nói tới. Những ông bạn già ba tôi, những người quen của gia đình tôi, mỗi khi ngồi lại ăn nhậu với nhau, thế nào cũng có một vài câu Đường thi được đọc, ví dụ như:

Anh có thấy sông Hoàng Hà, Con sông vĩ đại nước sa lưng trời. — Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Xin vơi một chén quan hà, Dương quan chốn ấy ai là cố nhân. — Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Sa trường say ngủ ai cười, Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. — Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, Nâng chén tiêu sầu sầu không vơi. Người đời nếu chẳng được như ý, Sớm mai xõa tóc cỡi thuyền chơi.Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý, Minh triêu tản phát lộng biên châu.

Lúc nhỏ, tự học đọc và viết được Hán tự, thuộc vài ngàn bài Đường thi, Tống từ, tôi đã lấy làm tự phụ rằng còn thuộc nhiều thơ hơn cả mấy ông già bạn ba tôi. Chỉ sau này mới thấy cái vốn Hán học của mình bé như hạt cát, chỉ mới là dạng đọc mau nhớ thôi. Tuy vậy vài năm lúc tuổi nhỏ cũng đủ để nhận được cái hồn cổ văn lồng lộng, những u tình sâu kín, cũng đủ thấy cốt cách người xưa… Lớn lên, tôi dần cảm thấy thích âm nhạc hơn, mà xa rời văn chương, có lẽ vì âm nhạc dễ tiếp thu hơn, mà văn chương thì đòi hỏi quá nhiều công phu hơn.

Nguyệt cầm – Cung Tiến - Thái Thanh 
Tiếng xưa – Dương Thiệu Tước - Thu Hiền 
Tình cầm – Phạm Duy - Tuấn Ngọc 

Tuy vậy, ảnh hưởng của cổ văn, cổ thi, nó bàng bạc khắp nơi, không dễ gì thoát ra được. Ảnh hưởng lên văn học Việt Nam sâu đậm nhất, có lẽ không tác phẩm nào khác ngoài Tỳ Bà hành – Bạch Cư Dị. Không kể đến trong cổ văn (mà dấu vết của Tỳ Bà hành có thể được tìm thấy nơi nơi), ngay trong Thơ mới, dấu vết của nó cũng không ít. Câu chuyện của tác giả và người kỹ nữ đánh đàn tỳ bà tình cờ gặp lúc đêm khuya trên bến sông Tầm Dương để lại cho hậu thế biết bao nhiêu mối hoài cảm. Cả một áng thơ dài, câu nào cũng đầy tình ý:

Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng lẽ bây giờ càng hay.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

Nguyên bản Hán văn, phiên âm cũng như bản dịch thơ nổi tiếng của Phan Huy Vịnh, xin đọc ở đây. Đọc Tỳ Bà hành rồi dễ liên tưởng đến tác phẩm có phần tương tự của thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca龍城琴者歌, tuy nhiên bài này lại nặng về tính thế sự hơn là về tình cảm cá nhân, nên sự xúc động gây ra trong lòng người thiết nghĩ cũng không sâu sắc bằng:

Thành quách suy di nhân sự cải, Kỷ độ tang điền biến thương hải. Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại城郭推移人事改幾度桑田變蒼海西山基業盡消亡歌舞空留一人在. Ảnh hưởng trong văn thơ thì đã quá nhiều rồi, hôm nay tôi xin đưa một vài ví dụ nhỏ, ảnh hưởng của Tỳ Bà hành trong Tân nhạc, bằng trí nhớ lu mờ của mình, xin chép tặng các bạn một vài bài nhạc hay mang âm hưởng của bến Tầm Dương năm xưa.

thật và giả – giả và thật

ó đôi điều thật và giả về giọng hát Thái Thanh, cũng như về muôn chuyện thật giả khác trong đời. Giả và thật, thật và giả, nhiều khi khó phân biệt, nhưng đã trải qua nhiều chuyện đau buồn của cuộc sống, tôi có đôi điều muốn nói về “thật” và “giả”, chỉ qua một số nhận xét về giọng hát Thái Thanh. Giọng hát Thái Thanh, từ nhỏ được mẹ cho nghe, tôi đã thấy có điều gì “siêu nhiên” trong giọng hát này, nó quá cao vời, quá điêu luyện, một giọng hát “cưỡng lại sức hút của quả đất”, mà vẫn rõ chữ, chân phương theo đúng tiêu chuẩn đầu tiên của người làm ca sĩ. Có nhiều cách đánh giá, nhưng xin nói từ đầu, đối với tôi, chuẩn mực đầu tiên là hát tròn và rõ chữ, hát như thể là tiếng nói hàng ngày. Xin nói rõ điều này bởi đa số ca sĩ Việt đương đại đều mượn giọng, bắt chước giọng… từ chỗ phát âm đã không là chính mình thì còn nói gì đến những bước đường nghệ thuật khác.

