lâng lâng chiều mơ

Mây vương sầu lan,
Gió ơi đưa hồn về làng cũ…

A piece of music for working time listening… Mất một số kha khá thời gian để hiểu ra nhận xét sau của NS Phạm Duy về nhạc sĩ tiền bối Dương Thiệu Tước: khi ông viết theo điệu Tây, nhạc rất là Tây, khi ông viết theo kiểu Ta, điệu lại quá là Ta. Nói một cách khác, ông (DTT) vừa Tây hơn tất cả chúng ta, và đồng thời, lại Ta hơn thảy chúng ta.

Bóng chiều xưa - Quỳnh Hoa 
Ngọc lan - Thái Thanh 

Mất một số thời gian để hiểu ra điều đơn giản nho nhỏ như thế. Và đừng bao giờ hy vọng, dù trong một phút giây, nhạc cảm vượt qua được ông, dù là ở khía cạnh này, hay trên khía cạnh khác. Đơn giản đừng làm công việc vô ích là phân bì với cái con người đã được Trời ban cho như thế!

người đi qua đời tôi

Thích nghe chữ gió thứ hai trong bài này, không phải chỉ ngũ cung mới có sự luyến láy, non một chút, già một chút… So chất giọng với phần đông ca sĩ bây giờ, khác nào đem âm thanh đàn organ điện tử so với cây đại phong cầm (pipe organ, không phân biệt được âm thanh của organ và pipe organ thì xin mời ra quán nhậu hát nhạc boléro kẹo kéo!)

Người đi qua đời tôi - Thái Thanh 
Người đi qua đời tôi - Quỳnh Giao 

Thực ra tôi cũng thích nghe Thái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn, ví như: Tuổi đá buồn, Ca dao me… (nghe trong post trước về Thái Thanh của tôi). Lẽ đương nhiên, “thích” có vô vàn sắc thái, góc độ khác nhau, cũng có vô vàn ẩn ý, ngữ nghĩa khác nhau, ví như tôi cũng thích nghe boléro, ví dụ như bài này.

300 ca khúc Thái Thanh

Giọt mưa trên lá, tiếng khóc chơi vơi,
Thế giới lạc loài, chưa thoát ra phận người…

Chừng này tạm đủ như một lời giới thiệu ngắn gọn về giọng ca Thái Thanh, hơn 300 ca khúc của nhiều nhạc sĩ khác nhau: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Cao, Lê Thương, Trịnh Công Sơn… Các ca khúc được xếp theo thứ tự ABC để tiện tìm kiếm. Những tựa in đậm là những ca khúc tôi thích và thường nghe. Chất lượng âm thanh không đồng nhất, tốt có, kém có, nguyên bản nhiều, remixed cũng lắm. Chất lượng âm nhạc… cũng thế!

Nhưng có hề gì, miễn là cảm được giọng ca Thái Thanh, hay nói như NS Phạm Duy: Thái Thanh chỉ cần cất giọng là người ta đã mê, bất kể bài nào. Đến giờ, không còn mấy ai cảm được cái kiểu luyến láy nhấn nhá như trước nữa… Một số người vẫn cất công kể lể nhạc xưa thế này, Thái Thanh thế kia, blablabla… Nhưng tôi không nghĩ là họ đã nghe đủ, và càng không tin là họ có hiểu một tí gì, vì dù có nghe cũng chắc gì đã hiểu!? Thực ra tôi không cần đến 3 giây để nhìn ra những điều như vậy!

Dù đó là những đĩa than đã mòn nhẵn với thời gian, hay những thước băng cối đã nhão đến mức khó nhận ra âm điệu gốc, từ những bản thu mộc âm thanh mono cách đây hơn nửa thế kỷ, hay những thu âm CD số hiện đại sau này, thì giọng hát Thái Thanh vẫn không thể lẫn vào đâu được. Nhiều chất giọng cũng cao như thậm chí là hơn Thái Thanh, nhưng những bội âm trong chất giọng của bà là điều mà không một ai bắt chước được, không một kỹ thuật hiện đại nào có thể tái tạo được!

prepositive vs. postpositive

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời
Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi…

One miscellaneous linguistic notice, except for things borrowed from Chinese, which is largely unpopular to most people in daily, pragmatic uses, the Vietnamese language, in essence, is strictly postpositive, that is an adjective must be placed after a noun / pronoun that it modifies. So the following examples which are prepositive, are extremely rare, to the point of… bizzare, but they’re also very interesting, note the underlined, bold phrases. Add more examples to the list if you would find one!

