thẩm oánh

Hãy nhìn lại một góc ngôi trường của chúng ta, cái sân lát gạch và những gốc vông đồng sau này đã được thay thế bằng sân xi-măng và những cây bàng.

Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông. (Thẩm Oánh)

i cũng biết Thẩm Oánh là nhạc sĩ tiên phong của Tân nhạc, nhưng ít người biết dù là chút ít về ông. Wiki viết được đúng 1 dòng, thậm chí còn không giới thiệu được một sáng tác nào của nhạc sĩ. Trường cấp 2 của tôi, PTCS Trưng Vương, Đà Nẵng (trước 1975 là trường tiểu học Thánh Tâm), hàng năm đều kỷ niệm ngày truyền thống trường. Tôi còn nhớ lễ kỷ niệm 10 năm được tổ chức rất hoành tráng, có nhiều hoạt động văn nghệ, và Trưng nữ vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh được dùng như ca khúc chính thức của trường.

Trưng nữ vương 
Nhà Việt Nam 

Bài hát này tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, cùng với rất nhiều kỷ niệm khác dưới mái trường dấu yêu. Lũ học sinh chúng tôi được tập bài hát này nhiều lần, nhưng với nhạc cảm của tôi lúc ấy, tập mãi mà tôi cũng chỉ hát được một nữa bài. Ngay từ lúc ấy, tôi đã cảm nhận loại nhạc này khác hẳn với loại nhạc đỏ mà lũ học sinh dưới mái trường XHCN chúng tôi thường nghe và hát. Bài này so với: em mang trên vai màu khăn tươi thắm, bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai… hẳn không cùng một loại như nhau 😀.

Là thành viên nhóm nhạc Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Thẩm Oánh là thế hệ đầu tiên, là người có tuyên ngôn sáng tác rất rõ ràng về Tân nhạc. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc các thể thoại hùng ca (như bài Nhà Việt Nam, một bài hát cho hướng đạo), tình ca, nhạc thiếu nhi và nhạc Phật giáo. Gia tài âm nhạc của ông có hơn 1000 bài, nhưng đến nay chỉ còn lưu truyền 5, 7 bài thi thoảng được vài người nhắc đến 😢. Một phần vì tác giả hạn chế không phổ biến nhạc của mình (cái chữ nhạc tài tử thực chất là để “bao biện” cho quan niệm chung xem âm nhạc là “xướng ca vô loài”, phần lớn lứa nhạc sĩ tiên phong đều muốn gọi nó là thú vui tài tử hơn là nghề nghiệp thật sự). Phần khác vì nhạc của ông (ngoại trừ một vài bản hùng ca dễ hát dễ nghe) còn thì phần lớn không dành cho đại chúng, chỉ phù hợp với một lớp thính giả ít ỏi.

Âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được mô tả bằng một chứ “hoà”: hoà điệu với thiên nhiên, hoà vào lòng người. So với Tân nhạc về sau, nhạc của ông có phần “đơn giản”. Tuy vậy, thứ nhạc “đơn giản” ấy mang tôi đi từ hết ngạc nhiên này đến thú vị khác… Điều tinh tuý trong âm nhạc Thẩm Oánh là sự hoà trộn của ngũ cung Việt Nam và ngũ cung Trung Hoa, cũng như cách chuyển hệ (métabole) giữa hai loại ngũ cung đó. Ông dùng ngũ cung Trung Hoa theo một cách gần như là vô thức, có lẽ thừa hưởng từ gốc gác người Hoa xa xưa (họ Thẩm) của mình. Hãy tìm nghe một số nhạc phẩm trữ tình của ông như: Toà miếu cổ, Khúc yêu đương, Xuân về… để cảm nhận dáng nhạc rất đặc biệt của Thẩm Oánh!

Một vài bìa nhạc Thẩm Oánh: