hải âu phi xứ

Vô tình nước chảy về đông,
Nghìn năm cánh mộng tang bồng còn bay…

uộc đời tôi cho đến lúc này, chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi, đó là được đi về nơi… hải âu phi xứ (tên một tiểu thuyết của Quỳnh Dao – chỉ mượn cái tên chứ chưa đọc truyện nào của Quỳnh Dao bao giờ 😀). Nơi ấy, chốn hải âu ngày đêm bay lượn trên sóng nước, cuộc sống quy về trong những cặp khái niệm “tối giản” mà bạn có thể nghĩ đến, ví dụ như: wood and water, hoặc là: boat and rice, hay trong một cách diễn đạt Việt Nam dân dã hơn: gạo trắng trăng thanh.

Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… họ đã làm được một việc là phịa ra những điều đẹp đẽ (rất có thể là không thật) và thuyết phục được người khác (trong đó có cả tôi) về những điều đó. Nhưng thực tế thì, rất ít trong số họ thật sự sống được (hay thực sự muốn sống) trong những điều họ đã vẽ nên ấy. Tôi không tài năng và cũng chẳng suy nghĩ được nhiều như họ, nhưng điều tôi nghĩ và làm sẽ luôn luôn song hành làm một. Đến một ngày, một ngày nào đó… tôi sẽ đi, đi về nơi… hải âu phi xứ 😀.

⓵⏎ Câu thơ khắc trên bia đá bên cầu qua sông đào Bạch Yến, phía Tây kinh thành Huế.

海鷗飛處

giang hồ

鳳有高梧鶴有松,偶來江外寄行蹤。。。

hiều đêm đi chơi xuồng kayak, 4, 5 tiếng đồng hồ một mình chèo trong bóng tối mênh mông, không một ánh điện, không biết đâu là bến bờ, tuyệt nhiên yên tịnh. Hoàn toàn phó theo cảm giác vì không thể nhìn thấy gì, toàn những bóng đen mờ ảo, cũng đã quá thuộc sông nước quanh đây. Quả nhiên không sai đây chính là khung cảnh lửa chài, cây bến còn vương giấc hồ từng chứng kiến bao nhiêu tiền kiếp về trước.

Rồi những đêm rằm trăng sáng rạng ngời, cảnh quang thuyền một lá đông tây lặng ngắt, một vầng trăng trong vắt lòng sông thật hứng thú vô cùng. Chốn này dường tách biệt hẳn với hồng trần thị phi, an nhiên tự tại không còn biết hôm nay là của ngày tháng năm nào nữa. Nhìn lên nghĩ bụng chị Hằng chắc là lạnh lắm, rồi tự hỏi phải chăng đây là cõi trời nguyệt minh tinh hy, ô thước nam phi thủa nào!?

Lại đôi khi gặp phải luồng cá lớn, dài trên hàng cây số, cá rượt đuổi theo song song như muốn đùa vui cùng với chiếc thuyền, hàng ngàn hàng vạn con bé nhỏ vọt lên khỏi mặt nước, réo rắt như một trận mưa rào mùa hạ. Hàng trăm con như những mũi phi tiêu lao qua mui thuyền, nhiều con rớt cả vào trong khoang. Rồi bỗng dưng bắt gặp mình ngâm nga khúc huống ta vớt củi buông câu, lứa đôi tôm cá bạn bầu hươu nai…

Cái sự khoái hoạt, phóng dật trong chốn giang hồ thật không một từ ngữ, không một bút mực nào gột tả hết cho được! Ghi lại vài dòng để còn gợi nhớ đến cảm giác, không gian này! Mở ngoặc nói cho rõ ràng rằng, từ nguyên, giang hồ – 江湖, đơn giản tức là giang – – sông và hồ – – hồ 😀, nghĩa gốc vốn như thế, chỉ nơi sông nước, nhàn cư, ẩn dật… không phải hiểu theo nghĩa phái sinh của nó.

⓵⏎ Phượng hữu cao ngô, hạc hữu tùng, Ngẫu lai giang ngoại ký hành tung…, trích bài Ngạc Châu ngụ quán Nghiêm Giản trạch – Nguyên Chẩn.

lãng mạn

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!
浪漫

ãng mạn, từ nguyên: lãng () là sóng, mạn () tức tràn đầy, nghĩa gốc của lãng mạn như thế. Không phải ngồi một chỗ, đọc vài câu thơ, hát vài ý nhạc vớ vẩn mà phần lớn trường hợp, còn không tự phân biệt được đâu là loại hay, loại dở, loại tầm tầm, loại nhảm nhí rẻ tiền… (chưa bao giờ các phẩm chất cơ bản con người lại xuống cấp mạt hạng như bây giờ). Lãng mạn tức là… sóng tràn đầy, thế thôi; đâu đó ngoài kia, có một không gian thật… lãng mạn! 😀

