thanh điệu

ói chuyện… chính tả, lần này từ góc nhìn của một kẻ tập tễnh làm nhà ngôn ngữ học 😁. Xưa giờ, dù thi thoảng vẫn viết sai chính tả (thường là do vô ý hay do đánh máy quá nhanh), tôi vẫn chủ trương mọi người viết đúng một thứ chính tả chung! Đó là lẽ hiển nhiên, vì mình viết là cho số đông người khác đọc và xã hội phát triển thì mọi điều cần phải được chuẩn hoá! Nên sai thì thi thoảng vẫn sai, nhưng chuẩn thì vẫn cứ phải chuẩn. Thế nhưng vẫn có những suy nghĩ khác, khác với số đông thường nghĩ. Những suy nghĩ bất chợt đến khi trò chuyện với những thiếu nữ Mông ở Đồng Văn và Mèo Vạc, những người đã đi học và nói tiếng Phổ thông còn xịn hơn, còn dể nghe và hay hơn cả tôi, ít nhất là về mặt phát âm!

Hồi trước nghĩ rằng tiếng Việt có 6 thanh sắc (hoặc 5 thanh tuỳ vùng) đã là nhiều lắm rồi, nhưng đến khi lên cao nguyên Đồng Văn, nghe người Mông nói mới biết tiếng Mông ở Việt Nam có đến 7 thanh, tiếng Mông một số vùng ở Trung Quốc có đến… 8 thanh. Thật khó hình dung một ngôn ngữ lại có nhiều thanh điệu như vậy, líu lo còn hơn cả chim hót! 😁 Tiếng Hoa cổ (cổ ở đây là nói thời Đường), lấy âm địa phương Trường An làm chuẩn, theo ghi nhận của “Thiết vận”, có 6 thanh. Thiết vận (phiên thiết) là gì thì người học chữ Hán mới biết, nhưng nôm na là một phương pháp ghi âm của người xưa, xuất hiện từ thời Tuỳ, Hán, thậm chí có thể còn sớm hơn. 6 thanh của tiếng Hán cổ đó, miễn cưỡng có thể “ánh xạ” vào 6 thanh của tiếng Việt.

Tiếng Mông 8 thanh, tiếng Việt 6 thanh, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn 4 thanh… Nói điều này sẽ có người phản đối, nhưng một nền văn minh càng khép kín, càng lạc hậu thì ngôn ngữ càng có nhiều thanh sắc! 😁 Đó là vì càng hiện đại, càng có nhu cầu giao tiếp đến lượng lớn thính giả, thì ngôn ngữ càng phải bỏ bớt những “khu biệt” địa phương, vùng miền, dần dần bỏ bớt số thanh điệu. Tại thời điểm lưu truyền vào Việt Nam, Thiết vận đã ghi nhận những phát âm không còn tồn tại, vì nó là một hệ thống ký âm đã có từ trước đó rất lâu. Có nghĩa là tiếng Hoa thời Đường đã khác thời Hán rất nhiều, nhiều “ký âm” chỉ còn tồn tại trong sách vở chứ không còn trên thực tế! Điều tương tự cũng đúng cho tiếng Việt và hệ thống ký âm “Quốc ngữ”.

Hệ thống ký âm Quốc ngữ, từ khi hình thành, lấy “chuẩn” là một địa phương đâu đó ở vùng Quảng Bình, khá nhiều ký âm cổ cũng đã không còn tồn tại ngay tại gốc Quảng Bình, ví dụ như: “các” & “cát”, “ngan” và “ngang”… theo như quan sát hiện tại hầu như đã đồng nhất. Các địa phương càng cổ, càng bảo thủ (điển hình là một dải khu 4, từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Huế) thì sự “khu biệt” càng lớn. Tiếng Hoa hiện đại đã phát triển đến một mức mà rất nhiều ký âm không thể phân biệt được, không những “mam” và “man” đọc như nhau, mà “man” và “nan” cũng đọc như nhau, nghĩa là “m” và “n” đọc như nhau, dù đứng đầu hay cuối con chữ. Suy nghĩ lan man… nhận thấy rằng sự tiến hoá của tự nhiên, nó khác xa những điều người ta thường nghĩ!

