cossacks – 1

iống như khi phái đoàn ngoại giao Grand Embassy của Sa Hoàng Peter the Great lần đầu tiên sang châu Âu, những ban nhạc cung đình châu Âu biểu diễn âm nhạc cổ điển sang trọng, lịch sự, từ tốn. Để đáp lại, dàn nhạc của Peter biểu diễn một thứ âm nhạc với huýt sáo và hò hét. “Cũng tương tự”, muốn nghe hò hét, huýt sáo trong không gian âm nhạc thính phòng, hãy xem Alexandrov Ensemble biểu diễn tại Anh năm 88, một trong những bài dân ca Slavơ nổi tiếng nhất… 😅

Cossack không phải là một dân tộc riêng biệt, mà chỉ là một sub – culture trong không gian văn hoá Slavơ chung: Nga, Ucraina, Belarus… Từ thời xa xưa, họ sống trên các thảo nguyên, lối sống trồng trọt, chăn thả, giỏi về chiến đấu trên lưng ngựa. Trong tất cả các thời đại, từ thời các Sa hoàng đến thời Sô – viết, và hiện đang thấy rất rõ trong giai đoạn nước Nga Putin hiện đại, Cossack vẫn luôn luôn là “cơ bắp” của chế độ: giữ gìn, mở rộng biên cương, trấn áp nội gian, nội loạn.

the final count down

i cũng biết bài hát xưa như trái đất này, nhưng mấy người biết nó nói về cái gì!? “The final count down” – lệnh đếm ngược: 9, 8, 7… 3, 2, 1… Preliminary stage, Intermediate, Main, Lift – off… đọc lời bài hát sẽ rõ, ngồi trên hàng trăm tấn thuốc nổ, trong một tích tắc là đi vào lịch sử (hoặc trở về với cát bụi) 😅

We’re leaving together, but still it’s farewell. And maybe we’ll come back to earth, who can tell? I guess there is no one to blame. We’re leaving ground. Will things ever be the same again? It’s the final countdown! We’re heading for Venus and still we stand tall. Cause maybe they’ve seen us and welcome us all, yeah. With so many light years to go and things to be found. I’m sure that we’ll all miss her so. It’s the final countdown!

Peter the Great

àng năm, vào ngày 30 tháng 7, sinh nhật của Sa hoàng Peter I (vừa qua), chiếc thuyền buồm nhỏ 400 năm tuổi này lại dẫn đầu đoàn diễu hành kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Nga trên sông Neva. Sau 400 năm, con thuyền 7m đóng bằng gỗ sồi này cỡi trên boong một con tàu khác chứ không thể tự bơi như trước. Tất cả chiến hạm của Hải quân Nga đều phải nghiêm chào khi con thuyền này đi qua. Peter I tìm thấy chiếc thuyền buồm trong nhà kho của ông nội, và học cách điều khiển nó năm 14 tuổi. Vài năm sau, ông tự tay đóng những chiếc thuyền buồm khác, “from keel to mast” – từ đáy lên tới đỉnh, và sau đó giong thuyền hàng trăm cây số trong bão tố trên vịnh Baltic, mặc cho bà mẹ của ông sợ hãi can ngăn.

Một cậu bé siêu tò mò và hiếu động, lập ra những “đại đội” đầu tiên từ các gia nhân, những người hầu cận của mình để chơi đánh trận giả. Hơn 3000 thiếu niên được huy động để lập nên hai trung đoàn: một đóng vai quân xanh, một đóng vai quân đỏ, và để xây dựng những pháo đài gỗ cho các trò chơi của cậu bé này. Ngày qua ngày, các chàng trai đó lớn dần lên, trò chơi trận giả ngày càng trở nên thật hơn. Đến một lúc, họ tập trận với gươm thật, súng thật, và từ đó trở thành 2 trung đoàn PreobrazhenskySemenovsky, đội ngự lâm quân của các Sa hoàng sau này. Những cậu bé chơi trận giả với Peter, về sau, đa số đều trở thành những sĩ quan thành danh trong các đơn vị quân đội khác nhau của vương quốc.

