like father like… daughter

ou’re listening to Your eyes by Anoushka Shankar, daughter of Ravi Shankar. Since first heard, I’ve been listening extensively to his music, and later on his daughter’s music. It may be hard to perceive at fist, but you would soon be addicted to it, sound of the heavenly sitar. You could also find on youtube clips of Anoushka, co – work with Norah Jones (Shankar), the half – sister of Anoushka.

trăng chiều

ừ trước đến nay có xu hướng giới thiệu nhiều nhạc miền Nam trước 75, đôi lúc còn khẳng định: CNXH làm băng hoại con người và cảm quan nghệ thuật. Đó có phải là một cái “confirmation bias” hay không thì tùy các bạn nghĩ. Cùng thời gian đó, sự xuống cấp không cứu vãn nổi của một bộ phận lớn âm nhạc ở miền Nam, kiểu nhạc Chế Linh – Lính chê, cũng chẳng phải là không hiển nhiên !?!?

Trăng chiều - Đặng Hữu Phúc - Ái Vân 

Để xoá bỏ những định kiến nếu có, mời các bạn nghe một đoản khúc thơ nho nhỏ dưới đây (nho nhỏ hàm ý là dễ thương nhưng có phần đơn giản). Để quay lại một không gian Hà Nội trong mắt ai, những năm đầu 80, có một mối tình đơn phương tuổi học trò, lãng mạn và sâu lắng. Có một chàng nhạc sĩ (tương lai) thầm yêu một cô ca sĩ (tương lai), tên cả hai người được ghi ra bên đây, bên dưới tiêu đề bài hát.

la bohème

he only song posted twice on my blog, my previous post is here (this version is performed when Charles was still young, a much higher tempo). I’d listened to both the vocal & instrumental versions of this song long before, but didn’t recognize that they are actually one same song. Just by a sudden special chance in Dalat made me realise that it is Paul Mauriat who was covering Charles Aznavour.

La Bohème - Charles Aznavour 
La Bohème - Paul Mauriat 

Charles Aznavour is a very big name in American & French music, but much more popular in his French audience. Till now, he still go to stage and have many performance at the age of 83, and still attract and seduce a lot of listeners. He is called by the title French Frank Sinatra, but to me Charles Aznavour is much more different however, Frank Sinatra didn’t wrote the song himself.

bang bang

ang Bang (My baby shot me down) is quite a special song: written by Sonny Bono, performed by Cher (1966), covered by Nancy Sinatra (1967), and has been translated to various languages since then. Younger people would recognize the the music as main soundtrack in the film Kill Bill (2003).

Bang bang - Sheila 
Khi xưa ta bé - Mỹ Tâm 
My baby shot me down - Nancy Sinatra 

I actually did thought it was a French song, until I listened to the gentle My baby shot me down, the original soundtrack is really simple, and moving, compared the glamourous French version.

gió mùa xuân tới

hời tiết càng năm càng lạ, mới giữa tháng 11 mà Sài Gòn đã có những sáng se se lạnh, còn Hà Nội đã phải mặc áo ấm. Sáng sáng ra đường có cảm giác như mùa xuân sắp về, phóng xe ào ào trên đường, tưởng đâu đây có mùi nhang khói. Trong lòng không khỏi có chút sảng khoái, nôn nao như lúc giao mùa. Ở mãi cái xứ phương Nam bốn mùa chẳng mấy khác biệt này, giao mùa là một đặc ân mà không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Không gian, thời gian, tất cả bối cảnh xung quanh như nhắc thầm: hãy để những đổi thay nho nhỏ len vào tâm hồn, hãy cố cảm nhận chúng, tích cóp chúng, để tự làm mới mình trong mọi điều nhỏ nhoi như thế!

avt chúc xuân

au đây là tiết mục chúc xuân của ban AVT tái lập tại hải ngoại. Thành phần cũ của ban chỉ còn duy nhất nhạc sĩ Lữ Liên, bổ sung thêm hai thành viên mới Trường Huy & Hoàng Long nhưng vẫn giữ cái tên AVT cũ. Hai thành viên cũ ở lại VN sau 75: Tuấn Đăng thì biệt tích, còn Vân Sơn nhảy xuống kênh Thị Nghè tự tử, nghệ sĩ hài kịch không chịu đựng nổi những bi kịch cuộc sống. Xin post ở đây tiết mục Chúc xuân, có thể xem video trên youtube hay nghe file âm thanh rời.

