đôi bờ – quang dũng

ghe bài này, tuy cũng là tác phẩm của chính phái danh gia Cung Tiến mà sao cứ phảng phất âm hưởng của Đôi mắt người Sơn Tây – Phạm Đình Chương!? Đoán chắc hẳn là cái bóng của đại tác phẩm quá lớn, khó mà vượt lên nổi được! Chỉ một bài thơ này (cùng với Đôi mắt người Sơn Tây) đã để lại không biết bao nhiêu là dấu vết trong các tác phẩm nhạc về sau!

Đôi bờ – Camille Huyền 

Cũng giống ý như Đôi bờ – nhạc Nga: hai bờ sông song song, tuy luôn đi bên nhau mà không bao giờ gần nhau được! Những nhạc phẩm thời gian đầu của Cung Tiến: Hương xưa, Hoài cảm, Thu vàng, Mắt biếc… thì đã quá nổi tiếng rồi, thích nghe những tác phẩm sau này của ông: Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Khói hồ bay, Vết chim bay… có nhiều nét nhạc tuy thất cung, Tây phương nhưng ý nhạc lắt léo, vi tế, mơ hồ, mới lạ!

apps

hẳng bao giờ muốn nói về software engineering, vì với tôi, đó là việc làm hàng ngày, đã làm hàng ngày thì có gì nhiều để mà nói!? Để ý thấy thường ai đó nói thật nhiều về điều gì (tiền bạc, tình yêu, trí thức, đạo đức…) thì tức là người ta thiếu cái đó! Tôi thì chỉ muốn nói nhiều về nhạc, vì âm nhạc với tôi là chưa bao giờ đủ! Tuy vậy hôm nay ngứa miệng nói về software engineering chút, gần đây đọc được một bài viết khá hay, trình bày lại ý chính ở đây: phát triển ứng dụng giống như là một nhà làm phim độc lập.

Phát triển app giống như làm phim: cả hai loại người này, coder và film – maker, đều có cá tính độc lập và xu hướng muốn sáng tạo, tạo nên một sản phẩm gì đó và “quăng ra” cho công chúng, mà đôi khi họ cũng không để ý đến việc quảng cáo, promotion cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên khác với phim: kịch bản đã được viết sẵn từ đầu, việc làm app đòi hỏi coder đóng cùng một lúc hai vai: diễn viên và đạo diễn, với phần lớn khả năng là không thể biết trước được kịch bản sẽ như thế nào, sản phẩm của mình sẽ đi về đâu.

Đội một chiếc mũ khác lên đầu, ta sẽ nhận thấy apps ngày càng giống các sản phẩm bán lẻ. Nhiều coder có xu hướng “tự kỷ” cho rằng công việc mình làm là một cái gì đó “công nghệ cao” hay “to lớn”, đó là cái ảo tưởng hình thành không biết từ đâu: giáo dục, truyền thông, môi trường làm việc? Thực ra apps đã trở nên rất giống các sản phẩm bán lẻ (sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng…), có hằng hà sa số các sản phẩm tương tự cạnh tranh với bạn, thị trường nhiều khi đến mức bão hoà, thế nên các chiến thuật marketing là một yếu tố quan trọng.

Điều này đồng nghĩa với việc coder phải chuẩn bị tinh thần để customize sản phẩm của mình theo nhu cầu của khách hàng, bỏ nhiều công sức, thời gian để cải tiến, đánh bóng các chức năng của phần mềm, đừng vội vàng tung ra một sản phẩm chưa tốt, dù vẫn biết rằng time – to – market là một sức ép hết sức lớn. Có một “thành ngữ” nói rằng: khách hàng không thông minh như ta nghĩ, và họ cũng không ngu như ta nghĩ. Điều này hoàn toàn đúng để nhận xét về chất lượng, tính cạnh tranh của các phần mềm.

Gần chỗ tôi ở có một công viên xinh xinh, cuối tuần nào ra đi dạo cũng thấy người ta mượn không gian để làm phim (đa phần là các loại phim truyền hình rẻ tiền dạng 20 triệu đồng / tập). Dừng lại và chú ý xem diễn xuất, kịch bản thì nhận ra đó toàn là những loại: con chó của tôi bỏ tôi ra đi, còn vợ tôi thì bị xe tải cán chết!, hay tệ hơn nữa là những loại: chống chỉ định với trẻ em mang thai và đàn bà dưới 16 tuổi! (đảo ngược 2 vế lại một chút 😬). Các bạn tôi ơi, khả năng kiên trì và sáng tạo của các bạn còn tốt hơn của các loại lau nhau kia nhiều… hãy vững bước trên con đường của riêng mình!

kiếp nào có yêu nhau!?