Không quan tâm nhiều đến sách vở, chỉ ham mê các trò chơi vận động. Nhưng ham thích thuyền buồm, nên đã học toán, học thiên văn để biết cách dùng kính lục phân (sextant), đã học nghề mộc, học cách tự may buồm, học cách rèn đúc đại bác, vũ khí, và tất cả những nghề nghiệp có liên quan khác. Năm 1697, lúc 25 tuổi, Peter du hành ẩn danh (incognito) qua nhiều quốc gia châu Âu, dừng chân 4 tháng ở Amsterdam để học nghề mộc đóng thuyền. Trong suốt thời gian 4 tháng này, ai gọi Peter là “bác cả” (thợ mộc) thì ông trả lời, còn ai gọi là “điện hạ”, “hoàng thượng” thì ông làm lơ không đáp. Peter đến Đức, Anh, Áo và nhiều quốc gia châu Âu khác, học hỏi mọi thứ có thể trên đường đi, nhất là những tiến bộ kỹ thuật!

Bản thân Peter thành thạo hơn 16 nghề, thành thạo thật sự chứ không phải chỉ làm cho có. Cuộc hành trình 2 năm ở châu Âu đã đem về Nga hàng chục ngàn đầu sách, đích thân Peter phỏng vấn và tuyển chọn gần 1000 chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho việc đóng tàu, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, huấn luyện binh lính, etc… Họ được trả một mức lương hậu hĩnh để phục vụ trong quân đội, hải quân, trong chính quyền và các ngành nghề công nghiệp khác của Nga. Nên biết rằng lúc này châu Âu đã qua kỷ nguyên Ánh sáng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên Công nghiệp hoá, trong khi nước Nga vẫn còn là một quốc gia trung cổ cực kỳ lạc hậu, đơn thuần nông nghiệp dựa trên chế độ “nông nô” (serfdom).

Để mở mang bờ cõi, phía Nam, Peter xây dựng hạm đội biển Đen và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Bắc, ông lập nên hạm đội biển Baltic và tuyên chiến với Thuỵ Điển, quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ. Hai hạm đội này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, mở được đường ra biển, giao thương với châu Âu và thế giới. Trước đó, người Nga hầu như chưa biết biển là gì! Peter khởi đầu với vị trí bombardier – pháo thủ, tự tay kéo pháo, tự tay nhồi đạn. Ông làm việc trên công trường đóng tàu như một người thợ mộc bình thường khác. Suốt mấy chục năm chinh chiến, ông được “thăng chức” bởi… chính các tướng lĩnh của ông, dần dần sau mỗi trận chiến, từ đại uý, đại tá và cuối cùng là đại tướng.

Mặc dù hiển nhiên, Sa hoàng mới thực sự là người chỉ huy cao nhất. Tất cả giống như là một vở kịch lớn, một trò chơi lớn, tiếp nối những trò chơi trận giả lúc nhỏ. Lúc đang xây dựng thành phố mới St. Peterburg, dự tính sẽ là thủ đô mới của nước Nga bên bờ vịnh Baltic, Peter sống trong một ngôi nhà gỗ 3 gian tạm bợ, với người vợ, sau này là nữ hoàng Catherine. Trong suốt nhiều năm, Catherine tự tay nấu ăn và giặt giũ, chăm sóc con cái, còn Peter tự tay làm vườn, họ sống như một cặp vợ chồng nông dân bình thường khác, trong căn nhà gỗ nhỏ thậm chí không có ống khói. Thư từ gởi đến và đi, đề tên là Peter Mikhailov, chứ không phải là Sa hoàng. Căn nhà này bây giờ trở thành một viện bảo tàng ở thành phố St. Peterburg.

Catherine, một phụ nữ gốc gác nông dân, “xuất thân hèn kém”, cả đời không biết đọc và viết, nhưng theo chồng Nam chinh Bắc chiến, chia xẻ mọi khó khăn, cực khổ, hiểm nguy trên chiến trường, nhiều khi còn tự tay nấu ăn cho lính tráng. Bà cứu mạng chồng mình trong một lần thua trận, bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây, bằng sự thông minh khôn khéo và can đảm của mình. Còn những khi chiến thắng trở về, Sa hoàng Peter, trong quân phục một đại uý, diễu hành qua cổng Khải hoàn môn ở Mát-cơ-va, đi phía sau những tướng lĩnh chỉ huy của ông như một người lính bình thường nhất. Giới quý tộc truyền thống Nga nhìn vào Hoàng đế của họ với tất cả những sự ngỡ ngàng, khó hiểu, xen lẫn với tức tối và bất mãn.

