le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

ại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.