mauvais goût

ình hình phá di tích cổ, làm lại những thứ mới “siêu giả cầy”, tô vẽ bằng xi măng nhìn như “chó liếm” đã có từ hàng chục năm nay chứ không phải bây giờ mới có! Về phương pháp, giới bảo tồn bảo tàng vẫn có nhiều trường phái suy nghĩ khác nhau, vẫn thường tranh cãi không ngớt, nhưng đại để có 2 ý chính như sau:

1. Phục chế, tạo mới giống y thật: các nước châu Âu làm tượng đá La Mã, vẽ tranh Phục Hưng tinh vi đến mức dùng mắt thường không thể phân biệt được! 2. Không có khả năng làm “giả như thật” thì tốt nhất là bảo tồn nguyên hiện trạng, không thay đổi! Tuyệt đối không đẻ ra các thứ “giả cầy” vớ vẩn, một kiểu xuyên tạc lịch sử!

Cách thứ nhất không hề dễ tí nào, rất nhiều công sức nghiên cứu, ứng dụng KHKT! Ví dụ như người ta biết các tháp Chăm xây bằng gạch không dùng vữa, giữa các viên gạch không có mạch vữa, chúng được “dán” lại với nhau bằng một lớp keo mỏng, ngày nay đã biết là làm từ nhựa cây dầu rái (chính là loại dùng để xảm thuyền).

Từ “tri – biết” cho tới “hành – làm” vẫn là khoảng cách rất rất lớn, biết là dầu rái đó, nhưng cụ thể, chi tiết thế nào để công trình đứng vững ngàn năm lại là chuyện khác! Những việc như thế đòi hỏi rất nhiều công phu, chất xám! Các vị bây giờ chỉ muốn xây “khu – du – lịch – giả – cầy” để kiếm tiền nhanh chóng mà thôi! 😢

Nhớ hồi 16 ~ 18 tuổi, mấy lần bạn rủ rê chơi đi các khu như Suối Tiên, Đại Nam, nể bạn bè nên cũng đi chứ không phải là không, nhưng tới nơi ngồi một chỗ, không buồn đi xem, vì cảm thấy “mắc ói”! Phải biết cách nói “không” với những thứ “giả cầy”, tiếng Pháp dùng một chữ rất hay là “mauvais goût”, thẩm mỹ tệ hại & độc hại !!!