Công cuộc lột xác của nước Nga từ một nước nông nghiệp trung cổ lạc hậu, bước sang công nghiệp hoá trải qua nhiều đau đớn. Bản thân giới quý tộc không muốn từ bỏ các đặc quyền đặc lợi. Bản thân Nhà thờ Chính thống giáo không muốn mất đi các đất đai sở hữu và những quyền lợi khác. Peter đã ra lệnh tháo tất cả chuông của tất cả Nhà thờ trên toàn thể lãnh thổ Nga xuống để lấy đồng đúc súng đại bác, một hành động mà sau đó ông bị xem là “anti – Christ”. Giới quý tộc được lệnh phải văn minh hoá, phải học theo kiểu cách Tây phương. Áo choàng dài bị cắt ngắn, những hàm râu quai nón rậm rạp đặc trưng của quý tộc Nga bị cạo sạch, ai còn muốn để râu phải đóng “thuế râu”, phải trả một khoản tiền lớn.

Con em các nhà quý tộc và thơ lại được gởi đi châu Âu, học ngoại ngữ, học toán, học luyện kim, đóng tàu, kiến trúc, xây dựng, etc… và tất cả những ngành nghề cần thiết khác. Thể chế dựa trên đặc quyền, đặc lợi xa xưa dần dần bị bãi bỏ, tất cả được xây dựng lại trong một hệ thống dựa trên tài năng và công trạng. Thăng tiến trong chính quyền hoàn toàn dựa trên những thành quả đạt được. Và những đổi thay đó rất đau đớn, ở đây thể hiện một mặt khác trong cá tính con người Peter, một sự tàn bạo đến khát máu, sẵn sàng ra lệnh treo cổ hàng ngàn người chỉ trong một ngày, tất cả những ai dám chống đối, dám cản đường ông, tất cả chỉ để thực hiện cho bằng được chính sách “Duy tân” của mình.

Lịch sử nước Nga từ đó bước sang một trang khác, một kỷ nguyên khác, nổi lên như một siêu cường ở châu Âu. Cả châu Âu run sợ trước một thế lực mới, vừa văn minh hiện đại, vừa dã man tàn bạo! Không một ai có được vai trò như của Peter đối với nước Nga, trên tất cả các phương diện: khoa học, kỹ thuật, quân sự, văn hoá, thể chế luật pháp, chính quyền, kiến trúc, xây dựng, etc… Và cũng chỉ duy nhất một mình Peter được sử sách Nga chính thức gọi bằng cái tên: Piotr Veliki – Peter the Great – Peter vĩ đại. Tất cả được kể lại một cách hết sức chi tiết và sống động trong cuốn sách đồ sộ Peter the Great của Alexei Tolstoy, bản dịch tiếng Việt: Pie đệ nhất, một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi lúc nhỏ.

a sailor’s wedding

unique event in the Vietnamese recreational boating community, a community that is so small that even a kayaker like me have chances to know other players of other water sports such as sailboat, SUP, motor canoes, free or Scuba diving… And that’s the wedding of my friend, who helps founding and running VTSA – Vũng Tàu sailing club. Assembled together for the parade is 4 big sailboats, 2 monohulls and 2 catamarans.

A small parade with those 4 sailboats, about 20 nautical miles, running from Vũng Tàu city to VietsoPetro resort, where the wedding celebration and party were held on the beach. The weather was so fine, though winds are a bit weak. Taking parts in the parade are the bride and groom, their sailor friends and some invited guesses. Such a special event, and such joyful moments among our friendly circle that we could never forget.

bắc hành – 2017, phần 21, kết

àng vào Nam, thời tiết càng lúc càng nóng bức, mà dải bờ biển từ Cam Ranh vào đến Vũng Tàu đã biết tương đối kỹ. Thế nên quyết định “đổi gió” một chút cho hành trình, thay vì toàn là những cảnh quan vùng biển, cũng nên trải qua một chút không khí miền núi. Từ Cam Ranh, rẽ qua quốc lộ 27B đi Đà Lạt, thăm lại quãng đèo Ngoạn Mục mà đã từ lâu không đi lại. Đèo Ngoạn Mục cái tên được dịch từ tiếng Pháp là Bellevue (nice view) hay còn được gọi là đèo Sông Pha, lấy theo tên con sông “Krong Fa”.

