đường em đi

Đường em có đi, hằng đêm bước qua,
nở những đoá thơ, ôi dị kỳ…

ột tác phẩm nữa của nhạc sĩ Phạm Duy – Đường em đi mà tôi ngờ rằng là được phát triển bằng cùng một “thủ pháp” với các bản Còn gì nữa đâu, Đừng xa nhau. Cả ba bản nhạc như là những “bài tập” đặc sắc sau thời gian học nhạc lý ở Pháp, Phạm Duy học chung lớp với Trần Văn Khê, nhưng chỉ hơn năm thì bỏ học về nước, như lời ông nói: để sáng tác theo kịp với hơi thở của cuộc sống, của thời cuộc. Còn anh học trò chăm chỉ Trần Văn Khê về sau trở thành giáo sư nghiên cứu âm nhạc.

Đường em đi - Trần Thái Hòa 
Đường em đi - Piano arrangement - Harold Mann 

Những bản nhạc tình chung chung, mông lung thế này chỉ là phương tiện để tác giả gởi gắm cảm xúc từ ý nhạc, những cảm xúc không tên (hãy nghe thêm phần piano arrangement rất hay), nên cũng chẳng quan trọng lắm về ca từ, Đường em đi hay Đường em chẳng đi, Còn gì nữa đâu hay Không còn gì nữa đâu… 😀 Hình bên: ảnh ông cụ những tháng ngày gần đây, trông vẫn rất tinh anh ở cái tuổi ngoài 90, vẫn còn xuất hiện và diễn thuyết về âm nhạc, tuy rằng ít hơn trước.

còn gì nữa đâu

Còn gì nữa đâu, tình chôn đã lâu!
Còn gì nữa đâu, mà phải khóc nhau?

ột thu âm rất mộc và đầy chất fantasy của ca sĩ Kim Tước, Còn gì nữa đâu – Phạm Duy. Lần đầu nghe bản này, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy một ca sĩ nổi tiếng bài bản, trường lớp như Kim Tước lại có thể “fantasy” đến vậy, một thu âm tuyệt vời!

Còn gì nữa đâu - Kim Tước 
Còn gì nữa đâu - Quỳnh Giao 
Còn gì nữa đâu - Piano arrangement – Võ Tá Hân 

Phải nghe version này và phần chuyển soạn cho piano của nhạc sĩ Võ Tá Hân thì mới nhìn rõ cái “dụng ý” và “dáng nhạc” của tác giả, những giọng ca khác dù rất nổi tiếng và tài năng như Khánh Ly, Lệ Thu cũng chỉ có thể… phá hỏng bài này.

gia tài của mẹ

hững năm gần đây, có thể thấy có rất nhiều nỗ lực, hoạt động nhằm cứu vãn lại một phần nào những gia tài cũ – gia tài của mẹ : nhạc Phạm Duy, làm một số album cho ca sĩ Họa Mi (riêng về ca sĩ Họa Mi, người mà đáng lẽ ra đã có thể trở thành một tài năng lớn, tôi sẽ đề cập đến trong một post khác)… Và gần đây nhất là sự trở về của ca sĩ Ý Lan tại Nhà hát Lớn Hà Nội, một buổi trình diễn được lăng – xê với rất nhiều ngôn từ rào trước đón sau chủ yếu mang tính hình thức, ngoại giao, biểu tượng.

Tóc gió thôi bay – Trần Tiến - Ý Lan 

Dĩ nhiên là ở cái xứ này, sẽ chẳng bao giờ có một sự thừa nhận chính thức (hay không thừa nhận chính thức), như trường hợp Phạm Duy, có lẽ vì ông đã nói, đã viết quá nhiều, nhưng riêng với Thái Thanh và con gái bà là Ý Lan, mọi việc đã được dàn xếp êm thấm hơn, như chính Ý Lan đã phát biểu: tôi trở về đây là để hát thay cho cha mẹ!

portrait

t is me, turning exactly 32 years old, graphite on paper, drawn by a senior student of École des beaux arts de Gia Định. Nice painting, I really love it, although the character in the drawing was not in the best mood for a portrait! Just something for me to remember… “the stains of time”.