Chuyện tình yêu - Ngọc Lan (nguyên tác: Histoire d'un amour) 

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời. Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi

Khúc ca muôn thủa - Thái Thanh (nguyên tác: Granada) 

Rằng từ sau khóe mắt xanh bồ câu xâm chiếm tim anh, quên lãng sao đành

Rừng xưa đã khép - Khánh Ly 

Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô.

bắc hành – 2015, phần 13

Anh sẽ ra đi về miền mênh mông,
Cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng.

Trả lại em yêu - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 13: Khâm Đức ❯ đèo Lò Xo ❯ Đăk Glei ❯ Plei Cần (Ngọc Hồi) ❯ Đăk Tô ❯ Đăk Hà ❯ Kon Tum ❯ Plei Ku ❯ Chư Sê ❯ Ea H’Leo ❯ Ea Drang ❯ Buôn Hồ ❯ Buôn Ma Thuột

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Phía trước là con đường… hành trình tiếp tục theo đường Trường Sơn, từ Khâm Đức (Phước Sơn, QN), vượt đèo Lò Xo chạy kế bên khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là qua địa phận tỉnh Kontum. Con đèo dài và khá khó đi, dưới chân đèo, một chiếc 50 chỗ cháy trơ trụi còn đang bốc khói nghi ngút, các xe đi ngược chiều cũng toả ra một mùi bố thắng khét lẹt. Tuy nhiên, đã đi qua những cung đường Tây Bắc khó khăn hơn nhiều nên đèo Lò Xo cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.

Từ đây là chấm dứt những cảnh quan xanh tươi, cao nguyên Trung phần dần hiện ra với trong tầm nhìn rộng lớn, bạt ngàn đồn điền cao su, cà phê, tiêu, chè… cùng với… vô vàn đồi hoang núi trọc, sông suối vàng một màu hoàng thổ. Trong đầu thoáng lên ý nghĩ, dù sao ở những “miền đất cũ”, dân chúng cũng còn biết tổ chức lo lắng cho tương lai lâu dài về sau hơn là ở những “miền đất mới”. Cảm thấy mất hứng, bèn tăng ga chạy tiếp cho hết những nẻo đường rộng lớn của cao nguyên.

Cả Tây Nguyên mùa này đang là mùa khô, gió và bụi bao trùm lên các tuyến đường, đoạn Plei Ku đi Buôn Mê Thuột rất xấu, đang sửa chữa dở dang. Nhưng cũng có những đoạn đường rất đẹp, mới xây, rộng rãi, phẳng lì, đi qua những rừng thông, cao su rợp bóng mát. Rất nhiều địa danh lịch sử bắt gặp trên đường đi nhưng không ghé vào thăm được, đành đánh dấu lại trên bản đồ điện tử, hẹn trong một chuyến đi khác. Rồi sẽ có một ngày ngược tuyến đường này, đi lại những gì đã bỏ sót!

bắc hành – 2015, phần 11

Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi,
Mơ thấy bên lề cuộc đời,
Áo dài đùa trong tiếng cười.

Quê nghèo - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 11: Nghĩa Đàn ❯ Thái Hoà ❯ Tân Kỳ ❯ Khai Sơn ❯ Thanh Thuỷ ❯ Phố Châu ❯ Vũ Quang ❯ Phúc Đồng ❯ Hương Khê ❯ Tân Ấp ❯ Khe Ve ❯ Minh Hoá ❯ đèo Đá Đẽo ❯ Phong Nha ❯ Khe Gát ❯ Đông Sơn ❯ Bến Quan ❯ Cam Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Xuôi theo đường HCM, từ Hà Tĩnh, ngã ba Đồng Lộc, Tân Ấp, vượt đèo Đá Đẽo, đến Phong Nha, Quảng Bình. Trời đã về chiều nên không đi trên nhánh Tây của đường HCM, một đoạn 250 km không có lấy một cụm dân cư hay cây xăng nào, đi theo nhánh Đông, về đến Cam Lộ, Quảng Trị lúc 10h tối do mải mê chụp ảnh dọc đường. Đoạn đi qua vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha, Kẻ Bàng, nhiều nơi vẫn còn là rừng nguyên sinh trông rất hấp dẫn.