Dọc tuyến đường này, còn thấy nhiều vết tích của tuyến đường xe lửa răng cưa mà người Pháp xây dựng từ Tháp Chàm đi Đà Lạt (nay đã hoang phế). Đoạn đường này nổi tiếng nguy hiểm với các loại xe khách, mặc dù núi đồi không phải là quá hiểm trở, độ dốc cũng không phải là quá lớn, các khúc cua cũng không phải là quá khúc khuỷu so với các con đèo khác. Nhưng đơn giản là vì các con dốc quá dài, hơn 150 km toàn lên (xuống) dốc liên tục, dể cháy thắng xe nếu tài xế không lưu ý!

Từ trên đỉnh đèo Ngoạn Mục nhìn xuống, cảnh quan thật đúng là… ngoạn mục. Đứng ở đây có được một cảm giác, hình dung rất rõ về cao nguyên Lâm Viên nổi bật lên hẳn trên nền cảnh quan xung quanh như thế nào. Hành trình tiếp tục đi về Đà Lạt, thành phố ngày càng hiện đại và đông đúc, trước khi đổ đèo Prenn, đèo Bảo Lộc, đèo Chuối, theo quốc lộ 20 qua Phương Lâm, Tân Phú, Định Quán, La Ngà, Thống Nhất, Dầu Giây, Trảng Bom, Biên Hoà… về lại Sài Gòn, kết thúc hành trình!

44 ngày đi dọc theo bờ biển Việt Nam, với quá nhiều những trải nghiệm, những phát hiện thú vị. Như thuyền máy có xiếm ở Quất Lâm, Nam Định, ghe buồm “ba vách” cổ truyền ở Quảng Yên, Quảng Ninh, hay những chiếc ghe composite nhỏ trên đảo Cát Bà. Từ những cảnh quan thoáng đạt của vùng biển khu bảo tồn Núi Chúa, Phan Thiết, hay hoàng hôn cửa biển Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đến không gian đầy kỷ niệm của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, hay chèo kayak trên vịnh Hạ Long…

serene – 2, part 42

ade some more longer paddlings (20 ~ 25 km) to get to really know her, my newly – built Serene – 2. It’s not until now that I could get myself familiarized with the boat’s primary stability, which could be really “frightening” to most novice paddlers. In reality, Serene – 2 is “more stable” compared to Serene – 1, but with a much higher free board, the secondary stability comes a bit later, to assure that everything is alright!

Actually, I’m a bit concerned about the boat’s primary stability, cause it has lots of V – bottom the under side. I would need to trail the kayak in its full capacity, to really make sure that the boat reaches its expected stability when fully – loaded with gears for a multiple – days paddling trip. The “fearful, uneasy feeling” caused by the low primary stability should not be taken for granted at all, even when I know that it’s safe.

Cause you would virtually going nowhere when all the time, you’re just worrying about it, worrying that something (a potential capsize) would happen. I’m pretty sure that the boat would be fine at its designed displacement, but only trialling would tell precisely. Looking back at all my boat building, boat playing times, lots of fearful moments, lots of self – doubting, self – disappointments, self – blaming, etc…

But that’s the nature of boating things, of “adventures” on the water. It requires lots of practicing and improving, to make sure that everything is right, that everything just works. My paddling performance is really really bad lately, with very little training ever since my last 9 days paddling trip in June. Obviously, something need to be improved here, and that would be among my resolutions in the coming new year! 😀

serene – 2, part 39

ade several short paddlings (10, 12 km) to trial my newly – built Serene – 2 kayak. The overall feeling is very pleasing, the boat is much easier to control compared to my previous one Serene – 1, and it’s faster, taking up momentum in just a few light strokes! But the velocity measures would be postponed until I could finish all equippings, all adjustments, and begin longer paddling to know precisely.

Yesterday, I had a capsize in my kayak, reason is that the seat raises the center of gravity (CG) by approximately 5 cm, just a very short distance but severely affect the boat stability. This is something I’d already knew in the designing phase, but still try to do the silly thing of installing the inappropriate seat. The solution is quite simple: remove the seat, just sit barely on the bottom, and build just a back – rest instead.

