Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue

Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.

hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng: Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh… 😀

rowing machine – 3

aving some more time this week to finish this very small piece of work: a pulley system for lifting the weights up and down. Then ensemble everything together: the sliding seat, the rotating foot rest (note the pair of sandals tied on it). Initial testing gave satisfactory results, though some adjustments are still needed here and there! 😀

Rowing the machine is quite like riding a bicycle on long distance, it seems light and easy at first, but it gets more and more demanding the longer you row. That’s a perfect machine for exercising many of your body’s muscles. I made a quick video capture with my phone to show how the machine works below (sorry for the poor lighting condition).

tiếng đàn môi sau bờ rào đá

ho những ai say mê cảnh quan, con người vùng đất Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang, những ai đã ghé qua Quản Bạ, Sủng Là, Phố Cáo… đã xem phim Chuyện của Pao, những ai yêu thích con người và văn hoá Mông… Trước khi tới Hà Giang, tôi thường đọc những chuyện về trai gái Mông tỏ tình với nhau, họ dùng đàn môi để nói chuyện, ví dụ như:

Khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.

Và gặp nhau, cô gái sẽ nhẹ nhàng rung tiếng đàn môi: Anh là ai? Anh ở đâu đến? Em chưa biết tên, em không nói chuyện…

Đọc những lời mô tả có vẻ rất văn chương ấy, tôi đã nghĩ rằng tác giả chỉ thi vị hoá, nói quá lên về cách giao tiếp, đơn giản là trai gái chỉ thổi sáo, đánh đàn cho nhau nghe, thế thôi! Nhưng đã đến Hà Giang 3 lần, đã gặp và nói chuyện với nhiều người Mông, tôi chợt có suy nghĩ: hay đúng là họ có thể nói chuyện, truyền tải thông tin bằng tiếng đàn thật!?

Xem clip dưới đây, tác giả dùng đàn môi để “nói tiếng Anh”, bạn sẽ hiểu làm sao có thể dùng đàn môi để nói chuyện. Xét đến việc tiếng Mông là một ngôn ngữ có đến 8 hoặc 7 thanh điệu (tuỳ vùng), lời nói nghe còn du dương hơn cả tiếng Việt, không monotone như tiếng Anh. Hãy tưởng tượng trong đêm thanh vắng, những lời tự tình ấy vang đi khắp núi rừng.

Kỹ thuật lồng ghép tiếng nói trong âm nhạc này cũng đã được trình bày bởi TS. Trần Quang Hải, nhưng tiếc là tôi chưa tìm được các tài liệu minh hoạ chính xác. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở châu Âu để cho những người có khiếm khuyết về thanh quản có thể “phát âm”, diễn đạt được điều mình muốn nói.

vũng tàu sailing – 2

his weekend, we lower the trimaran’s mast to add a new tang, riveted down near the mast head for the spinnaker (replacing the weak pad – eye that has been blown away by strong wind last week), make some other minor fixes before raising the mast again. We also installed a new spinnaker retrieval line and chute. The work continues pass noon.

Then after a small lunch, we head out to the sea. There’re only some very light winds today, the sea is quite calm, but that’s also a chance to fly and test all sails. The whole thing works perfectly, hoisting and retrieving the spinnaker are quite smooth, together with main sail and jib, enabled the trimaran to carry 6 men out for a pleasureful gentle promenade! 😀

vũng tàu sailing – 1

ven greater sailing experiences the last weekend, when we had a chance to sail a slightly larger and heavier trimaran on Vũng Tàu sea. It takes sometimes to rig a new spinnaker, but with just only a mainsail hoisted (the jib is still furled), the boat is already like a restrained horse, ready to show off her real power once the mooring line is released.

With two daggerboards, the trimaran points quite closed to wind, though some few times, it lacks a bit of momentum for a quick, decisive tack, or maybe our handling (of an entry – level sailor) has not been smooth enough. Nevertheless, there were quite a lot of wind and waves that afternoon, and there were plenty of fun riding them obviously! 😀

Lê Quý Đôn sailboat, HQ – 286

Thái Bình Dương gió thổi,
Thuyền em trôi nổi tựa cánh bèo.
Sao không ra giúp chống đỡ chèo!?
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền!?

eah, she is officially put into Vietnamese Navy service today in her home port Nha Trang. This is to follow my previous 3 posts on the training vessel: post 1, post 2, post 3. Contrary to the initial announcements (which I’d doubt to be wrong intentionally, as common to all military news), the boat didn’t take the Cape of Good Hope and Indian ocean route, but passed the Atlantic to West Indies, then the Panama canal, then crossed the Pacific to reach Vietnam, apparently going the Trade wind route.