Nhiều đoạn đi sát với đường biên giới Việt – Lào, đây đó thấy có kiểu nhà rất cao, chỉ 1 trệt nhưng cao bằng 2 tầng so với nhà nơi khác, là kiểu nhà tránh cái nóng của gió Lào. Suốt đoạn đường khu 3, khu 4 đi qua, rừng núi toàn một màu xanh tốt. Tuy phần nhiều là rừng tái sinh, nhưng làm tôi đặt câu hỏi không lẽ công việc trồng rừng lại được thực hiện tốt đến vậy? Ít nhất thì dọc toàn tuyến đường HCM đoạn này, hầu như không thấy đồi núi trọc, sông suối một màu xanh biêng biếc.

Nếu để ý kỹ, sẽ thấy nhiều yếu tố văn hoá bản địa đan xen với nhau, và dần dần chuyển biến từ vùng này sang vùng khác, trong một đoạn rất ngắn và hẹp, từ Quảng Bình, Quảng Trị vào đến Thừa Thiên Huế, bề ngang có nơi chỉ khoảng hơn 40 km, mà có đến 3 tuyến quốc lộ dọc chính: đường 1A, đường HCM nhánh Đông & nhánh Tây. Những tộc người Cơtu, Pacô, Vân Kiều nhỏ bé, trông nghèo khổ, nhếch nhác, những mái nhà sàn & nhà mồ bé xíu nằm rải rác dọc đường đi…

bắc hành – 2015, phần 6

Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u,
Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều!

Nương chiều - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 6: tp. Lào Cai ❯ Mường Khương ❯ Pha Long ❯ Si Ma Cai ❯ Cốc Pài (Xín Mần) ❯ Vinh Quang (Hoàng Su Phì)

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Tiếp tục đi sát đường biên với TQ, từ Lào Cai sang Hà Giang. Không giống như phần trước của hành trình (đoạn Yên Bái sang Lào Cai) đoạn sau này đi qua những vùng tương đối xanh tươi, sung túc hơn, người dân cũng thân thiện hơn. Những đèo dốc dài miên man bất tận vắt ngang các sườn núi hiểm trở. Trên bản đồ trông rất gần, nhưng thật ra là rất xa. Địa hình chia cắt kinh khủng như vậy, nên con người từ vùng này sang vùng khác có khi là rất khác nhau, phải lưu ý điều đó!

Một mình đi giữa thiên nhiên hoang vắng, chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp một mái nhà, một bóng người bé tí ti giữa núi rừng trùng điệp. Chiều đứng trong màn sương, tiếng lục lạc bò ngựa đây đó khắp rừng rất khẽ cùng hoà nhịp ngân nga, phải lắng tai mới nghe ra, nghe như âm hưởng của một serenata, khúc nhạc chiều tà: Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều. Chiều ơi, áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào sườn núi chơi vơi, ới chiều!

Rồi khi ánh tà dương dần chợt tắt, nhà nhà nổi lửa thổi cơm, khói lam chiều buông trên mái nhà các thôn bản xa xôi, tiếng ai cười khúc khích xen lẫn với tiếng suối chảy róc rách qua đồi, tiếng gió thổi vi vu nghe chừng thêm lạnh, một mình tôi khe khẽ hát “khúc dân ca” Nương chiều (Phạm Duy) giữa đại ngàn mênh mông: Chiều ơi, lúc chiều về mọc ánh trăng tơ, cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều. Chiều ơi, mái nhà sàn thở khói âm u, cô nàng về để suối tương tư, ới chiều!

bắc hành – 2015, phần 5

Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi.
Sông nước xa xôi, mây núi khắp nơi, không tỏ một đôi lời.

Bên cầu biên giới - Phạm Duy - Thái Thanh 

Chặng 5: Sapa ❯ Y Tý ❯ A Mú Sung ❯ Trịnh Tường ❯ Bát Xát ❯ tp. Lào Cai

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Quãng đường này đi sát với biên giới TQ, nhiều đoạn quốc lộ 4D ở lưng chừng núi, ngay dưới chân núi đã là đường biên. Đây là một cung đường khó khăn, đường đi rất xấu, nhiều đoạn đang xây dựng dở dang, taluy cao ngút tầm mắt, nhiều đoạn dốc dể trên 30%. Cứ nhìn mức độ tiêu hao xăng của xe là biết đường xấu hay tốt. Con ngựa sắt đến tận giờ vẫn là người bạn trung thành, hoạt động trơn tru không có vấn đề gì lớn ngoài đôi lần hơi khó khởi động do thời tiết quá lạnh.