Apart from that, everything works well enough: the bilge pump, the rudder and rudder pedals, other electrical devices, etc… The shorter hull reacts more sensitively to load balancing, the kayak needs to be trimmed a little bit further aft to reach its most stable point. I’m especially happy with the rudder, to give a decisive conclusion on the Rudder vs. Skeg debate: the Skeg is simply left too far behind to argue! 😀

Only long paddling would tell, if there’re some significant improves in “economical speed”, the important point of a kayak designed for cruising: the minimum effort required to propel the boat on large distance and in prolonged period of time. It takes some more efforts and times to really complete harnessing my Andalusian horse and make it ready for sea paddling trips in this Northern monsoon wind season!

vũng tàu sailing – 4

erene – 2 is almost done, but the trialling would be continued on for quite some times. Now having some free time – slots to turn to sailing, joining my “sailing comrades” again in Vũng Tàu. North winds are turning much stronger, and though we’re sailing in a somewhat protected bay, the wind gusts reach 25+ knot, and waves above 1m.

The Baba (Vietnamese word for a specie of turtle) trimaran has been overhauled for repair and being refitted, there’re some works required still on the boat. It was such a wonderful experiences, and a very wet ride, when waves wash all over the boards. Looking at the stern wake in the clip below, we were going easily at 12+ knot! 😀

serene – 2, part 34

he bilge pump is a critical component of this Serene – 2 kayak. Empty out a flooded boat, or simply make your seat less wet, it gives you lots of confidence and convenience on long paddling trips. Today, I installed the bilge pump with its water hose (through a hole drilled on the port side). Electrical wires are connected and carefully sealed inside plastic tubes with silicone glue to make them really waterproof.

I wouldn’t want the whole system to collapse just because of one leaked electrical wire (anyhow, there’s still the fuse in case of a power surge, e.g: short circuit somewhere). Watch the short video below to see how the bilge pump works, it’s just so great! 😀 I would just move a wooden knob (the reed switch), and the water jumps out! The small “buzz, buzz” vibrating sound of the bilge pump is so fascinating!

One problem, however, due to the very deep V – bottom of the kayak, some small amount of water remains still at the bottom which could not be sucked out by the pump. That’s not a big problem anyhow, cause I would install a seat that raises me a few centimeters higher on the floor, and wouldn’t make my pant soaking wet. In the video, the water flow doesn’t look very strong, since the battery is already running low.

I would make more thorough testings to see how the whole system works in combination: battery, solar panel, lights, and bilge pump! But I would wait until the 12V battery “fuel gauge” shipped from Amazon, so that I can have exact measures on the battery usage, how many times it could pump out a boatful of water. It’s important to understand how your system works, so that you could make good uses of them on longer journeys!

serene – 2, part 32

he hull is painted with 2 layers of transparent PU paint. In this tropical weather, paint dries so fast, after about 3 or 4 hours, I can start the various deck fittings: mounting the forward hatch with compass on top (and compass light). The electric wires (housing inside a plastic tube) supplying power to the compass light also serves as a holding line, just in the rare case that the hatch could fall out.

The signal light is done the same way, connect the electric wires, seal them inside tube with silicone glue, test if the reed switch work. Until now, all 3 reed switches works well, I shouldn’t worry much about them, as reed switches, though tiny in size (less than 3 mm in diameter), are in fact very durable (rated at 100 000 times of turning on / off). In the silent night, I can hear the click, click sound of them turning on / off 😀.

Fitting the bungee cords is quite straight forward. The anchor points (made from wood) work well enough, I just pull a thread through easily, don’t have to “prime” with a small steel wire like before. The forward bungee cords also run through 2 wooden blocks (see the third image), each house a magnet inside. I use the NdFeB (rare earth) magnets, which are really strong, they could turn on the reed switch 2 or 3 cm away.

Next, I would fit the rudder pedals, run the rudder control lines and see how all things works. Then comes the bilge pump, with the water hose, then the solar panel. The ugly thing is that you just don’t know how much power left in your battery, or if the solar panel is doing its job. So I ordered a “12V battery fuel gauge” from Amazon to read out the current capacity of my SLA battery. Below: a short video to show how the reed switches work!