con quay hồi chuyển

áo chí VN tràn ngập những kiểu thông tin như thế: con quay hồi chuyển giúp loại bỏ 90% tròng trành của thuyền. Những tay “nhà báo” chuyên la liếm các trang tin nước ngoài rồi copy lại mà không có tẹo suy nghĩ! Trước hết, đúng là thiết bị này có một số ứng dụng thực tế chứ không phải là không. Những “gyroscopic device” thế này đã được phát minh ít nhất cách đây hơn… 100 năm, nhưng tại sao đến bây giờ vẫn không phổ biến!?

Thứ nhất là khối lượng của con quay hồi chuyển phải khá lớn mới có thể cân thuyền, điều này làm giảm trọng tải hữu ích, chưa kể năng lượng hao phí để giữ cái “gyroscopic device” đó quay liên tục ở tốc độ rất cao hàng ngàn vòng / phút. Thứ hai, quan trọng hơn nhiều: giúp cho thuyền có ổn định ở vị trí bình thường cũng có nghĩa là giúp thuyền có “ổn định” ở mọi vị trí, hiểu theo nghĩa: khó nghiêng, nhưng khi nghiêng cũng rất lâu quay lại vị trí cân bằng.

Khi sóng gió nhỏ, thuyền có vẻ như bớt lắc, nhưng trong sóng to gió lớn, thuyền rất lâu quay về vị trí cân bằng, điều này tạo nên cảm giác “say sóng” cực kỳ khó chịu, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Những thí nghiệm cách đây gần 100 năm cho thấy: đúng là thuyền bớt lắc trong sóng gió nhỏ, nhưng nó cũng có xu hướng cứ giữ mãi tư thế nghiêng trong sóng to gió lớn, chính là vì con quay hồi chuyển giúp ổn định vật thể ở *trạng thái hiện tại*!

USS Henderson là con tàu đầu tiên được trang bị thiết bị ổn định con quay hồi chuyển (1917). Nhưng chính nhà sản xuất thiết bị cũng khuyến cáo chỉ dùng trong điều kiện sóng nhỏ, nếu sóng lớn thì nên “tắt” thiết bị này đi (!!??) 😅. Trãi qua hơn 100 năm phát triển, người ta thấy rằng, trên tàu biển, con quay hồi chuyển vừa nặng nề, vừa phức tạp, lại không hữu ích bằng “stabalizing fins”, các “vây, cánh” ổn định.

Có lúc, ai cũng nói, ai cũng nhắc: “con quay hồi chuyển”, xem nó như “thiết bị vạn năng”, “công nghệ toàn năng” giải quyết được mọi vấn đề. Tôi thì đơn giản nghĩ là sự lặp lại như con vẹt những khái niệm hình thức mà không thực sự hiểu nội dung, nội hàm của nó, điều đó chỉ phản ánh sự “thiểu năng trí tuệ” của người nói, nói mà không hiểu mình nói cái gì, đơn giản chỉ vì mọi người ai cũng đang “nói” về cái đó! Tập tính bầy đàn cố hữu của người Việt!

bel canto

hờ nhau hoài cố nhân ơi! Sương buồn che kín muôn đời, Hẹn nhau một kiếp xa xôi, Nhớ thương nhau hoài mà thôi…

serene – 3, part 30

aving accumulated hundreds of kilometers with this Serene – 3, mostly paddling the water around my home area, I feel very pleased with my latest kayak! It behaves better than any of my previous boats: tracking straight, nimble and agile, while maintaining a larger stability margin. However, the last 2 years in my life have seen many big changes, ups and downs, and also, I have moved my workshop to a new place, so I couldn’t have much time for kayaking and building new equipments.

Things gradually get better, my personal life and work settled again, and naturally, I’ve got more time for kayaking. First is finishing this very – long building process (almost 2 years by now). I’ve added some few more assets to Serene – 3. A new cart is built in 3 pieces, that could be assembled / disassembled quickly. I’ve used a same – sized, but lighter pair of wheels. The cart, when disassembled, could be stored inside the rear hatch so that it won’t interfere with boat motions in action.