Đường biên nhiều nơi rừng núi nương rẫy trơ trụi, xơ xác, nhưng vẫn còn tốt hơn vùng Yên Bái, một số nơi người dân đã biết trồng rừng phòng hộ bảo vệ bản làng, nên nhìn tươi tốt và xanh mướt. Đoạn chạy dọc đầu nguồn sông Hồng, nơi đoàn kinh tế quốc phòng 345 trú chân thì quy cũ hẳn ra, ruộng nương làng bản trông khá bài bản đẹp mắt. Bên kia sông, các công trình do phía TQ xây thì không cần phải nói, trông hoành tráng bề thế hơn hẳn. Trở về lại thành phố biên giới Lào Cai.

Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ, Cầu cao nghiêng dốc trên dòng sông sâu dừng chân bên cầu Cốc Lếu, tp. Lào Cai, bên kia là Hà Khẩu, TQ, thầm hát câu: Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi. Sông nước xa xôi, mây núi khắp nơi, không tỏ một đôi lời. Ôi giấc mơ xưa, mộng đời phiêu lãng giang hồ. Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên dòng sông Danube!?Bên cầu biên giới (Phạm Duy), người nghệ sĩ tài hoa đã nói thay hết lời muốn nói!

bắc hành – 2015, phần 3

Quê em miền trung du, đồng suối lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm…
Bao là gươm, bao la súng, rừng lưỡi lê đi chiếm lại làng quê xưa…

Quê em miền trung du - Nguyễn Đức Toàn - Thái Thanh 

Chặng 3: Nghĩa Lộ ❯ Tú Lệ ❯ Khau Phạ ❯ Mù Cang Chải ❯ Than Uyên ❯ Tân Uyên ❯ Bình Lư ❯ Sapa

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Sơn Tây đi Yên Bái: theo QL32 chạy dọc triền đê sông Thao lên đến tp. Yên Bái, qua huyện Trấn Yên là đã vào vùng trung du đồi núi trập trùng. Ghé qua Suối Giàng, ở độ cao 1400 m, quê hương của giống chè Shan Tuyết, “vua của các loại chè” Việt Nam, những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vừa vòng tay 1, 2 người ôm trồng tít mãi trên những đỉnh núi cao, những đồi chè xanh ngát trập trùng. Rồi chạy tiếp đến Nghĩa Lộ, Mường Lò, cánh đồng (“mường”) lớn thứ hai vùng Tây Bắc.

Đến Tú Lệ ăn xôi nếp với muối vừng, xôi ở đây rất thơm và ngọt. Đi du lịch dài ngày thế này không nên ghé các hàng quán sang trọng, cứ vào những hàng ăn bình dân, người địa phương ăn gì mình ăn đó, sẽ luôn có những phát hiện thú vị. Vượt đèo Khau Phạ, con đèo dài thậm thượt trong một buổi trưa mà sương mù dầy đặc, hầu như không thể thấy gì quá 5, 10 m phía trước. Thế nên cũng không thưởng ngoạn được gì phong cảnh hùng vĩ, đành tăng ga chạy tiếp để đến Mù Cang Chải!

Mù Cang Chải (và cả Tây Bắc) mùa này không phải vào vụ lúa mới gieo hay sắp thu hoạch, nên chủ yếu là chiêm ngưỡng cảnh quan núi non trùng điệp, chứ không có các khung hình ruộng bậc thang xanh mướt hay vàng rộm như thường thấy, một Mù Cang Chải không son phấn. Cứ chạy dọc theo chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ vào đến địa phận Lai Châu, qua Than Uyên, Tân Uyên, Bình Lư, vượt đèo Ô Quý Hồ để đến Sapa. Dừng chân Sapa 2 ngày để ghé thăm thêm các vùng lân cận.

paddle on

Rowing is the only sport that originated
as a form of capital punishment…

Crossed a major milestone in paddling: 10 kilometers roundtrip finished in 2h 15′ (including resting time), speed – made – good averages out at 4.4 kilometre per hour (km/h), or almost 2.4 knot. That is already better than the baseline usually applied for casual paddlers at about 3.3 km/h, but much behind that of frequent paddlers, they can easily make it at 5 ~ 6 km/h. Of course, velocity depends on various other factors, most importantly the boat and paddle designs, which I currently don’t have much choice.