I’m sorry having to blank out the artist signature, she is a brave one, having chosen the difficult way of becoming an artist, and even among the very small minority who has chosen Vietnamese lacquer painting for her path!

See a large version here.

em lễ chùa này

Tàn mùa đông, vào chùa bỡ ngỡ,
Tiễn đưa em trong áo quan này…

ừng đại lễ Phật đản, mừng Đạo pháp và Dân tộc 😬 mời các bạn nghe ca khúc: Em lễ chùa này qua giọng ca Thái Thanh. Bài hát phổ thơ Phạm Thiên Thư xuất bản lần đầu trong tập nhạc Phạm Duy: Con đường tình chúng ta đi. Bài thơ kể lại chuyện tình có thật giữa một chú tiểu và một cô bé Phật tử thường lên lễ chùa vào các mùa trong năm, cả hai cùng vào độ tuổi 16 trăng rằm:

Đầu mùa xuân cùng em đi lễ, lễ chùa này vườn nắng tung bay… mùa hạ qua cùng em đi lễ, trái mơ ngon đồi gió mơn man… Về sau cô bé chết trong chiến tranh loạn lạc và được chôn trong chính ngôi chùa đó: tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ, tiễn đưa em trong áo quan này…

Em lễ chùa này – Thái Thanh 

Về nhà sư hoàn tục Thích Tuệ Không – Phạm Thiên Thư (có phải là ông xuất gia tại chính ngôi chùa cô bé thường đi lễ!?), ông thật sự là ảo thuật gia của thể lục bát, một nhà “tu hành” kiêm người viết thơ tình thượng hạng, tác giả những bài thơ khác đã được Phạm Duy phổ nhạc: Ngày xưa Hoàng thị, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, 10 bài Đạo ca… như chính ông đã thừa nhận: Hạc rằng: thưa bác Thiên Thư, Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ! 😀

dân ca mới

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh,
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù, u hù,
Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

ồi ký Phạm Duy có nhắc đến việc xây dựng những sáng tác âm nhạc mới dựa trên dân ca, chính thức thì trong những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia TQ tại chiến khu Việt Bắc (các nhạc sĩ “Bát Nhất” đã rất thành công trong thể loại này), ý tưởng đó đã được nêu ra, và khái niệm “dân ca mới” được đặt tên.

Gánh lúa – Thái Thanh 
Nương chiều – Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh – Mai Hương 

Dĩ nhiên, các nhạc sĩ Tân nhạc đã sáng tác nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca lâu từ trước, nhưng biến nó thành một trào lưu, một phương pháp thì buồn thay không có mấy người thành công: Phạm Duy, Nguyễn Xuân Khoát… nằm trong số ít những tác giả tạo ra được nhiều tác phẩm thành danh còn lại đến ngày hôm nay. Hồi ký Phạm Duy cũng nêu rõ:

  • Dùng chuyển hệ ngũ cung (metabole) để không giới hạn giai điệu trong một làn điệu dân ca duy nhất.

  • Ca từ chủ đạo vẫn là lục bát, nhưng linh động, thêm thắt để phù hợp nhạc điệu.