I’ve also built a new seat from tortured plywood, a much more comfortable one, slightly wider, with a slanted back (easier to get in / out), and a soft, closed – cell – foam back rest. The job looks easy, but really, it requires practical experiences to build a comfortable seat, the one you would probably spend many continuous hours of hard – paddling on. 4th image: the near – completed seat (without the foam block), would post more photos of the finished, painted cart and seat later on soon!

sống là không chờ đợi

àng chục năm trở về trước, câu khẩu hiệu này là thứ mà tôi… ghét nhất. Rõ là những kỹ xảo ngôn từ thô thiển của đám sale – bán hàng, luôn tìm cách xúi dục người khác mua một cái gì đó: một cái điện thoại mới, một bộ quần áo mới, một gói bảo hiểm nào đó .v.v. Dĩ nhiên rất nhiều những người trẻ thiếu những nội dung, giá trị sống sẽ dể dàng bị xúi dục, kích động bởi những câu “slogan” như thế!

Hàng chục năm sau, câu này trở thành câu mà tôi… yêu thích! Sống là không chờ đợi, đừng chờ đợi phải có được cái iPhone X mới nhắn tin hỏi thăm người mình quan tâm, đừng chờ đợi phải có được chiếc xế đẹp mới đi cafe tán gẫu với bạn bè, đừng chờ đợi phải có được chiếc du thuyền sang trọng mới đi ra biển, etc… Hãy là người mà mình muốn trở thành, đừng nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện!

cold brew

rong những chuyến đi biển, thèm cafe mà không thể nấu nước sôi một cách an toàn, hãy dùng kỹ thuật “cold – brew”. Cách này mất thời gian, trộn bột cafe với nước lạnh, ngâm như thế 15 ~ 20 giờ, lọc sạch cặn, sẽ có cafe ngon không kém cafe pha nóng (và ít chua hơn)!

Tham khảo thêm chút tài liệu lịch sử, “cold – brew coffee” chính xác là đã được dùng đầu tiên từ nhiều thế kỷ trước trên các tàu buồm, lý do đơn giản là trên biển, trong điều kiện sóng to gió lớn, thuyền rung lắc, không phải lúc nào cũng tiện để nấu nước sôi!

pressurized stove

ressurized stove, tạm dịch tiếng Việt là “lò áp suất” (không phải nồi áp suất), cái tên tiếng Anh này cũng không thật chính xác. Lớn lên trong một làng chài, những dụng cụ này với tôi một thời rất quen thuộc, chính là phần bên dưới của cái đèn “măng – sông”! Thật kỳ lạ, những người ngư dân dùng nó rất nhiều nhưng không hiểu cách nó vận hành, họ chỉ biết xài mà thôi. Ngay cả những người thích dã ngoại, cắm trại, cũng rất ít thực sự hiểu “nguyên lý hoạt động” của “lò áp suất” và “đèn măng – sông”! 🙂 Giải thích ở đây luôn cho mọi người hiểu. “Lò áp suất” không đốt nhiên liệu ở dạng lỏng như lò có tim (bấc), nó đốt nhiên liệu dạng khí. Chính vì thế, công suất có thể điều chỉnh lớn, sinh ra nhiều nhiệt, và lò có tiếng hú rất đặc trưng! Muốn xăng trong bình (dạng lỏng) chuyển thành dạng khí, phải có giai đoạn mồi – primer – preheat. Đầu tiên dùng bơm nén khí vào bình, mở van, áp suất đẩy xăng tràn lên. Cho một lượng nhỏ tràn vào chén mồi – primer cup, rồi khoá van lại. Đốt phần xăng mồi này là khởi động cái lò.

Nhiệt lượng phát sinh ở giai đoạn mồi, khoảng 30 ~ 45 giây này làm xăng sôi lên bên trong chén, bốc hơi thành thể khí. Lúc này, ta từ từ mở van, hơi xăng thoát ra ngoài và bắt cháy. Nhiệt lượng phát sinh quay trở lại, tiếp tục làm bốc hơi dòng xăng liên tục được áp suất trong bình bơm lên. Chính vì đã chuyển hoá nhiên liệu từ thể lỏng sang thể khí rồi mới đốt, nên “lò áp suất” có “hiệu suất” sử dụng nhiên liệu cao hơn các loại lò khác (kinh tế hơn), đồng thời cũng thường “nóng” hơn và có “công suất” cao hơn. Về cấu tạo của cây đèn “măng – sông”: bên dưới chính là cái “lò áp suất”, bên trên dùng một loại “bấc” đặc biệt, tiếng Anh gọi là “gas mantle”. Loại “bấc” này thường làm bằng Thorium dioxide (ThO2), một loại khoáng chất có đặc tính phát ra ánh sáng khi bị nung nóng. “Mantle” thường là dạng “túi lưới” trùm lên trên ngọn lửa, chính loại “bấc” này giúp đèn “măng – sông” có độ sáng chói lọi, mượn nhiệt từ “lò áp suất” để nung nóng, chứ bản thân ngọn lửa xăng đơn thuần không thể phát ra nhiều ánh sáng đến như thế!