Chiều về trên sông - Thái Thanh 

About range, that’s still not half of my ultimate (projected) target somewhere around 25 km, which approximates a typical whole – day canoe camping trip. Still having a very large gap to try and overcome! Paddling for me is not racing, and like they often say: it’s a marathon, not a sprint!, but you need some measures to evaluate your performance progress anyhow. As I paddle on, I’ve learned some below lessons.

Most beginners like me are low – angle paddlers, naturally. That is arms rarely raise up to shoulder level, the paddle’s shaft is more often in a horizontal position, the “angle of attack” at which the paddle’s blades enter water is much smaller than 90°. In contrast, high – angle paddling requires keeping ams at shoulder level, paddle’s blades penetrate water in a near – vertical manner. For beginners, the first approach cause less tiredness: arms don’t need to be kept high, and movements are easier.

But high – angle is more efficient: first, blades enter water at steep angle, providing more propulsion. Second, blades are nearer to the hull, producing less turning moment and more forward – pushing torque. And third, most importantly, not just your arms pull and push the paddle, but the rotation of your torso brings much force into action, and helps relieving stresses to your hands and arms. So, I’ve tried overcoming the fatigue of high – angle paddling, in the long run, it will make benefits.

Paddling a boat sometimes reminds me of the Latin phrase: Mobilis in mobili, yes you may have remembered it, captain Nemo’s personal motto in Jules Verne’s famous novel: Twenty Thousand Leagues Under the Sea, moving in a moving environment, moving amidst mobility… The wind, the wave, currents, all affects your rowing, sometimes you go along the current, sometimes against it, sometimes with the aid of winds and sometimes, winds are your enemy.

And the waves too, on the rivers where I go paddling, waves are mostly under 1 foot high, upto 2 feet in the wind gusts, not enough to pose any threat to the boat’s stability, but can make lots of troubles in keeping up a steady course. Sometimes, the current, wind and waves, all at the same time, corporately and deliberately push me off course, sometimes I could hardly make an advance at all, and it turned out to be a real fight in which I need to keep my stamina over a long distance and over extended period of time.

Some of my lessons learned: don’t put too much effort into each paddling strokes, perform strokes gently in a smooth rhythm. Don’t paddle in too shallow water (less than 1 ~ 1.5m), that will considerably reduce boat speed by 1/4 ~ 1/3. (I don’t really understand the physics of this fluid – flow dynamics though). Don’t try to perform many corrective strokes: sometimes the boat is not on an intended heading (e.g: there’s usually some flow turbulence where river changes its direction, or where river’s branches join…)

And you would try to correct it by adding more strokes on one side, it’s not the right way. Instead, just paddle in balance, then offset the heading by a small angle to compensate the dragging effects. That will eventually make your boat’s path slightly zig – zag, but in reality, a direct line is not always the shortest path between 2 points, it’s so in the 2D Cartesian space (e.g: map) only, not in a higher – dimensional space where we take other factors (current, wind…) into account.

Chiều buông trên dòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong, ơi chiều! Về đâu ơi hàng cây gỗ rong, nghiêng mình trên sóng sông, yêu kiều… Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ, có khi vui lửng lơ…

trương chi

Thi thoảng lại thích nghe đủ các loại mùi ngũ cung – pentatonic hoà lẫn vào nhau trong những tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao, thích nhất là những đoạn chuyển bất chợt qua ngũ cung Trung Hoa rồi về lại ngũ cung Việt Nam… Nhạc Văn Cao (giai đoạn đầu) phức tạp theo một cách mà không ai khác làm được, cái phức tạp thoáng thoáng mơ hồ của một distinctive genius.

Trương Chi – Thái Thanh 
Khối tình Trương Chi – Thái Thanh 

Các nghệ sĩ lớn gặp nhau ở những… chủ đề lớn: Trường ca sông Lô của Văn Cao đứng vào hàng tuyệt tác, nhạc sĩ Phạm Duy cũng có bài Tiếng hát sông Lô cũng hay nhưng không bằng. Văn Cao có bài Thiên Thai, Phạm Duy cũng có Tiếng sáo Thiên Thai chưa sánh ngang được. Văn Cao có Trương Chi thì Khối tình Trương Chi của Phạm Duy vẫn còn kém thua.