Le beau Danube bleu 

Lời Việt: Dòng sông xanh, PD

Les flots du Danube 

Lời Việt: Sóng nước biếc, PDC

Chọn hai bài để “phô diễn” giọng hát Thái Thanh, thật tình cờ đều là hai bài valse rất nổi tiếng về dòng sông Danube, một bài do Phạm Duy, bài kia do Phạm Đình Chương đặt lời. Về nhạc, tôi thích âm giai minor buồn man mác của bài thứ hai hơn.

Lớn lên một chút, tôi được nghe nhiều hơn và đồng ý với nhận định của nhiều người đây là một giọng hát Việt đặc biệt mà trong thời gian một vài trăm năm không dễ gì có được. Ngưỡng mộ hết mực, nhưng thi thoảng tôi vẫn có chút ngờ vực, có chút băn khoăn: có điều gì khang khác sâu thẳm trong giọng hát ấy. Đến bây giờ, khi điều kiện phương tiện nghe nhìn tương đối đầy đủ hơn xưa, tôi có nhiều dịp kiểm chứng điều mình cảm nhận. Những ai thích ca hát, hay tập hát một chút (như karaoke chẳng hạn) sẽ dễ dàng nhận thấy điều này: ai cũng có nhiều loại giọng, cơ bản là có hai:

  • Chest voice (giọng ngực): là giọng mà chúng ta nói hàng ngày, như khi bạn cất tiếng hát một bài hát yêu thích, quen thuộc, thì chính là bạn đang dùng loại giọng đó. Khi bài hát có những nốt quá cao (hay quá thấp), vượt ra ngoài âm vực quen thuộc, bạn khó có thể phát âm chuẩn tại cao độ đó, hoặc là âm sắc sẽ méo mó, hoặc bạn buộc phải chuyển qua sử dụng một giọng khác.

  • Head voice (tôi gọi là giọng mũi): lúc này âm không còn phát ra tự nhiên từ ngực, bụng nữa mà chủ yếu từ cổ và mũi, nên dễ đạt cao hơn, nhưng mỏng và yếu hơn. Các ca sĩ đương đại không mấy ai sử dụng hai loại giọng trong cùng một ca khúc, đơn giản là vì hai giọng đó có âm sắc rất khác nhau, không thể để chung trong một bài hát nếu không muốn phạm một lỗi sơ đẳng. Lưu ý là đôi khi chúng ta hát lên (hay xuống) một tông (một octave), nhưng vẫn còn trong giọng cũ, chưa hẳn là đã chuyển qua giọng mới.

(Lạm bàn một chút, qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một người có thể có nhiều loại giọng hơn nữa, phụ thuộc vào kỹ thuật thẩm âm và phát âm: có loại giọng “rung đổ hột” như trong Ca trù, có loại giọng luyến láy bay nhảy như trong Chèo, có loại giọng lạc nửa vời như trong Ca Huế… Dĩ nhiên là giọng và làn điệu ngũ cung là khác nhau, nhưng có thể nói một loại ngũ cung sẽ có những giọng của riêng mình.)

Điều mỉa mai là khá nhiều ca sĩ đương đại Việt Nam pha trộn cả hai loại giọng trên (head & chest voices) trong cùng một bài hát mà không cảm thấy hổ thẹn vì khinh thường khán giả. Các ca sĩ thật sự không ai làm thế, họ chọn bài hát phù hợp với chất giọng mình, nếu bài hát trải trên một âm vực quá rộng thì hoặc là tìm người có âm vực cũng rộng như thế, hoặc là hát đôi, hát ba… hoặc thay đổi bài hát…

Những bài nhạc phổ biến thường có biên độ trong khoảng 1.5 octave, một số bài khó có biên độ hơn 2 octave thì cần những ca sĩ điêu luyện mới biểu diễn được. Ca sĩ thật sự ít dùng giọng mũi, để khán giả biết đến mình từ chất giọng bình thường tự nhiên. Thường thì một ca sĩ dựa quá nhiều vào giọng mũi quyết không thể là một ca sĩ tốt.