age of space

hiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, các chàng trai giã từ vũ khí và trở về nhà. Đa số về lại làm cao – bồi, đi chăn bò, tiếp tục cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Số khác vào làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Những tưởng cuộc sống sẽ quay trở lại nhịp điệu yên bình như trước. Nhưng không, vốn dĩ có “một vài gã Nga ngố”, rặt gốc “nông dân” từ nhiều ngàn năm nay, những người suốt ngày “gãi đầu, gãi tai”, “nhìn xa xăm và cười vô lý”. Những kẻ mộng mơ về những vì sao, mơ về khoảng không vũ trụ bao la, về cái “outer space” rộng lớn ở ngoài kia. Từ cuối TK 19, đã có một “gã ngố” Konstantin Tsiolkovsky, người xuất bản hơn 500 công trình, xây dựng nền tảng lý thuyết của tên lửa nhiều tầng (multi – stage rocket). Ý tưởng căn bản là: vật thể phải dần bỏ lại đằng sau khối lượng của chính nó thì mới thắng được lực hút của quả đất!

Nhưng phải đến chờ đến gần 100 năm sau, có thêm một “gã siêu ngố” Sergei Korolev nữa, người cuối cùng biến ý tưởng thành hiện thực. Suốt những năm tháng chết chóc của WW2 và The-great-purge, ông ta vẫn ngước lên trời, cũng mơ về khoảng không gian vô tận ngoài kia. Người ta tìm thấy trong kho tài liệu của Wernher von Braun một cuốn sách do Konstantin Tsiolkovsky là tác giả. Bên lề các trang sách, Braun ghi chi chít những chú thích, suy nghĩ. Braun là người thiết kế đồng thời cả V2 (Đức quốc xã) và cả Saturn (NASA) giúp đưa con người lên Mặt trăng. Những con người “đầy năng lượng”, “không nghỉ ngơi” ấy làm cho thế giới trở nên “không yên ổn”. Chiến tranh lạnh, các siêu cường tranh nhau vị trí dẫn đầu về KHKT, gay cấn nhất là cuộc đua hướng về các vì sao! Ngày nay, cuộc đua vẫn tiếp diễn, dưới hình thức này hay hình thức khác…

bất xả trú dạ

ơn 2500 năm trước, đứng bên dòng sông, Khổng Tử từng cảm thán rằng: 逝者如斯夫不舍昼夜Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ – Chảy hoài như thế, không ngừng nghỉ ngày đêm. Đời sau khối kẻ nhìn ông như người ngáo: đã là sông thì phải chảy chứ làm sao!? Chẳng phải đã có bộ phim truyền hình rất hay: Tất cả những dòng sông đều chảy đó sao!? 😀

Hơn 2500 năm sau, bên dòng sông này, hàng ngày cảm nhận rất rõ nhịp điệu 2 lần thuỷ triều lên và xuống. Chậm rãi vô cùng, len lén lên, chầm chậm xuống, đi và đến chẳng mấy ai hay, mà thực ra nếu bình tâm quan sát kỹ, lại thấy vội vã, hối hả vô cùng. Vạn vật chuyển dời, năm tháng đổi thay, chẳng chờ đợi ai! Thật đúng là: thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😞

moved

‘ve been building and playing boats in Nhà Bè district, HCM city for the last 5 ~ 6 years, it’s time to move to a new place. The new location is not too far away, with almost twice the floor – area, in this same water – bound region. It took some times to setup all living, working and workshop facilities, and to concentrate on working and playing again! 😀

meadowlands

The heroes go riding across the prairies,
Yes, the heroes go with the Red Army…

uch an immensely – impressive Russian song (I’m being caught by the Russian bug). Sometimes I just wonder, there must be some reasons, for every human being is Red inside… 😀 See also, an English version titled: Song of the plains performed by Paul Robeson below.