tuế vãn

蘇軾 – 夜歸臨皋

小舟从此逝
江海寄浮生

iết bởi thư hoạ gia Lê Quốc Việt, Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, một ngày cuối năm Quý Tỵ. Lạc khoản đề: Tuế tại Giáp Ngọ niên chi mạnh xuân nguyệt cốc nhật – Kính phụng Khải Xuyên huynh thanh thưởng – Chân Thanh Bái Thư. Bảo: giống thư pháp Tống Huy Tông e chỉ là cách hiểu nông cạn bề mặt; có điều gì rất Việt trong thư pháp này! Đôi dòng nói thay ước nguyện năm mới! 😀

the man of wisdom delights in water…

仁者樂山
智者樂水

ritten with a Bamboo stylus on iPad, using my inking mentioned earlier! A quote from Confucius’ Analects, and its partial, literal equivalence in English on this post’s title… Looks like there’s still lots of space for improvements on creating real, good — looking strokes (for Chinese round brush and other kinds of brushes). Really discontent with my Chinese handwriting ever since, it’s never been good enough for me, it’s been degrading greatly over time without practicing! My handwriting reflects my messy, chronically — undisciplined character! 😢

inking

y proudly – announced achievement for the last 6 working months, now is a registering (pending) patent in the U.S. It’s about create inking effect to handwriting on iPad (ideally with a stylus): you can apply many pen styles: ball pen, fountain pen, calligraphy pen, Chinese round brush, and different levels of ink wetness. You may have seen my handwriting in severalpreviousposts, but this is completely different, a big step forward, much more a realistic look like ink on paper. You need to see it in action to witness how interesting the “beautification effect” it is!

Different pen styles:

Different ink wetness:

Another writing example, a poem in both Vietnamese and Chinese:

And now, a real world application, my new year greeting card, hand – written on iPad, printed on paper, with my signature and personal seal on it. Old vintage things are not to be perished, they just come back in new neoclassical forms, to have “inflated”, “degraded” contemporary values reprimanded! 😀

cao sơn cảnh hành

高山景行

hai tuần thời tiết nắng nóng oi bức dễ có đến 40°C. Đêm khó ngủ, ngày vật vờ, lại thêm đủ thứ chuyện linh tinh phân tâm không cách nào tập trung làm việc được, gần mười ngày không làm được cái gì cho ra hồn! 😢. Thôi thì mượn lời cụ Khổng Tử, tự tay viết xuống mà treo lên đây, như một câu châm ngôn, trông vào đấy tập trung mà làm việc!

Này thì là Cao sơn cảnh hành, bonus thêm một tấm trên cổng chính đền Hùng, bốn chữ từ phải sang trái rất chân phương rõ ràng nhé! Núi cao ta trông, đường rộng ta đi…, ông cha xưa đã mong ước là thế mà giờ toàn thấy đường hẹp, đầy ổ gà, khúc khuỷu, quanh co là sao!? Haizza, cái này phải hỏi anh “Si giáng”, “La thăng” gì đó mới được! 😬

17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

trường ca hòn vọng phu – 3

鼓鼙聲動長城月,烽火影照甘泉雲。。。

ừa kiếm được một cái đĩa nhựa cũng khá độc, loại đĩa 45 vòng be bé mỗi mặt chỉ “lưu” được khoảng 2 bài, hai mặt đĩa vừa chứa đủ ba khúc của trường ca Hòn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, tác phẩm được nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần trên blog này. Đĩa sản xuất năm 1962, do Duy Khánh ca, Hoàng Oanh ngâm thơ, ban nhạc gồm có: Lữ Liên, Vĩnh Phan, Tô Kiều Ngân… (đàn cò, tranh, sáo…) Đặc biệt đoạn 3: Người chinh phu về là lời nguyên của tác giả (không phải là ca từ phổ biến hiện nay).

Trường ca Hòn vọng phu (Duy Khánh, Hoàng Oanh) 

Ghi âm trên đây được thu lại từ chiếc turntable bằng máy tính, có qua xử lý lọc nhiễu chút xíu. Âm thanh vẫn hết sức rõ ràng sống động, dù đôi chỗ “nhảy đĩa” không tránh khỏi do đĩa đã quá cũ. Post ở đây để lưu lại một bản thu âm khá sớm và hiếm: trường ca Hòn vọng phu do chính tác giả Lê Thương soạn hoà âm và điều khiển dàn nhạc!

⓵⏎ Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân. ~ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)

môi tím

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ost lại một bài đã đăng ở FB… một bản nhạc Nhật lời Việt từng rất phổ biến mà không cách nào tìm lại được bài gốc (trời ạ, lấy của ai, nguồn nào thì làm ơn ghi chú rõ giùm cái, chơi cái trò tam sao thất bổn này phiền quá…), chỉ biết là do Đặng Lệ Quân cover lại một ca khúc Nhật Bản (?), rồi ta tiếp tục cover lại bản F1 của Đặng Lệ Quân. Ngay cả khi viết trong một cái điệu rất Tây phương (pasodoble, really love all the pasodobles!) và qua mấy lần cover như thế này thì cái mùi Nhật vẫn chưa nhạt đi được…

Môi tím – Ngọc Lan