Nếu như nghe Dòng sông xanh do Thái Thanh biểu diễn, bạn sẽ thấy một ca sĩ hát chanson musique với chất giọng opéra, vẫn rõ chữ rõ lời, như là thứ tiếng nói tự nhiên thường nhật. Nghe nhiều bản nhạc khác nữa của Thái Thanh, cũng như một số ca sĩ khác (như Mai Hương, Kim Tước…) dần dần tôi nhận ra một điều: thực sự họ hát bằng giọng mũi!. Một số ví dụ: Thu Chiến Trường (Kim Tước), Bà mẹ Gio Linh (Mai Hương), Ngày Trở Về (Ánh Tuyết)… chúng ta có thể nhận ra các ca sĩ này hát bằng giọng mũi rất rõ.

Một số ca sĩ như Lệ Thu, Khánh Ly… thì luôn hát với giọng thật của mình, cơ bản vì họ đã chọn hát ở một âm vực khá thấp. Còn với Thái Thanh, phải là người nghe và hiểu Thái Thanh nhiều thì mới có thể đoán biết được. Trong hai bài hát dưới đây, mỗi khi giọng Thái Thanh từ chỗ hơi chua đột nhiên chuyển sang rất tình cảm là lúc Thái Thanh trở về với giọng thật của mình. Khi nhận ra được điều này, tôi thật sự ngỡ ngàng, nhưng ngỡ ngàng để rồi yêu mến hơn.

Điều thực sự đặc biệt ở đây là: âm sắc giọng mũi của Thái Thanh giống, cũng vang, dày và mạnh như giọng ngực, được như thế đã là một điều kỳ lạ, còn kỳ lạ hơn nữa là lúc chuyển giữa giọng ngực và giọng mũi, hầu như không ai nhận thấy. Tại điểm break-up (điểm gãy) đó, người hát phải thay đổi cách thức vận động bên trong con người mình, khó có ai có thể chuyển giọng tự nhiên đến vậy được. Đến bây giờ thì tôi hiểu hơn những hạn chế của người Việt và cách họ khắc phục những hạn chế đó. Và tôi cũng “ngộ” được đôi chút về lẽ thật giả của cuộc sống:

  • Có nhiều người vốn thật, lại cứ muốn giả, khi đã giả rồi không về thật được nữa, vẫn muốn người khác nghĩ mình thật. Những trò hề đó ở ngoài đời thiệt không kể xiết, có quá nhiều tấn tuồng được diễn vụng về và ngây ngô, hằng ngày trước mắt. Thật đáng buồn và đáng buồn cười lắm thay!

  • Lại có người hiểu được lẽ đời là giả, vẫn gắng đem cái thân phận giả tạo này để làm thành điều thật, và được mọi người chấp nhận là thật. Ai đó tinh tế thấy được bản chất “không thật lắm” ở họ thì vẫn đem lòng yêu mến, vì hiểu rằng chẳng gì thật hơn được cái “giả” đó. Người như thế thực là hiếm và đáng quý lắm thay!

nhất phiến băng tâm

王昌齡 – 芙蓉樓送辛漸

寒雨連江夜入吳
平明送客楚山孤
洛陽親友如相問
一片冰心在玉壺

hiều lúc trong lòng buồn bã quá, đem cổ thi ra đọc, để cái phong vị tự tại, vô ngã ấy giúp mình được ít nhiều chăng? Đã bao năm rồi không màng đến thơ cũ, không tập thư pháp, bao nhiêu việc xảy ra trong đời… Lòng lúc này chẳng khác nào một mảnh băng lạnh giá trong chiếc bình ngọc…

Phù Dung lâu tống Tân Tiệm
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Tiễn Tân Tiệm tại lầu Phù Dung
Mưa lạnh tràn sông đêm đến Ngô,
Sáng ra tiễn khách núi trơ vơ.
Lạc Dương nếu có người thân hỏi,
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.

Một chút vấn đề về âm điệu: Đường thi hình như chỉ đọc trong âm Hán Việt mới thấy hay – ít nhất là đối với người Việt. Hẳn là vì âm gốc Trường An nay chắc không còn ai biết nữa, còn lại một chút dấu tích trong âm Hán Việt? Còn âm Bắc Kinh đương đại thì thiếu quá nhiều thanh, đủ để làm Đường Thi trở nên “thất luật”. Một vấn đề nữa là nhạc điệu (ít ảnh hưởng lên Đường Thi, nhưng ảnh hưởng nặng đến Tống Từ), không biết ai hiểu biết về vấn đề thanh điệu ngày trước, những điệu: Lâm giang tiên, Niệm nô kiều, Định phong ba, Trường tương tư… để biết được Từ được sáng tác và biểu diễn như thế nào…

scim

fter decorating my Linux box with all newest GUI components, next things are for work. I found out that all Vietnamese keyboard softwares is broken on Hardy Heron: xvnkb stops kde_init and x-unikey crashes other applications all the time. Then come the wonderful thing scim. scim is a global input software designed for almost every languages. Mathematically speaking, the job is just mapping between one key-combination to a character-code. In this view, mostly any languages could be supported without any difficulties.