Nếu những nguyên tắc sáng tác (bên đây) chỉ đơn giản có vậy, tại sao chỉ có một số ít người làm được? Nó gợi cho tôi nhớ đến những lĩnh vực khác, như IT, nơi có quá nhiều suy nghĩ hình thức và có rất rất ít người được việc! Lý do tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu. Tôi cá có nhiều người sẵn sàng tỏ ra “hiểu”, “biết” Phạm Duy mà chưa nghe lấy được một chục ca khúc của ông, mà giả sử có nghe đi nữa thì cũng chắc gì đã hiểu? 😬

Đến hôm nay, những ca khúc dạng này được thế giới biết đến như là “Vietnamese folksongs” (như một ví dụ ở đây), kỳ thực chúng là những “dân ca mới”, nghe có vẻ cũ mà không phải cũ, nghe có vẻ là dân ca mà lại không phải dân ca… Chàng về, chàng về nay đã cụt tay, Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù, u hù, Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

Rất nhiều những “dân ca mới” của Phạm Duy ghi lại một giai đoạn lịch sử đầy bi thương và hào hùng, những ca khúc đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Người lính bên tê, Đường ra biên ải, Mười hai lời ru, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Tiếng hát trên sông Lô, Nương chiều, Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Gánh lúa

dưới giàn hoa cũ

ại tiếp tục về giọng ca Thái Thanh. Phải nói thật cái gu “chất giọng” của tôi khá là hẹp… giọng nữ thì phải như Thái Thanh, Hà Thanh, giọng nam thì phải như Anh Ngọc, Tuấn Ngọc (tức là nam phải ra nam, nữ phải ra nữ, không có chỗ cho các loại Đàm, Đan, Lam… của thời bây giờ 😬).

Về mái nhà xưa – Thái Thanh 
Dưới giàn hoa cũ – Thái Thanh 

(Hình trên: bộ ba danh ca, từ phải sang: Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly). Tiếng hát Thái Thanh thường đi liền với nhạc Phạm Duy, nhưng bà cũng hát khá nhiều các tác phẩm của những nhạc sĩ khác. Từ khi nghe giọng ca Thái Thanh đến bây giờ, thú thật chưa thấy bài nào mà bà hát không hay (đó cũng có thể chỉ là “natural bias”).

Hai ca khúc nhẹ nhàng: Về mái nhà xưaNguyễn Văn ĐôngDưới giàn hoa cũ – Tuấn Khanh. Khi xưa, riêng thích hai bài này còn vì những lời ca phảng phất một phong vị rất chi Tự lực văn đoàn: về đây mây nước đêm thâu lạnh lùng, vườn dâu thưa lá ngại nỗi tương phùng…, hỏi tôi những chiều buồn mây tím xây thành, có thương hoa thắm mong chờ không anh…

nước mắt rơi

Một bìa album Phạm Duy, có thể thấy nguyên một bức tranh của Marc Chagall

hạc tình Phạm Duy ít khi chung chung, mông lung, càng không bao giờ trừu tượng như nhạc Trịnh. Nhưng mỗi khi tác giả chuyển sang một cái mood có vẻ hoang vắng, xa vời… ta biết là ông đang đi tới những khúc quanh trên con đường sáng tác của mình: Cành hoa trắng, Thu ca điệu ru đơn, Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng

Nước mắt rơi – Thái Thanh 

Những lúc ấy, “nhạc tình” của ông không còn là về một mối tình cụ thể nào nữa, có chăng chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ một tâm trạng mênh mang khi đứng giữa những “ngã ba đường”. Như khi nghe Cành hoa trắng, ta có thể hiểu đó là tâm trạng (và lý do?) lúc ông từ bỏ chiến khu để “dinh tê về thành”.

“Thiên đường”, “trần gian”, “tiên nữ”, “cành hoa trắng”… cũng dể biết nó ẩn dụ cho những điều gì). Bài Nước mắt rơi này sáng tác ở Sài gòn năm 1961, nó có vẻ nói về tình yêu, mà thực chẳng có liên quan gì tới yêu đương, nó như một đoạn chuyển, dường báo hiệu thực tế xã hội giai đoạn tiếp theo đó, một thực tế mà tác giả đã phản ứng bằng cách soạn Tục ca và Vỉa hè ca 😬

chẵn và lẻ – chẳng lẽ

Chuyện nó cũng tương tự như với Bám theo lề trái, lề phải là việc của con cừu của giáo sư Ngô Bảo Châu. Người ta cố tình muốn ghép ông vào một bên nào đó, nhưng ông không chọn bên nào cả, cả hai bên đều giống nhau, cùng một kiểu tư duy logic nhị phân cũ rích: không “địch” tức là “ta”, không phải “nhân dân” tức “phản cách mạng”, không tốt tức là xấu, không ngay tức là cong, blahblah… một kiểu trá hình cho cái thật sự là: không giống như tôi (nghĩ) tức là tầm bậy…

