all music

hiều năm trước, đã nghĩ về những chuyện này, nhưng bẵng qua 1 thời gian rồi quên mất, hôm nay note lại ở đây! Chuyện “đạo nhạc”, vô tình hay cố ý, không phải chỉ “nóng” những năm gần đây, mà đã có từ xa xưa, những cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu từ trước cả thời của Rolling Stones và Led Zeppelin! Trong số đó, nhiều vụ đã được khẳng định rõ là “đạo nhạc”, nhưng khá nhiều vụ không thể có kết luận rõ ràng được, tại sao như vậy!?

Trong link dưới đây, tác giả dùng máy tính để phát sinh tất cả những giai điệu 12-notes, có khoảng 68 tỷ giai điệu như vậy (nhạc Việt ngắn hơn rất nhiều, thường chỉ 5, 6 notes). Nhưng đó thuần tuý là con số toán học, số những giai điệu nghe “thuận tai” ít hơn con số 68 tỷ đó nhiều lần! Thực tế là hàng ngàn năm phát triển của con người, của âm nhạc đã bắt đầu… xài hết “kho giai điệu” đó, nên trùng lặp sẽ là chuyện ngày càng nhiều!

Tác giả đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, nhiều cơ sở luật pháp hiện tại không được hợp lý cho lắm, sớm muộn gì cũng sẽ bị thay đổi, bãi bỏ! Ở đây không nói quá sâu về khía cạnh pháp lý, chỉ đặt ra câu hỏi là: nếu “kho giai điệu” cạn kiệt thì các nhạc sĩ sẽ phải làm sao!? Đương nhiên có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, nhưng con đường rộng nhất, nhiều đất sáng tạo nhất… là đi vào microtone!

Phải bỏ qua các hình thức quen thuộc 5, 7 hay 12 notes (pentatonic, heptatonic, chromatic…) mà dùng các đơn vị nhỏ hơn, chia một quãng thành 16, 32… quãng con. Sử dụng những đơn vị “nhỏ li ti” như vậy là siêu khó, phải có… “bản năng” về văn hoá, vốn sống, về đặc trưng thẩm mĩ vùng miền và sắc tộc, đương nhiên đó là một dạng tài năng rất lớn, mà “tài năng” thì… chúng nó, đám “nhạt sĩ” tào lao (99% chúng nó) làm éo gì có! 😃