AVT Chúc xuân 
Lữ Liên, Trường Huy, Hoàng Long

Nghe AVT thích thú nhất là ở chỗ ban nhạc sử dụng nhuần nhuyễn các làn điệu dân ca Bắc và Trung bộ (tuy vậy lại không có dân ca Nam bộ), diễn tấu thành thục các nhạc cụ dân tộc (đàn nhị, tỳ bà, đàn đoản…), cũng như sự kết hợp phong phú giữa nói, nói lối, ngâm thơ và hát… Ba người trên sân khấu thường giả giọng nói của ba miền Bắc, Trung, Nam, rất giống, rất thật, lại là loại giọng cũ chỉ còn nghe thấy được ở lớp người già cả.

Bản Chúc xuân này là bài bản cũ, có customize lại chút xíu, tuy vậy chẳng mấy chốc cũng đã lạc hậu so với cuộc sống nơi trời Tây, may ra đem về VN thì vẫn còn nhiều giá trị. Mới tháng 10 nhưng nghe AVT xong cảm giác như Tết sắp đến: năm mới, cuộc đời phây phây, năm mới gặp thời gặp may, năm mới bạc triệu tới tay, năm mới không phải kéo cày, năm mới cuộc đời lên hương, năm mới tràn đầy yêu thương, năm mới thần tài giúp ta, năm mới năm đẹp Thái Hòa…

khát vọng

渴望

悠悠岁月欲说当
年好困惑亦真亦
幻难取舍悲欢离
合都曾经有过这
样执着究竟为什
么漫漫人生路上
下求索心中渴望
真诚的生活谁能
告诉我是对还是
错问询南来北往
的客恩怨忘却留
下真情从头说相
伴人间万家灯火
故事未来共斟酌

hát vọng: những ai thuộc thế hệ 7x có thể sẽ nhớ phim này, chiếu trên truyền hình VN đầu những năm 90. Không nằm trong số những phim TQ thành công nhất, nhưng 50 tập phim mang lại những tình tiết cảm động của những cảnh đời thời cách mạng văn hoá. Dù ở TQ hay VN, dù ít hay nhiều, chúng ta đã sống qua những tháng ngày như thế, những đày đoạ và thăng trầm, những điên rồ của lịch sử, và những hậu quả dai dẳng của nó… hãy nhớ để đừng bao giờ quên chúng! Cố sự bất đa, uyển như bình thường nhất đoạn ca: chuyện cũ chẳng nhiều, cũng bình thường như một khúc ca… Đã trải qua rồi, phải như thế nào đó mới nói được một lời như thế! Truyền hình VN thực hiện việc thuyết minh đã chuyển ngữ lời nhạc thành một đoản khúc thơ lục bát thật khó quên:

mal

Lúc chúng ta rĩ rã nhạc Pháp thì Christophe làm album có bài Mal này với tựa đề Anh

hớ lúc nhỏ, lũ nhóc cấp 2 chúng tôi luôn nghĩ ra những trò tiêu khiển giết thời gian thú vị. Tôi còn nhớ một trong những trò đó là ngồi tìm ra những từ tiếng Việt gốc Pháp, chẳng hạn như cái ba-ri-e (barrière) là cái rào chắn, hay ra-đi-a-tơ (radiateur) là bộ phận tản nhiệt của xe máy… Mặc dù chưa hề biết tiếng Pháp, lũ nhóc chúng tôi vẫn cãi nhau, lục tìm từ điển để minh chứng cho những ví dụ của mình. Bạn cu Bông (Quang Khải) hẳn còn nhớ trò chơi này.

Mal - Christophe 
Cơn đau tình ái - Elvis Phương 

Bây giờ thì tôi tìm ra một từ khác: Mal, như trong tiếng Việt, khi người ta nói: cái thằng đó hơi bị man man. Vốn gốc chỉ có nghĩa là đau, bệnh, qua tiếng Việt từ đó đã phái sinh một nghĩa mới: đau bệnh theo kiểu thần kinh. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt thật sâu đậm, tìm thấy khắp trong ngôn ngữ, ca từ, ca khúc! Đôi lúc lại có cảm giác rằng chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài không hẳn là thiếu chọn lọc, nhưng vẫn quá ư dễ dãi. Đến tận những năm 70, khi văn hóa Mỹ đã lan tràn khắp miền Nam Việt Nam, các phòng trà Sài-gòn vẫn rỉ rả những ca khúc Pháp. Trong trào lưu hát nhạc Pháp lời Việt này, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời cho hàng loạt ca khúc Pháp, mà bài này là một đơn cử.

