russian navy day

hư thường lệ hàng năm, ngày 26/7 vừa qua là ngày truyền thống, dịp để Hải quân Nga phô diễn cơ bắp. Phút thứ 30, chiếc thuyền buồm gỗ nhỏ của Peter – the – Great lại dẫn đầu đoàn diễu hành. Đọc thêm về chiếc thuyền này trong một post tôi đã viết năm trước.

Mãi cho đến khi kết thúc buổi lễ, khi dàn quân nhạc chuyển sang chơi một điệu valse khoan thai nhẹ nhàng, người ta mới cảm thấy bớt căng thẳng, ngột ngạt, vâng, đó lại là những điệp khúc lặp đi lặp lại: cha ông của chúng ta như thế này, tổ tiên của chúng ta như thế kia… 😃

the dawns here are quiet, 2015

ưa, nghe nói cái gì về Chủ nghĩa Hiện thực trong văn học nghệ thuật XHCN, tôi ko hiểu lắm, cái gì lý luận, toàn những thứ mơ hồ. Với những sự cởi mở, cập nhật thông tin mấy chục năm gần đây, thế giới hiểu nhau hơn, chợt nhận ra rằng, nó chẳng có liên quan gì đến lý luận, ý thức hệ, đó đơn giản hiểu đúng nghĩa đen, là tính cách, tâm hồn Nga. Phim Nga thường thực đến mức trần trụi, khiến người xem bội thực vì mức độ chi tiết, sống động, từ ánh sáng, trang phục, lời thoại, làm người ta choáng ngợp và sợ hãi, một kiểu thực mà Hollywood không bao giờ có được.

Như người Đức Phát – xít hay tuyên truyền rằng: giống Nga là một chủng loại “thấp kém”, thiếu sự “tự nhận thức, tự phản ánh cấp cao” của “con người”. Hiểu từ một khía cạnh nào nào đó thì… cũng đúng là như thế, như bầy ong bị phá tổ, hết con này đến con khác, vì bản năng, sẽ tự hy sinh để bảo vệ tổ của mình. Bên trong họ có cái gì rất “animal”, rất “sinh vật”, “sống động”, rất “gần mặt đất”, có sự “trẻ trung”, “tràn đầy năng lượng”, rất “thú vật”, như kiểu Việt Nam hay nói là “trâu điên, chó dại”, điều mà những nền văn minh “già cỗi” như châu Âu không còn giữ được! 😃

1945 parade

uyệt binh trên quảng trường Đỏ, 1945, ngay sau WW2, bản đẹp. Nguyên soái Zhukov (reviewer) cưỡi trên lưng một con ngựa trắng thuộc giống Tersk, và Nguyên soái Rokossovsky (reviewee) trên một con ngựa đen, những hình ảnh tuyệt đẹp đã đi vào lịch sử như là huyền thoại! 🙂 Georgy K. Zhukov, như chúng ta biết, xuất thân từ kỵ binh, tốt nghiệp lớp sỹ quan trung đoàn trưởng, bài tập cuối khoá như sau: đội hình trung đoàn hành quân với ngựa vượt 1000 km trong 7 ngày, kết thúc hành trình, trung bình, mỗi người sút 6kg, ngựa mất 12kg, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu…

2020 parade

ovid-19 chỉ có thể làm cho Gấu Nga trì hoãn chứ không huỹ bỏ lễ kỷ niệm thường niên, năm nay, 75 năm ngày chiến tranh Thế giới 2 kết thúc. Họ sẽ mãi như thế, phô diễn cơ bắp, diễu binh, trình diễn các thể loại âm nhạc và màu sắc, cho đến khi nào ngay cả chó, mèo đi ngang qua quảng trường Đỏ cũng phải đứng nghiêm mới thôi! 🙂 Haiza, một dân tộc kiêu hãnh, mạnh mẽ đến mức khốc liệt, tàn bạo! 😞

Thái Thanh – 2020

iposa in pace è inestinguibile l’antico ardor! – Rest in peace is the inextinguishable antique fire! – Ngọn lửa bất diệt xa xưa đã yên nghỉ vĩnh hằng! Danh ca Thái Thanh đã ra đi – 17/3/2020 ! 😭 😭 😭

