Nhạc tình Phạm Duy ít khi chung chung, mông lung, càng không bao giờ trừu tượng như nhạc Trịnh. Nhưng mỗi khi tác giả chuyển sang một cái mood có vẻ hoang vắng, xa vời… ta biết là ông đang đi tới những khúc quanh trên con đường sáng tác của mình: Cành hoa trắng, Thu ca điệu ru đơn, Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng…
Những lúc ấy, “nhạc tình” của ông không còn là về một mối tình cụ thể nào nữa, có chăng chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ một tâm trạng mênh mang khi đứng giữa những “ngã ba đường”. Như khi nghe Cành hoa trắng, ta có thể hiểu đó là tâm trạng (và lý do?) lúc ông từ bỏ chiến khu để “dinh tê về thành”.
“Thiên đường”, “trần gian”, “tiên nữ”, “cành hoa trắng”… cũng dể biết nó ẩn dụ cho những điều gì). Bài Nước mắt rơi này sáng tác ở Sài gòn năm 1961, nó có vẻ nói về tình yêu, mà thực chẳng có liên quan gì tới yêu đương, nó như một đoạn chuyển, dường báo hiệu thực tế xã hội giai đoạn tiếp theo đó, một thực tế mà tác giả đã phản ứng bằng cách soạn Tục ca và Vỉa hè ca!