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng tôi nghĩ, không nhất thiết phải chấp nhất quá triệt để vào hệ thống ký âm “Quốc ngữ”, vì nguyên thuỷ, nó đã không phải là một hệ thống ký âm phổ quát (mà thực sự thì làm gì có một thứ tiếng Việt phổ quát!?), và quan trọng nhất là xu hướng tiến hoá của ngôn ngữ thường không bảo lưu những khác biệt quá “tinh vi, nhỏ nhặt”. Viết đúng chính tả vẫn là việc cần phải làm, nhưng bên cạnh đó, sự phát triển của “chuẩn hoá”, cái suy nghĩ băn khoăn cho rằng tự nhiên là “deterministic” hay “non – deterministic”, là “tất định” hay “bất định”, vẫn luôn còn đó (tức là Einstein sẽ vẫn luôn đối nghịch với Heisenberg). Dù gì đi nữa, ngôn ngữ vẫn sẽ phát triển theo hướng âm luật dần đơn giản hoá, dần thống nhất!

mộc lan

Xa quá rồi em người mỗi ngã,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

ù chưa bao giờ hâm mộ giọng hát Mộc Lan nhưng cũng phải thừa nhận bà có một giọng ca đẹp, có thể suy đoán rằng đương thời, bà có rất nhiều người si mê, không phải chỉ vì giọng hát mà người cũng rất đẹp! Thường tôi chẳng mấy quan tâm đến đời tư người khác, dù là những chuyện nhảm nhí hay các giai thoại lung linh, chẳng mấy quan tâm những chuyện tình giữa bà với các ông Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng… (nhưng đôi khi cũng nên hiểu về hoàn cảnh, thời đại họ đã sống).

Bóng người đi - Văn Phụng - Mộc Lan 
Chiều - Dương Thiệu Tước - Mộc Lan 
Chuyển bến - Đoàn Chuẩn - Mộc Lan 
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca - Mộc Lan 
Hoài cảm - Cung Tiến - Mộc Lan 
Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng - Mộc Lan 
Phố buồn - Phạm Duy - Mộc Lan 
Tống biệt - Võ Đức Thu - Mộc Lan 

Điều tôi quan tâm là họ đã lưu lại cho đời những tác phẩm đẹp! Những câu chuyện tình, dù tưởng tượng hay có thật, dù đơn phương hay song phương, dù kết cục dở dang hay viên mãn, giữa những con người hai bên chiến tuyến, như trường hợp của Trương Tân NhânHoàng Thi Thơ, như Đoàn Chuẩn và Mộc Lan, etc… tất cả nói lên một điều: tình yêu và nghệ thuật vượt lên trên ranh giới chia cắt tạm thời của quan điểm chính trị, của những trái ngang, nhiễu nhương trong bối cảnh lịch sử nước nhà.

tiếng còi trong sương đêm

iờ mới biết tác giả của ca khúc này chính là nhạc sĩ Hoàng Việt, người trước khi đi kháng chiến, đã từng có một thời gian hoạt động âm nhạc tại Sài Gòn với bút danh Lê Trực (rút gọn từ tên thật của ông là Lê Chí Trực). Thêm một chút thông tin về ca khúc nổi tiếng nhất của ông, bài Tình ca (nghe ở đây qua giọng ca Quốc Hương), chính là lấy cảm hứng từ và đặt theo tên của tác phẩm Tình ca – Phạm Duy.

Bến nước gió rét đò thưa khách sang, lau xanh ven sông mờ run bóng trăng. Đêm nay không gian chìm trong giá băng, con đò sang ngang… Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than, thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi…

gởi người em gái miền nam

Đọc ca từ này, có thêm “chứng cứ” để nghĩ rằng người trong mộng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chính là ca sĩ Mộc Lan, người hát trên sóng radio miền Nam: Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian, em tôi mơ miền xưa qua hương lan. Trời Bắc lóa ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.

Nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh, trong khẩu vị của tôi, có phần hơi đơn giản, nhưng vẫn bàng bạc trong đó một sắc mầu đã phai của dân ca cổ Việt Nam, một chút “lục – bát” cố hữu còn vương vấn lại: đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân…

hói rất xấu của người Việt, tuỳ tiện thay đổi, diễn dịch khác đi ý tứ sáng tác của người khác, dù là vô ý hay cố tình! Một tâm sự rất đặc biệt đến như thế lại bị sửa đổi thành một lời ca chung chung, chẳng có ý vị gì! Không những chỉ diễn dịch sai ý của tác giả mà còn tách rời bài hát ra khỏi bối cảnh lịch sử của nó! Ngay ca sĩ Hồng Nhung hát bài này vẫn cắt bớt lời. Hãy đọc kỹ phần bên dưới để biết rõ ca từ gốc!

