vay mượn

Ngôn ngữ và văn hoá TQ ảnh hưởng khắp Á Đông: Đài, Hàn, Nhật, etc… không chỉ riêng gì Việt Nam, từ cả ngàn năm trước cho đến thời hiện đại. Dưới đây là 3 ví dụ về những thời điểm khác nhau mà một từ tiếng Hoa du nhập vào tiếng Việt, ví dụ đầu tiên là chữ… “ví dụ”:

1. 比如 âm Hán – Việt: tỉ như, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là… ví dụ. Hiện tại, trong tiếng Việt, “tỉ như” và “ví dụ” dùng tương đương nhau, cả 2 thực ra chỉ là một từ, nhưng du nhập vào VN tại 2 thời điểm khác nhau, một là cả ngàn năm trước, một có thể chỉ mới vài trăm năm gần đây!

2. 如果 âm Hán – Việt: như quả, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là: rút cuộc, hiểu theo nghĩa: kết quả là, cuối cùng thì… “Như quả”, từ này trong Hán Nôm rất ít thấy ghi nhận. Rút cuộc, có thể kết luận từ “rút cuộc” du nhập vào tiếng Việt tại một thời điểm chưa quá xa.

3. âm Hán Việt: toan, toán. Từ này du nhập vào tiếng Việt chỉ vài năm gần đây, âm Bắc Kinh đọc giống như là… xoã, chính là từ “xoã” của giới trẻ hiện tại với ý nghĩa: bỏ đi, quên đi, thư giãn. Hãy copy cụm từ: 算了,回家了 vào translate.google.com xem nó đọc và dịch thế nào!

Một số người thành kiến với ngôn ngữ và văn hoá TQ, nhưng không nhận ra ảnh hưởng sâu rộng của nó khắp Á Đông, cũng chẳng khác gì ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp – La Mã với phương Tây vậy. Hình dưới: cổ động viên bóng đá Nhật Bản đeo băng-rôn đề chữ: Tất Thắng – 必勝.