Cách suy nghĩ nông dân thiển cận và bần tiện như vậy và những hậu quả trực tiếp của nó tưởng như dễ dàng nhìn thấy, song có rất nhiều người “ngây ngô không hiểu” hoặc không muốn hiểu.

A metaphor for VN software engineering’s status quo, IMHO 😬

Below: Liliputian egg and the metaphor for endianness.

ột ví dụ kinh điển trong làng Tân nhạc để minh họa cho cái tư duy hình thức sơ đẳng và thô thiển phổ biến với người Việt. Cách đây đã lâu, một nhạc sĩ rất có tiếng và có tài sau một thời gian du học ở Liên Xô về đã nói: Văn Cao viết nhạc lẻ nhiều quá!. Thế là bắt đầu một trào lưu âm ỉ và kéo dài nhiều thập kỷ với tư tưởng chủ đạo: phê phán các nhạc sĩ “tiền chiến” sáng tác thiếu chuyên nghiệp, thiếu bài bản, tác phẩm viết ra sao toàn lẻ nhịp. Một thực tế đúng là đến 90% các sáng tác âm nhạc “tiền chiến” là lẻ nhịp.

Và có lẽ cũng đến 90% các tác giả “tiền chiến” là sáng tác ngẫu hứng, tài tử mà nên, chứ ít người thật sự có được huấn luyện trường lớp bài bản (nếu nói về bằng cấp, trường lớp thì e rằng không nước nào bằng Việt nam như hiện tại). Và cũng đúng theo nhạc lý cổ điển (Tây phương) thì nhạc viết ra nên theo luật cân phương, không nên lẻ: để hát nghêu ngao một mình thì không sao, chứ đưa vào ban nhạc, hòa âm, trình diễn lớn sẽ rất khó khăn. “Cái sự lẻ” ở các tác phẩm “tiền chiến” thể hiện những điểm sau:

  • Tác giả đa số là sáng tác ngẫu hứng, ít người có cơ hội tiếp xúc đầy đủ với trường lớp theo kiểu Tây phương.

  • Tuy không bài bản theo kiểu Tây phương nhưng đa số đều mang ảnh hưởng không ít thì nhiều của nền cổ nhạc VN.

  • Sự lẻ nhịp thể hiện tính chất bất ổn của thời đại, một giai đoạn có thể nói là biến động nhất trong lịch sử VN.

Bẵng đi một thời gian, tiếp xúc với âm nhạc thế giới bổng phát hiện ra rằng: âm nhạc Tây phương đương đại cũng lẻ nhịp rất nhiều, rồi quay lại nghiên cứu cổ nhạc VN thì phát hiện ra nó cũng lẻ không kém. Thế là chính những kẻ ngày xưa phê phán người khác “lẻ nhịp” giờ quay sang hô hào: Ah, tui cũng lẻ nhịp, tui đi kịp với thời đại. Đến đây thì mọi người sẽ hiểu ra cái thói tranh luận, cái cách suy nghĩ hình thức VN là như thế nào. Nói chuyện nhạc có vẻ trừu tượng xa vời, quay sang những chuyện cuộc sống hàng ngày, đâu đâu cũng thấy nhan nhản những kiểu tư duy “hình thức” như thế.