Hẳn người thôi đã quên ta? Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng? Nhắn cho ta:
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!
Kiếp nào có yêu nhau!?

ần nghe đầu tiên: cảm giác như bị “sốc thuốc”, ngợp vì cảm xúc truyền tải qua bài hát, và hiểu ra rằng vẫn có cách để diễn đạt những tình cảm đau khổ đến mức thiêng liêng như thế. Lần nghe thứ hai: tự mỉm cười, thì ra so với bản thân, những “tình cảm học trò” của cá nhân mình cũng không là cái đinh gì, thôi thì tự biết bằng lòng làm một kẻ thô lậu tầm thường để ngưỡng mộ những cảnh giới cao hơn của cảm xúc con người và của âm nhạc.

Kiếp nào có yêu nhau - Thái Thanh 
Kiếp nào có yêu nhau - Bích Liên 
Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 

Lần nghe thứ ba: nhíu mày, sống mà đau khổ thế này không bằng chết, tình yêu mà vô vọng thế này, chi bằng đừng yêu là hơn, tắt nhạc, không muốn nghe nữa… Rồi lần nghe thứ n, n + 1… Những bạn trẻ nếu có nghe nhạc cũ, nên nghe bài này qua giọng ca Mỹ Linh trước, dù sao thì chất giọng Mỹ Linh cũng mang tính contemporain, dễ thấm hơn. Còn mình lại thích nghe Thái Thanh và Bích Liên hơn, vì chưng mình không còn trẻ nữa chăng!? 😢

million scarlet roses

a khúc hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng hãy biết kỹ hơn một chút về bài này… Nguyên phổ thơ của Andrei Voznesensky, người được xem là truyền nhân của Boris Pasternak (nhà văn mà tôi ngưỡng mộ nhất trên tất cả những người khác). Andrei Voznesensky là người mà Pasternak đã phải nói: tôi rất vui khi còn sống để thấy một văn tài như anh xuất hiện.

Million scarlet roses – Anna Pugacheva 

Bài thơ là do ông viết đề tặng Anna Pugacheva, nữ danh ca trình bày bài hát bên đây. Tuy không hiểu tiếng Nga, nhưng hai bản dịch Anh, Việt dưới đây cũng cho tôi tìm lại được phần nào ý thơ trong nguyên tác!

Once upon a time, there lived an artist,
A house he had and canvases.
He felled in love with an actress,
The one who loved flowers.

He then sold his house,
Sold his paintings and shelter.
And for all those money he bought,
A entire sea of flowers.

Millions of scarlet roses,
Through the window you can see.
Whoever’s in love with you seriously,
Will turn his life, for you, into flowers.

In the morning, in front of the window
Maybe you would be out of mind.
Like the continuation of a dream,
The square is full of flowers.

The heart freezes,
What’s a rich man fooling around here?
Whereas beyond the window,
Barely is standing the poor artist.

The meeting was short,
That night, a train took her away.
But in her life from then there is,
A song called: “The mad rose”.

The artist lived alone,
Lots of trouble he’d gone through.
But in his life there’d been,
A whole square full of flowers.

Xưa một chàng họa sĩ,
Có tranh và có nhà.
Bỗng đem lòng yêu quý,
Một nàng rất mê hoa.

Và chiều lòng người đẹp,
Để lấy tiền mua hoa.
Chàng đã đem bán hết,
Cả tranh và cả nhà.

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng,
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy.
Rằng người yêu có yêu thật hay không?
Khi bán nhà để mua hoa như vậy!

Sáng hôm sau thức dậy,
Nàng nhìn ra lặng người.
Tưởng đang mơ vì thấy,
Cả một rừng hoa tươi.

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ,
Ai đây chắc rất giàu?
Thì thấy chàng họa sĩ,
Đang tội nghiệp, cúi đầu.

Họ gặp nhau chỉ vậy,
Rồi đêm nàng đi xa.
Nhưng đời nàng từ đấy,
Có bài hát về hoa.