Rồi những ban nhạc rock đầu tiên của Sài-gòn (lúc ấy không gọi là nhạc rock mà gọi là kích-động-nhạc) vẫn tiếp tục lấy những cái tên Pháp, đặt lời theo kiểu Pháp nhưng làm nhạc theo lối Mỹ. Đúng là một loại tranh collage sinh động. Tôi sẽ còn trở lại với chủ đề những ban “kích-động-nhạc” đầu tiên của Sài-gòn trong một bài khác, những Elvis Phương, Lê Hựu Hà, Tuấn Ngọc, những Trần văn Trạch (em ruột Trần văn Khê), Lữ Liên (ban kích-động-nhạc AVT)… những cậu ấm Sài-gòn gốc “Bắc cầy” đã tiếp tục làm nên những trào lưu nhạc mới. Điều đáng lưu ý là trong những trào lưu này dần xuất hiện những loại nhạc giải trí, nhạc tuýt, lần đầu tiên văn nghệ ở VN bước ra khỏi “tháp ngà hàn lâm” để mang hơi thở đời thường của cuộc sống.

Mal, bài hát này thích đã lâu, lúc này lại đúng là lúc để hát: Mal, au fond du coeur, oui j’ai mal (Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau!). Bài gốc có phần hòa âm thật hay, đúng tông yêu thích của tôi, còn bài lời Việt chỉ để nghe tham khảo!

cantopop

húa Nhật tuần trước, đi chơi một ván cờ vây giải sầu với bạn Minh tại café Tuấn Ngọc, tình cờ nghe được bài này. Xen giữa những phút suy nghĩ về thế cờ, thoang thoáng nghe ra cũng là một dáng nhạc hay. Mới nghe biết không phải là nhạc Việt, thoáng nghĩ là nhạc Latino, nghe kỹ một chút thì đoán là nhạc Hoa. Nhớ lại lúc trước, khi những đứa bạn cấp 3 của tôi rầm rập nghe Tứ Đại Thiên Vương, thì tôi, không đến nỗi không biết TĐTV là cái gì, nhưng bảo kể tên đủ 4 người thì tôi chịu. Đấy là tóm tắt kiến thức Cantopop (Cantonese popular music) của tôi vậy.

Về nhà liền online vào Google, tìm được hai video clip dưới đây, vừa nghe vừa lẩm bẩm: không ngờ thị hiếu âm nhạc mình lại có lúc xuống cấp như thế này, đã nghe nhạc Hoa, còn nghe thêm nhạc hải ngoại. Các bạn thứ lỗi cho cái định kiến cố hữu trong con người tôi, hai thứ nhạc đó từ xưa đến giờ chẳng mấy khi tôi lắng nghe. Các bạn kiên nhẫn chờ tôi vài lời giải thích. Lẽ cố nhiên, bỏ qua những định kiến ngôn ngữ, dân tộc, bất kỳ nền âm nhạc nào cũng có những điểm hay. Cantopop sản sinh ra rất nhiều ca khúc hay, đơn cử như bài này. Nhưng so với nhạc phương bắc, nhạc phương nam Trung Quốc có quá nhiều mùi… quân tử Tàu (đúng như nghĩa chúng ta hay dùng). Đã nghe nhiều nhạc bắc phương hay nên tôi có chút ác cảm với Cantopop.

Thứ đến là nhạc hải ngoại… Khi tôi còn nhỏ, ở những sân khấu trong nước, chỉ một cây organ được xem như “dàn nhạc”, thì nhạc hải ngoại với hòa âm phối khí, kỹ thuật hiện đại nghe khá ấn tượng. Nhưng cũng ngay từ lúc ấy, tôi đã nhận thấy, nhạc Việt hải ngoại như cây bị bứng khỏi gốc, ngày càng thiếu sinh khí, càng nặng về giải trí và nhẹ nghệ thuật. Những Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương… vốn cũng từ đất Việt này mà đi, nhạc của họ thời kỳ đỉnh cao nhất vẫn là lúc còn ở trong nước vậy. Hôm nay tạm bằng lòng với cái chất quân tử Tàu này một lúc vậy, suy cho cùng đó cũng là một thuộc tính của âm nhạc.

那有一天不想你

le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

ại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.