Gởi người em gái miền Nam - Hồng Nhung 

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng. Hà Nội mừng đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi. Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê. Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi. Ngàn phía đến lễ đền, chạnh lòng tôi nhớ tới người em.

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều, hoa tình yêu! Nhưng một sớm mùa thu khép giữa trời tím ngắt. Nàng đi gót hài xanh, người đi trong dạ sao đành, đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa.

Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền. Ngục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyền. Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu mà đi. Xuân năm nay, đường đêm Catinat, hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa. Dần trắng xóa mặt đường, một người em gái nhớ người thương!

Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ, cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng. Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em giữa cầu Hiền Lương. Em tôi đi, màu son lên đôi môi, khăn san bay, lả lơi trên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền, Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.

Em, tháp Rùa yêu dấu, còn đó như thơ, lớp người đổi mới khác xưa. Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều, cả tình yêu. Em, nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát, tình ta hết dở dang. Đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân.

Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn. Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng. Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về Nam. Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian, em tôi mơ, miền xưa qua hương lan. Trời Bắc lóa ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.

Một vài bìa nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh:

the red army choir – 2

istinctively characterized by fast tempos, lively rythms, beautiful melodies, and usually with very “major” moods, Russian folk songs are energetic, full – of – life, and thus very interesting. Taken the song “Farewell of Slavianka” for example, there’re various different verses made for one same tune: the Tsarist version, the Soviet versions, the “Putin era” versions… That speaks up one thing: while wordings could be changed across different periods of history, the tune stays the same, which helps forming up the “national identity” that’s passed down for many generations.

hạc Nga thường rất khác biệt: tốc độ nhanh, tiết tấu sôi động và giai điệu đẹp, thường đi kèm với cái mood – tâm trạng rất “trưởng”, do đó tạo nên một loại âm nhạc đầy năng lượng, đầy sức sống. Lấy bài “Từ biệt em gái Sla – vơ” làm ví dụ, có vô số lời hát khác nhau: phiên bản thời Sa – hoàng, các phiên bản thời Sô – viết, các phiên bản “thời Putin”… nhưng chỉ có một giai điệu. Nó nói lên một điều: dù từ ngữ có thể khác nhau qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng âm nhạc thì vẫn thế, đó chính là cái “bản sắc dân tộc” truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Katyusha

Kalinka

Smuglianka

Those were the days

Moscow nights

The sacred war

Victory day

Russian anthem

the red army choir – 1

ussian music has a fair share in my “favourite collections”, both “Soviétique” and “non – Soviétique” types. At first glance, one may say: Oh, communism really knows how to motivate people! In a deeper look, one may see a continuous folklore tradition which traces back centuries into history, into the age – old Slavic and Asiatic origins, very long before Pyotr Ilyich Tchaikovsky was trying to figure out and build up the so – called: “Russian identity” in music.

hạc Nga chiếm một phần khá lớn trong số những nhạc phẩm yêu thích của tôi, dù là nhạc Sô – viết hay không. Mới nghe qua, người ta thường bảo: Oh, CS thật biết cách động viên quần chúng! Nhìn sâu xa hơn, có thể thấy một truyền thống dân ca có cội nguồn sâu xa nhiều thế kỷ, có gốc gác Sla – vơ và Á – châu cổ xưa, rất lâu từ trước khi Pyotr Ilyich Tchaikovsky từng trăn trở về việc tìm kiếm, xây dựng nên cái gọi là “bản sắc Nga” trong âm nhạc.

Let’s go!

Cossack rides over the Dunai

When we were at war

You tricked me

Farewell of Slavianka

Stand up for faith Russia!

We are the army of the people

USSR anthem

joan baez

How the winds are laughing?
They laugh with all their might!

ột chiều trên đường đi chèo thuyền, đã khá lâu không chèo tuyến đường dài 20 km này, cảm thấy hơi mỏi mệt nên lục tìm trong ký ức một bài ca vui tươi để hát lên… cho đời bớt khổ! 😀 — Il était une fois, un petit garçon, qui vivait dans une grande maison — Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé nhỏ, sống trong căn nhà lớn, bài hát Donna, donna phiên bản tiếng Pháp này, xưa với tôi là cách học ngoại ngữ, không gì tốt hơn những ca khúc đơn giản, dể thuộc, dể hát như thế này!