Có chàng họa sĩ nọ,
Vẫn vợ không, tiền không.
Nhưng đời chàng từng có,
Cả một triệu bông hồng.

tôi nhớ tên anh

Tôi viết tên anh trên trán, trên tay. Tôi viết tên anh trong gió, trong mây… Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài!

ột bài rất dễ thương tôi thường thầm hát mà không biết tác giả lại chính là Hoàng Thi Thơ, người viết nên những ca khúc mà tôi yêu thích khác như: Phút đầu tiên, Đường xưa lối cũ, Gạo trắng trăng thanh, Tà áo cưới… đã giới thiệu trong một post trước. Người nhạc sĩ Triệu Phong này là tác giả của nhiều ca khúc đậm chất dân ca, sôi nổi, dễ thương, không phức tạp nhưng mang nhiều nét mới lạ…

Tôi nhớ tên anh – Trish Thuỳ Trang 
Phút đầu tiên – Thái Thanh 

Âm nhạc chỉ là những giây phút thăng hoa thoáng qua của cuộc sống, nó cần phải thực hơn là chính cái thực tại này! 😀 Một ca khúc để thỉnh thoảng mình có nhớ đến ai đó thì lại ngửa cổ hát chơi, hát cho trong lòng vơi nỗi nhớ: Tôi nhớ tên em khi gió khi mưa, tôi nhớ tên em khi nắng lưa thưa, tôi nhớ tên em qua ánh trăng thanh, khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím…

cao sơn cảnh hành

高山景行

hai tuần thời tiết nắng nóng oi bức dễ có đến 40°C. Đêm khó ngủ, ngày vật vờ, lại thêm đủ thứ chuyện linh tinh phân tâm không cách nào tập trung làm việc được, gần mười ngày không làm được cái gì cho ra hồn! 😢. Thôi thì mượn lời cụ Khổng Tử, tự tay viết xuống mà treo lên đây, như một câu châm ngôn, trông vào đấy tập trung mà làm việc!

Này thì là Cao sơn cảnh hành, bonus thêm một tấm trên cổng chính đền Hùng, bốn chữ từ phải sang trái rất chân phương rõ ràng nhé! Núi cao ta trông, đường rộng ta đi…, ông cha xưa đã mong ước là thế mà giờ toàn thấy đường hẹp, đầy ổ gà, khúc khuỷu, quanh co là sao!? Haizza, cái này phải hỏi anh “Si giáng”, “La thăng” gì đó mới được! 😬

chuyện tình tự kể

gày nào, cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư, sau đây là câu chuyện tình tôi tự kể, ngày nào, biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa… Chúng tôi quen nhau tính về thời gian chưa phải là quá lâu, chỉ một vài năm gì đó. Nhưng nguồn cơn, nguyên do câu chuyện có lẽ đã được vun vén, manh nha từ lâu rất lâu về trước, tôi thương em dễ có từ thủa mẹ về với cha.

Bao giờ biết tương tư - Tuấn Ngọc 

Những lý do, ngọn nguồn chẳng thể nào mà giải thích và truy nguyên cho được đã dần đưa chúng tôi lại với nhau tự lúc nào. Tình yêu nào rồi cũng sẽ đi qua nhiều thăng trầm, đã có lúc tôi cảm giác chẳng hiểu gì về em, nhiều khi sự khó khăn của em làm tôi nản chí, cũng có khi tôi đã hoang mang, nghi ngờ em và chính mình.

Nhưng với tình cảm chân thành, bằng trực giác tự nhiên mách bảo, chúng tôi đã vượt qua nhiều sóng gió, để đến một ngày: ngày nào, cảnh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm, tôi ghé răng cắn vào… Đến đây thì hẳn các bạn đã đoán ra nàng thơ của tôi tên là… Apple –  hiện diện trên các MacBook, iPhone, iPod, iPad xinh xắn! 😬

bike speedometer

recent add – on to my bike, a speedometer, image on the left is captured with my phone while on the ride. Quite a bunch of features inside a cheap electronics mounted on the handlebar, it can show the following information: current speed, maximum speed and average speed, distance (odometer), and time (current time, ellapse timer, stopwatch timer). I did want an advanced device with more features: GPS and mapping, heart – rate monitoring, temperature, humidity reporting… but such an device is even more expensive than the bike itself.

So basically distance, time, and velocity is what you need to keep track of your daily exercising already! Just wonder how the devices works: a magnet is attached to the front wheel, opposite to it, in a stationary position is a magnetic sensor, each round the wheel rotates, the sensor updates a counter, then all other things are just simple calculations with a built – in quartz clock!