Ngay như trong ngành IT mà tôi làm việc, cả ở những dự án lớn nhất, những công ty to nhất, mọi người cũng dành đến 90% thời gian để tranh luận những thứ vô bổ: C hay C++, C++ hay Java, Java hay .Net, nào là Design Pattern hay không, nào là Waterfall model hay Iteration model, nào là Design trước hay Code trước, v.v. Những tranh luận chỉ có thể gặp trong Gulliver du ký: một quốc gia chia thành hai phe uýnh nhau vì một phe ăn trứng từ phía đầu to, phe kia ăn trứng từ phía đầu nhỏ!

Những ai hiểu vấn đề ngay từ đầu chỉ có thể cười mỉm mà thôi, và họ đã đi tới những đâu rồi, code thì vẫn tràn lan những lỗi sơ đẳng kiểu như: mảng (array) bắt đầu từ 0 hay 1 (cũng lại chẵn hay lẻ, có thể các bạn không tin nhưng những lỗi như vậy không ít). Đó là chưa kể một số người không muốn làm việc, ngồi một chỗ bàn chuyện chẵn lẻ, dậm chân cho bụi bay mù rồi tưởng tượng là mình đang chạy! Nói chuyện kỹ thuật sợ mọi người bảo là nó chuyên biệt quá, vấn đề tự lặp lại chính nó trong tất cả những chuyện khác: nhân sự, quản lý, sale… đâu cũng thấy kiểu tư duy như thế.

Có lẻ là do sức lực chỉ vừa đủ dành cho việc nắm bắt một số kỹ năng ngôn ngữ, nên sau khi có được một số danh từ, khái niệm cơ bản… thì họ mắc luôn vào trong đó, không tự vượt lên được. Nó cũng phản ánh một điều, người Việt chúng ta rất háo suy nghĩ hình thức, rất háo những chuyện: tôi là như thế này, người khác là như thế kia, ít người có suy nghĩ độc lập (“độc lập” chứ chưa nói “sáng tạo”), hoàn toàn cảm tính và “bầy đàn”, ít người muốn làm việc, ít người thật sự muốn theo đuổi kiến thức!

làm sao có em

i đã từng đi qua tuổi ngây thơ mà không say mê bài hát này, là nhạc phim The Godfather, nhưng giờ tôi mới biết tới một “diễn dịch” lời Việt khác của Phạm Duy, mà giả sử như bây giờ có một bài hát với lời như thế, không biết Bộ VHTT có duyệt cho lưu hành không:

Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm. Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền… Làm sao có em để cháy giường loan soi lửa lên tường. Một đôi rắn hoang vội cuốn vào nhau không rời bàng hoàng…

Speak softly love – Andy Williams 
Làm sao có em – Ngọc Hương 

Điều tôi thích ở âm nhạc (cũng như ở con người Phạm Duy) là… nó không phải ràng buộc vào một khuôn khổ nào cả. Một con người phong phú, đa dạng đến thế hẳn nhiên không nằm trong cách đánh giá của những kẻ tầm thường, những người không tự vượt qua được suy nghĩ hình thức sơ đẳng, nhảm nhí, những kẻ chỉ biết dùng thông tin một chiều để chứng minh những nhận định tầm phào.

Nhạc của ông có thể hàn lâm, có thể dân dã, có thể cao siêu, có thể dung tục… Nó cover một khoảng rất rộng đủ mọi nội dung, thể loại, nguồn gốc… Âm nhạc Phạm Duy không hẳn là dễ, nhưng với “popular music” – nhạc phổ thông, thái độ của ông rất là thoải mái, ai hát nhạc ông cũng được, giọng Kim tốt, mà giọng Mộc, Thủy, Hỏa… cũng tốt ça va tout!. Ông đặt rất nhiều lời cho các ca khúc phổ thông, kể cả bài Happy Birthday lúc ở Mỹ như sau: 😬

– Mừng cả vạn người di cư, cuộc đời tiền vào có dư. Ðể rồi có con, dân bầu, làm tổng thống Mỹ mai sau (biết đâu).

– Wish all the refugees, our life will be easy. And wish some child will be, the President of this country.