On every day works, I mostly use English, and Vietnamese, Chinese is just for entertainment. Please note that Chinese input is done via vi-nomtelex method, which bases on Hán-Việt (the Vietnamese phonetical transcribe of Chinese) to retrieve the correct Unicode character, thus we have a double mapping here: from raw keystrokes to Vietnamese and from Vietnamese (Hán-Việt) to the final characters. Actually, this method is designed primarily not for Chinese, but for Nôm, the ancient Vietnamese writing system.

the twelve girls band

女子十二乐坊

iếng Việt: “nữ tử thập nhị nhạc phường”, or in English simply: “the twelve girls band”. The Chinese, they have been long improving their traditional musical instruments. We can see that the sounds contain more “metal” than “wood” and “stone”, however, they’re more suitable for modern performing. It’s great to perform (both western and eastern) music in traditional instruments like this, and the compositions are really splendid too.

the vietnamese & american conscience

釋一行禅師
付法偈

一向逢春得健行
行當無念亦無諍
心燈若照其元體
妙法東西可自成

reviously in one of my post, I’d mentioned about Nẻo về của ý – a writing of Thích Nhất Hạnh. The monk has become a big figure in Buddhism community, at least as seen by Westerner. He is now considered to be one of the two most influential leaders of Buddhism, beside the famous Dalai Lama.

…I think we have the Statue of Liberty on the East Coast, but in the name of freedom, people have done a lot of damage. I think we have to build a Statue of Responsibility on the West Coast in order to counter-balance…

Originated from Từ Hiếu, the most ancient pagoda in Huế, his life has been a realization of what had been fore-told as a kind of prophecy in the hand-down poem from his own master (the last two lines on the right – which could be literally translated as: If the lamp of our mind shines light on its own nature, Then the wonderful transmission of the Dharma will be realized in both East and West. Recently, he gave this interesting talk at the (US) Congress:

trà giang thu nguyệt ca

ột kiệt tác khác trong nền văn chương cổ điển Việt Nam: Trà giang thu nguyệt caBài ca trăng mùa thu trên sông Trà. Ít người nhận ra rằng, nếu có những án thơ hùng vĩ, hào sảng nhất mà văn học cổ điển Việt Nam có thể sản sinh, thì đó phải là những tác phẩm của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát: Trăng sông Trà đêm nay vì ai mà trăng sáng? Muôn dặm quan san trắng xóa một màu! Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau!

高伯適 – 茶江秋月歌

茶江月今夜為誰清
關山萬里皓一色
何處不繫離人情
舉杯試邀月
月入杯中行
含杯欲咽更飛去
隻有人影將縱橫
停杯且復置
又見孤光生
問君何事孌孌不忍舍
我是竹林窮途之步兵
江頭此夕逢秋節
酒滿須傾為君說
沱門舊侶存真翁
勤海鳴鞭曉相別
昨夜金風下天闕
白露清霜搜侵骨
人生會遇安可常
有酒且飲茶江月
茶江月如鏡下銀流
丈夫按劍去便去
歧路無為兒女愁

Trà giang thu nguyệt ca

Trà Giang nguyệt, kim dạ vị thùy thanh?
Quan san vạn lý hạo nhất sắc
Hà xứ bất hệ ly nhân tình?
Cử bôi thí yêu nguyệt,
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi dục yết cánh phi khứ,
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí,
Hựu kiến cô quang sinh.
Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả,
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi bộ binh.
Giang đầu thử tịch phùng thu tiết,
Tửu mãn tu khuynh vị quân thuyết.
Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông,
Cần hải minh tiên hiểu tương biệt.
Tạc dạ kim phong há kim khuyết,
Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt.
Nhân sinh hội ngộ an khả thường,
Hữu tửu thả ẩm Trà Giang nguyệt!
Trà Giang nguyệt, như kính hạ ngân lưu.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu.

trệ vũ chung dạ cảm tác

ạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.