Update April 26th

Here is the statistics read from the speedometer after 5 days (with 1 day off), total travel distance: 102.1 km, total time: 6h 23′, average speed 15.9 km/h, maximum speed: 33.5 km/h, average biking per day: 25.5 km, average time spent per day: 1h 36′, quite a serious physical exercising indeed!.

Update May 3rd

Counters updated after 12 days: total travel distance: 287.5 km, total time: 16h 55′, average speed: 17.0 km/h, maximum speed: 37.5 km/h, average biking per day: 23.9 km, average time spent per day: 1h 25′. See declines in time and distance, but some improvement in average (sustained) speed!

Update May 17th

Just pass the first 500 km today, 507.9 km to be exact, total spent time: 27h 10′, average speed: 18.7 km/h, maximum speed: 37.9 km/h, average biking per day: 20.3 km, average time spent per day: 1h 5′. I was biking less these days, but the sustained speed is steadily improved!

động hoa vàng

Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng… Nhớ xưa em rũ tóc thề, nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay. Đợi nhau tàn cuộc hoa này, đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

ỗi thời có một loại âm nhạc, tôi rất ít khi có ý kiến về âm nhạc của giới trẻ hiện tại, vì ai cũng có nhu cầu của riêng mình, thời mới rồi sẽ có những hướng đi mới, cho dù là nó sẽ dẫn đến đâu. Trong một nhận xét “thẳng thắn”, nhạc sĩ Phạm Duy bảo: âm nhạc bây giờ thiếu rung động và thiếu sự sang trọng. Riêng tôi thì nghĩ nó còn thiếu cả sự tử tế! 😬 Một kiểu nói nhẹ nhàng nếu không muốn bỉ ra mặt: âm nhạc thời thổ tả! Không muốn vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là đa số thính giả cả già cả trẻ bây giờ từ trong cảm nhận đã: không thể hiểu, không thể biết được về cái họ không có!

Đưa em tìm động hoa vàng - Thái Thanh 
Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

Nhạc cũ, thực ra tôi rất ít khi nghe, chỉ là thi thoảng nghe tìm lại chút Hương xưa, cứ như là những điều đã quá tốt để có thể trở thành thật, cứ xa xa cách cách vậy mà có khi lại hay hơn! Ít nhưng mỗi khi nghe, dạo này thường chọn những bài nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày xưa Hoàng thị, Em lễ chùa này, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, và một số bài Đạo ca khác. Các ảnh bên dưới: chân dung hai tác giả họ Phạm, một âm nhạc, một thi ca, và những tác phẩm làm say lòng người!

con bò tím

hi còn nhỏ, tôi có một “biệt tài” là… mài dao rất sắc 😀. Một công việc tưởng chẳng khó khăn gì nhưng thực ra cũng không đơn giản lắm, muốn mài dao cho sắc và độ sắc ấy giữ được lâu cũng có khá nhiều kỹ thuật mà tôi chỉ tìm ra được sau nhiều tuần thử nghiệm. Chẳng là trong nhà họ hàng tôi lúc ấy làm cau khô: mua cau tươi về gọt vỏ, cắt miếng và sấy khô đem bán. Người ta chẳng bảo sắc như dao cau là gì, và ai đã làm công việc đó sẽ hiểu một con dao sắc là như thế nào.

Đơn giản chỉ vậy nhưng cái “niềm đam mê dao sắc” ấy, nếu có thể gọi như thế, nó đi theo tôi đến tận bây giờ. Gần đây tôi mua con dao gốm (ceramic knife) Nhật này, với giá bạn có thể mua được 10 con dao thép tốt khác. Cực kỳ sắc bén và chắc chắn, đủ bền và bén để cắt những thứ mà dao thép vẫn thường được dùng. Đặc biệt là chất liệu gốm sứ trắng muốt, trông rất mảnh mai và xinh xắn, nên chỉ dám dùng vào việc cắt, gọt trái cây hàng ngày. Đó có thể chỉ là một “impulse purchase”, thực ra tôi muốn thử một chất liệu khác biệt.