Nhanh chóng, cái tâm trí “đa ngôn ngữ” của tôi chuyển qua phiên bản tiếng Anh. Ngày đó, khi chúng ta còn đơn giản và ngây thơ, thấy nhạc hay là cứ hát thôi, chẳng suy nghĩ sâu xa gì. Giờ lớn rồi, cái nhìn của chúng ta giống như “kính chiếu yêu”, lập tức nhận ra có gì đó sâu xa hơn bên dưới cái tưởng chừng là một khúc dân ca Do Thái đơn giản này. — On a wagon bound for market, there’s a calf with a mournful eye. High above him there’s a swallow, winging swiftly through the sky.

Trong chuyến xe lăn về hướng chợ, Có chú bò ánh mắt thê lương. Trên đầu soải một cánh chim, Liệng bay thỏa thích khắp miền trời cao.

Trên một toa xe đi ra chợ, có chú bò với ánh mắt đẫm lệ (vì sắp bị bán đi giết thịt), chú nhìn lên trời cao, con chim én nhỏ bay lượn khắp tầng không. Câu chuyện bắt đầu như thế, rồi tiếp diễn: — Đừng than phiền nữa, người nông dân bảo, ai biểu mày sinh ra là con bò làm chi!? Tại sao không làm chim én, tung cánh bay trên trời cao, thật tự hào và tự do!? — Stop complaining, said the farmer, who told you a calf to be? Why don’t you have wings to fly with, Like the swallow so proud and free!?

Đừng than nữa – người nông phu nói, Kiếp con bò mà khóc cái chi? Sao không có cánh bay đi, Như con chim én kiêu kỳ tự do!?

Thật yêu quá cô Joan Baez này, giọng hát đến tuyệt vời, nhất là năm 1972, liên tục 12 ngày đêm Mỹ ném bom miền Bắc, cô đã đến khách sạn Hanoi Hilton (a.k.a: nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội) để hát cho các phi công Mỹ bị giam ở đó nghe: — Bò rất dể bị lùa đi và giết thịt, chẳng cần phải có lý do gì! Và ai đã từng mơ ước theo đuổi tự do, như con chim én tung trời mà bay!? — Calves are easily bound and slaughtered, never knowing the reason why! But who ever treasures freedom, like a swallow has learned to fly!

Kiếp con bò trói gô xả thịt, Có bao giờ hiểu lẽ gì đâu. Muốn tự do phải làm sao, Học con chim én bay cao trên trời.

Đến lúc này, có thể thấy ca khúc không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Bài ca kết thúc với một chút gợi ý về sự tự do của tâm hồn con người, mặc cho hoàn cảnh, mặc cho bao nhiêu nghịch lý, khó khăn, ràng buộc: — Oh, và gió đang thổi, đang thổi thế nào thế!? Gió đang thổi lồng lộng với tất cả sức mạnh của nó, gió thổi suốt cả ngày và đêm mùa hạ — How the winds are laughing, they laugh with all their might. Laugh and laugh the whole day through, and half the summer’s night.

Gió lồng lộng gió cười khúc khích, Tiếng gió cười thỏa thích tâm can. Cười hoài tiếng gió vọng vang, Vi vu lũ gió cười khan đêm ngày.

cộng thiền quyên

ại là thơ… đề trước bục phát biểu, lần này “đồng chí Mã Vân” trích dẫn hai câu, câu đầu là Đường thi – Vương Bột, câu sau là Tống từ – Tô Đông Pha: Thiên nhai nhược bỉ lân, Thiên lý cộng thiền quyên, 天涯若比鄰,千里共嬋娟. Tiếng Việt và tiếng Anh không dịch nổi kiểu văn chương này!

Đại ý ông ấy muốn rửa tay gác kiếm, có thời gian qua lại với bạn bè trong ngoài nước, ngao du sơn thuỷ hàng ngàn dặm cùng với người đẹp, không biết là muốn ám chỉ đến “người đẹp” – “thiền quyên” nào!? Haizaa, tại sao mình cũng hay đọc thơ mà số phận lại khác nhau đến vậy!? 😬😬

ông phổng sành

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng!
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh! Cẩm Xuyên là quê hương của ông Hà Huy Tập, nguyên Tổng bí thư thứ 3 của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

trấn hải đài

Trước dinh quan Tướng không quân sĩ,
Trong điện bà Giàng có lửa hương.
Gượng gạo bước lên đài Trấn Hải,
Bâng khuâng ngó lại bãi sa trường!

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2016, gần cửa Thuận An, Trấn Hải đài. Nơi đây, năm 1883, khi Pháp tấn công vào cửa Thuận An, hơn 2000 ngàn quân của triều Nguyễn đã chết để bảo vệ pháo đài này!