Chiều nào nơi bãi hoang, Lại ghé thăm mộ nàng, Nhặt đoá hoa rụng vàng, Thế thôi ngủ ngon em nhé, một giấc mơ màng. Nhìn hàng cây liễu dương, Chạy suốt muôn dặm đường, Chạnh nhớ câu đoạn trường. Cố nhân vừa rũ áo, về với vô thường. Chiếc bóng khoác nón ra đi cuối nơi con đường.

bài không tên cuối cùng

hớ rất nhiều câu chuyện đó, ngỡ như là ngày hôm qua. Ôi ước ao có một ngày, được gặp em hỏi chuyện em lần cuối cùng. Vẫn con đường con đường cũ, vẫn ngôi trường ngôi trường xưa. Mưa vẫn bay như hôm nào, người ở đâu mình ở đây, bạc mái đầu.Này em hỡi con đường em đi đó con đường em theo đó chắc qua bao lênh đênh.

Bao gập ghềnh có làm héo hắt có dập tắt mất nét tươi nhuận nụ cười. Này em hỡi con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi. Nếu chúng mình có thành đôi lứa, chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau. Nếu không còn được gặp nữa, giữ cho trọn ân tình xưa. Xin gửi em một lời nguyện, được bình yên, được bình yên về cuối đời.

carnival night – 1

i mà còn nhớ phim này thì hẳn cũng ko còn trẻ nữa rồi… phim “Vũ hội hoá trang đêm giao thừa”. Bài hát “quatre minutes – 5 phút”, đếm ngược trước thềm năm mới… Nữ chính tuyệt vời! Một nụ cười ấm áp, ko nghi ngờ gì nữa, đánh thẳng vào anh ở chính giữa 2 mắt… Phát hành 1956, phim trở thành kinh điển của điện ảnh Xô-viết, được xem mỗi độ năm mới cho đến hôm nay! 😀

toccata

occata, từ tiếng Ý “toccare” – “to touch”, là những khúc nhạc nhỏ, mục đích để cho người đánh đàn thể hiện “ngón” (kỹ thuật). Nhớ lại lần đầu gặp pianist ấy, mấy chục năm về trước, đã đề nghị cô ấy chơi Toccata (Gaston Rolland). Kỷ niệm đầu đời, một cái “touch” không bao giờ quên! ❤️

Cô ấy là tiểu thư con nhà gia giáo, được nuôi lớn bằng chuyện cổ tích, cơm gạo tám thơm và chả giò, bố cô ấy chỉ toàn nghe Bach và Beethoven, nhà treo đầy ảnh danh nhân. Còn tôi chỉ biết biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc 2 ngón tay vào mồm… (a.k.a huýt sáo) 😀 Mais naïve ou bien profonde!?

môi tím – 1

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ìm ra giai điệu gốc của bài Môi tím, một bài… chẳng liên quan gì về nội dung ca từ. Nguyên tác: Lôi An Na – Tố cá mộc đầu nhân – Thà làm một thằng đầu gỗ! Cái thể loại Cantopop này xưa lắm lắm rồi, giờ chẳng có mấy người nghe nữa, đám trẻ giờ toàn nghe… Quan thoại thôi!

Môi tím – Ngọc Lan 

công phu

功夫

hích chữ Hán hay không là quyền, sở thích của mỗi người, tôi không có ý kiến gì. Nhưng nhìn vào tâm hồn của một con người, một dân tộc, bằng thi ca, văn chương, bằng học vấn, để thấy kỹ càng những nội dung thâm sâu của nó, thảy đều cần đến một sự đầu tư học hỏi kỹ càng, cần phải có những “công phu” nhất định.

Tiếng Hoa có chữ rất hay là “công phu”, không phải chỉ thường dùng trong võ công, mà trong mọi việc. Gì cũng phải rèn luyện nhiều nhiều năm thì mới tới chỗ thông thạo. Sao giờ toàn thấy kiểu chỉ cần Google đọc 2, 3 trang là cái gì cũng biết!? Ko liên quan lắm, nhưng nhà sư Hàn quốc đánh trống này, cũng thật là… một công phu đáng nể! 🙂