The boat had 33,800 km passed under her keel in the 120 – days delivering trip from Poland to Vietnam. It is a shame that, it’s also the longest voyage ever made by any Vietnamese Navy ship!

The training vessel Lê Quý Đôn, in addition to it’s modern life boats and life rafts, carries 4 small canoes, each is equipped with oars, and has two masts for sailing training. Actually, I’m feeling envy with those who are trained on such a wonderful platform! 😀 Watch a video of the ship in action below.

uối cùng thì con tàu buồm Lê Quý Đôn cũng đã chính thức đi vào biên chế Hải quân Việt Nam hôm nay tại Nha Trang. Không giống như đã đưa tin trong 3 bài trước: bài 1, bài 2, bài 3 (mà tôi đã ngờ là: thường thì tất cả các tin quân sự đều thất thiệt một cách cố ý), con tàu không vòng qua mũi Hảo Vọng và Ấn Độ Dương, mà qua Đại Tây Dương, vùng biển Caribê, qua kênh đào Panama, rồi băng qua Thái Bình Dương về Việt Nam, hiển nhiên là tận dụng con đường có gió Mậu Dịch.

Hải hành từ Ba Lan về Việt Nam mất 120 ngày, trãi qua 33.800 cây số. Đáng xấu hổ thay, đó là hành trình dài nhất từng được hoàn tất bởi Hải quân Việt Nam, chưa một con tàu nào khác đi xa hơn thế!

Bên cạnh xuồng, bè cứu sinh hiện đại, tàu Lê Quý Đôn còn có 4 chiếc ca nô nhỏ, mỗi chiếc được trang bị mái chèo, và 2 cột buồm để huấn luyện cách dùng buồm. Thực sự, tôi đang cảm thấy ghen tị với những ai được huấn luyện trên một con tàu như thế! 😀 Xem thêm video về con tàu dưới đây!

paddle on, paddle still

張旭
清溪泛舟

旅人倚征棹
薄暮起勞歌
笑攬清溪月
清輝不厭多

iếp tục công cuộc thuyền bè và chèo chống… Nhớ lại cách đây mới khoảng 3 năm, chèo thuyền ngang qua con sông rộng chừng 300 m là đã có cảm giác: như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ 😀, đến nay thì 30 km (100 lần nhiều hơn thế) băng qua cửa biển rộng mênh mông, làm một phát không phải nháy mắt!

Nhưng từ đây lên đến 3000 km vẫn còn… 100 lần nhiều hơn thế nữa. Con đường còn xa, xa ngái, Xuyên à! Thôi thì cứ giả vờ như cái “sự nghiệp rong chơi” này nó nhàn nhã, tiêu dao lắm, mà ngâm câu thơ rằng: Lữ khách nhàn trên thuyền gác mái, Trong chiều tàn khởi hát dân ca. Mỉm cười vốc ánh trăng ngà, Ngắm hoài không chán bao la suối rừng.

Khởi động trở lại chế độ mỗi tuần 3 buổi tập, mỗi buổi 20 ~ 25 km như trước. 50 ngày đi xuyên Việt xe máy thì có tí vất vả, nhưng chẳng rèn luyện được sức bền như chèo thuyền chút nào. Thực ra ít có môn chơi nào đã gian khổ lại nguy hiểm như… chèo thuyền! Cố gắng lấy lại phong độ nhanh chóng, bao nhiêu “phiêu lưu” dự tính đang đợi chờ tôi ở phía trước!

Mùa này ở Sài Gòn, người ta bắt đầu chơi thả diều, tức là đã có gió, rất nhiều gió, nhất là ở trên sông, mãi cho đến tận tháng 4, tháng 5. Cũng là thêm một điều hay khi đi chèo thuyền. Dù nước ngược hay gió ngược, dù sóng to hay phẳng lặng, dù thế nào thì con thuyền vẫn luôn phải “tinh tấn” tiến lên phía trước! Không có gì “ẩn dụ” cho cuộc sống hay hơn thế!

tiếng đàn tôi

Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời.
Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.
Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời.
Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

hi ra đây một chuyện thú vị trong chuyến xuyên Việt vừa qua. Thoáng nghe một bà lão (chừng trên 70 tuổi) vừa rửa chén bát, vừa hát bài này ở thành phố Điện Biên Phủ. Dừng xe lại, đúng vào cái khúc: mênh mông lả ơi ấy, và giả vờ hỏi: cụ ơi, cụ đang hát bài gì thế ạ!?, thì nhận được câu trả lời: tôi cũng không nhớ đâu, chỉ hát chơi thế thôi!