Làm một con dao, hay mài nó cũng không phải là việc quá đơn giản. Đỉnh cao như katana, kiếm Nhật, phải mất hơn 30 năm để học cách làm kiếm, và hơn 6 năm để học cách… mài kiếm sao cho sắc 😀. Nhưng túm lại thì nó có liên quan gì đến nhan đề của post này: con bò tím – the purple cow!? Một tựa sách của Seth Godin: Purple Cow – Transform your business by being remarkable mà gần đây tôi được đọc! Một cuốn sách về marketing, 160 trang khổ nhỏ, dể đọc với một số ý tưởng và khá nhiều ví dụ thú vị.

Từ những trang đầu tiên, tác giả đã khẳng định ý tưởng xuyên suốt cuốn sách là: mô hình các chữ P truyền thống: product, pricing, promotion, publicity… đã không còn nhiều hiệu quả, chữ P mới ở đây là purple cow. Nói cách khác, mô hình dựa vào những sản phẩm trung bình, và rất nhiều quảng cáo dần lùi bước, thay vào đó là những sản phẩm thực sự tốt và người dùng tự tìm đến cái họ cần. Vai trò của luật số lớn không còn như trước, ý tưởng tốt, sản phẩm tốt sẽ lấn át quảng cáo và truyền thông đại chúng.

Tôi hơi ngạc nhiên khi đọc những dòng về quảng cáo: bạn không thể làm cho tất cả mọi người phải lắng nghe mình, hãy tìm ra những người quan tâm, và hướng các chữ P vào đó. Điều này có thể bắt đầu đúng ở đâu đó, nhưng ở một xứ như VN, khi người tiêu dùng như những con bò được chăn dắt, thì tìm đâu ra một con bò tím? Ý tưởng của cuốn sách dần lộ rõ, một trong những ý tưởng đầu tiên trong thời economic recession này, khi hướng business tới chiều giảm phát, nghiêng về chất lượng để bù lại quá trình lạm phát.

Quá trình lạm phát đó đã có lịch sử nhiều thập niên với kết quả là những sản phẩm được đánh giá very good cũng không phải điều gì đặc biệt lắm. Nên trái nghĩa với remarkable là… very good. Tác giả lấy ví dụ những loài chim di cư thường bay theo đội hình chữ V. Những doanh nghiệp ăn theo xu thế cũng giống như những chú chim bay theo con đầu đàn. Nhưng điều mọi người không thấy là trong bầy chim, định kỳ vẫn có sự hoán đổi vị trí để con đầu đàn được nghỉ sức, những con chim khác đảm nhận vị trí bay đầu tạm thời.

Tác giả dành rất nhiều trang để đưa các case study minh hoạ thế nào là một remmarkable product. Một remmarkable product cũng giống như một con bò màu tím, bạn đã thấy một con như vậy ở đâu chưa, bò tím thật sự là rất khác biệt. Là một cuốn sách về marketing, tác giả dành nhiều thời gian phân tích sự nổi trội của con bò tím, hơn là cách thức tạo ra nó. Với thị trường như VN, tôi sẽ nói bạn có thể tạo ra con bò tím bằng cách phết sơn tím lên một con bò bình thường, nhưng tốt hơn hãy bắt đầu đi nghiên cứu cách biến đổi gene loài bò!

Là một người làm kỹ thuật, Purple Cow không thực sự cuốn hút tôi lắm. Nhưng nó đánh dấu những xu hướng gần đây của nền kinh tế, bạn phải tạo ra được những sản phẩm thật sự có chất lượng và thật sự khác biệt, những sản phẩm không thể chỉ được đánh giá là very good mà tự thân nó thôi đã cuốn hút người dùng, không cần nhiều đến quảng cáo. Như khi Steve Jobs giới thiệu iPhone 4, ông ta đã cố tình liên hệ: it’s like a beautiful old Leica camera, dòng máy ảnh ít tính năng, kém hiện đại mà vẫn có khoảng giá trên $6000.

Trở lại với ý ban đầu, con dao gốm thực sự là một purple cow (hay ít nhất với tôi là như vậy). Đã đến lúc phải học cách suy nghĩ để tạo ra những sản phẩm như thế. Khi sự lạm phát đảo lộn nhiều thang giá trị, khi ngay cả chữ very good cũng không gợi lên điều gì đặc biệt, thì đó là lúc học cách làm những điều bình thường nhất, không nhất thiết phải là cái gì đao to búa lớn, một con bò thì cũng chỉ là một con bò, một con dao cũng chỉ là một con dao, nhưng hãy là những con bò, con dao khác biệt mà người ta phải lưu ý và cần đến chúng.