Tiếng đàn tôi - Quỳnh Giao 
Tiếng đàn tôi - Thái Hiền 

Cái thú vị là ở chỗ, nghe được một điệu dân ca rất xa xưa, lồng trong một ca khúc cũng đã khá xa xưa, được hát bởi một người cũng đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Và người trình diễn cũng chỉ nhớ và hát nó hoàn toàn tình cờ, thậm chí không còn biết đến tựa đề hay tác giả. Cái sự đi vào lòng người, thấm vào trong tiềm thức, thành công của âm nhạc chính là ở chỗ đó.

Tôi cũng không biết là bài này được phát triển từ điệu dân ca nào, nhưng NS Phạm Duy hẳn là sẽ mỉm cười khi biết chuyện thế này! Nghe thêm cụ Phạm Ngọc Lân đàn và hát bài này dưới đây, và hát đầy đủ cả 2 lời của ca khúc. Còn có thêm một lời ca nữa: Xuân Hương nàng ơi, thuyền về tới bến mê rồi, nhưng lời đó thì chỉ có NS Phạm Duy mới biết mà thôi! 😀

Tiện nói luôn, lặp lại một số điệu phổ biến, kiểu: tình tang nọn tàng tinh, tính tang nọn tang tình (Lý ngựa ô Huế) mà gọi là hiểu dân ca thì… nực cười lắm, cái đó mới gọi là học vẹt thôi. Hiểu thực sự là nắm được những thể phát triển từ dân ca, lần theo được những biến hoá tinh vi của nó. Đó cũng là lý do tại sao các nhạc sĩ hiện đại không sáng tác được dân ca (học vẹt).

Tiếng đàn tôi – Phạm Duy

Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương người. Vì cuộc tình đã chết một đêm nao, lúc trăng hãy còn thơ ấu.

Dù đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi, vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời. Lúc bao nhiêu tiếng cười, rộn ràng chảy về xuôi.

1. Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mê rồi, khoan khoan hò ơi, dặt dìu trong tiếng đàn tôi. Mênh mông lả ơi, thuyền về bát ngát hương trời, khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi!

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu hoàng hôn đến cho êm vui người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời, mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.

2. Mênh mông lả ơi, đường về dương thế xa vời. Khoan khoan hò ơi, lệ sầu rụng xuống đàn tôi. Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời. Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu màu hoa ngát trên đôi môi, người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời. Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

cape of Nghênh Phong

李白 – 橫江詞

白浪如山那可渡
狂風愁殺峭帆人

Bạch lãng như sơn na khả độ, Cuồng phong sầu sát tiễu phàm nhân.

Bó tay, sóng núi bạc đầu, Khách thuyền sốt ruột chết sầu gió điên!

aptured few days ago at cape of Nghênh Phong, Vũng Tàu. White breaking waves everywhere, winds are violent, true to the name (Nghênh Phong in Vietnamese means: to welcome the wind, well, they’re for sure warmly welcomed there). It’s even hard to hold the phone steadily in one hand. My initial plan has to be postponed to another time! 😢

serene – 1, part 27

inal entry of the Serene – 1 series. There wouldn’t be any major updates, add – ons for the kayak since most everything is completed, and I need to shift my times and efforts into some higher – priority tasks. In a sense, an important milestone has been reached, the designing, building and equipping of my newest beloved kayak. A fascinating process at the beginning of which, I didn’t even think I could make it, and I didn’t know where it would lead to, a nice useful watercraft, or… a disaster!

Serene – 1 is the best kayak of mine until now, outperforms all others in term of performance, lightweight and agile, pretty much fast, with some sacrifice in primary stability. Yet, it is not without some weak points that could be further improved, and that would be the concerns of my next boat project (still have no plan for that at the moment). I’d tried to get out with the best design, the best building as I could, learning lots of new things about a hull’s hydrostatics and hydrodynamics along the way.

But let me make a clear point about this, even the best cruising hull, the best equipments won’t improve your mileage by 15 ~ 20 percent, for a whole – day paddling. After all, it’s you, your horse – power output, your determination and physical endurance, which are the factors that could make a key difference. To be honest, sometimes, I have a strange self – satirising feeling that I’m quite like Popeye, the Sailor man cartoon character, especially before embarking on some longer journey! 😀

Serene – 1 p1
Serene – 1 p2
Serene – 1 p3
Serene – 1 p4

Where to go from here, now!? I have so many ideas on boat and boat – building, so much that I fear that I wouldn’t have enough time to carry them out all. But sometimes, I should be pleased with what I’m having, me, a nice little boat, and the immense water space to indulge myself in!

Time on water is the time well spent 😀, constant hard struggles, always keep a cautious eye on wave, wind and weather, be prepared for bad things, and reserve the other eye to enjoy the many different shades, different faces of the water. That’s truly serene for my mind then!