Tuy vậy cá nhân tôi lại thường thích nghe Khối tình Trương Chi hơn là Trương Chi của Văn Cao, nhạc Phạm Duy có một cái mùi ngũ cung Việt Nam thuần khiết, nguyên bản không pha, không lẫn đâu được. Nhiều người đã ước giá như Văn Cao được sống trong một không gian khác…

Ví von một cách tương đối, nếu xem Phạm Duy như Lý Bạch của Tân nhạc, thì Văn Cao chính là Đỗ Phủ vậy, còn từ quan điểm âm nhạc đại chúng thì Bạch Cư Dị, ta cũng biết là ai đó rồi! Có người đùa bảo giờ ai mà đi thích nhạc ngũ cung thì tức là… cũng ngu. Ai khôn thì mặc, tôi cứ mãi “cũng ngu” như thế!

người đàn bà hát

Ôi giấc mơ qua,
Mộng đời phiêu lãng giang hồ.
Sống trong lòng người đẹp Tô châu!
Hay là chết bên dòng sông Danube?

Thỉnh thoảng lại post một bài để tự gợi nhớ mình về “người phụ nữ của lòng tôi”, người phải được đặt cái tên: người đàn bà hátla femme qui chante. Rất nhiều nữ ca sĩ Việt Nam “tự cổ chí kim” muốn giành giật, cũng đã có người tự tiện vơ về mình cái mỹ hiệu đó.

Bên cầu biên giới - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

Theo tôi chẳng có ai xứng đáng cả (đàn bà thì có, mà hát thì không), không một ai ngoại trừ Thái Thanh. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả… hãy nghĩ rằng cô ấy trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi…, đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi nói về tiếng hát trên trời Thái Thanh.

kiếp nào có yêu nhau!?

Hẳn người thôi đã quên ta? Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng? Nhắn cho ta:
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!
Kiếp nào có yêu nhau!?

Lần nghe đầu tiên: cảm giác như bị “sốc thuốc”, ngợp vì cảm xúc truyền tải qua bài hát, và hiểu ra rằng vẫn có cách để diễn đạt những tình cảm đau khổ đến mức thiêng liêng như thế. Lần nghe thứ hai: tự mỉm cười, thì ra so với bản thân, những “tình cảm học trò” của cá nhân mình cũng không là cái đinh gì, thôi thì tự biết bằng lòng làm một kẻ thô lậu tầm thường để ngưỡng mộ những cảnh giới cao hơn của cảm xúc con người và của âm nhạc.

Kiếp nào có yêu nhau - Thái Thanh 
Kiếp nào có yêu nhau - Bích Liên 
Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 

Lần nghe thứ ba: nhíu mày, sống mà đau khổ thế này không bằng chết, tình yêu mà vô vọng thế này, chi bằng đừng yêu là hơn, tắt nhạc, không muốn nghe nữa… Rồi lần nghe thứ n, n + 1… Những bạn trẻ nếu có nghe nhạc cũ, nên nghe bài này qua giọng ca Mỹ Linh trước, dù sao thì chất giọng Mỹ Linh cũng mang tính contemporain, dễ thấm hơn. Còn mình lại thích nghe Thái Thanh và Bích Liên hơn, vì chưng mình không còn trẻ nữa chăng!?

tôi nhớ tên anh

Tôi viết tên anh trên trán, trên tay. Tôi viết tên anh trong gió, trong mây… Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài!

Một bài rất dễ thương tôi thường thầm hát mà không biết tác giả lại chính là Hoàng Thi Thơ, người viết nên những ca khúc mà tôi yêu thích khác như: Phút đầu tiên, Đường xưa lối cũ, Gạo trắng trăng thanh, Tà áo cưới… đã giới thiệu trong một post trước. Người nhạc sĩ Triệu Phong này là tác giả của nhiều ca khúc đậm chất dân ca, sôi nổi, dễ thương, không phức tạp nhưng mang nhiều nét mới lạ…

Tôi nhớ tên anh – Trish Thuỳ Trang 
Phút đầu tiên – Thái Thanh 

Âm nhạc chỉ là những giây phút thăng hoa thoáng qua của cuộc sống, nó cần phải thực hơn là chính cái thực tại này! Một ca khúc để thỉnh thoảng mình có nhớ đến ai đó thì lại ngửa cổ hát chơi, hát cho trong lòng vơi nỗi nhớ: Tôi nhớ tên em khi gió khi mưa, tôi nhớ tên em khi nắng lưa thưa, tôi nhớ tên em qua ánh trăng thanh, khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím…

động hoa vàng

Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng… Nhớ xưa em rũ tóc thề, nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay. Đợi nhau tàn cuộc hoa này, đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

Mỗi thời có một loại âm nhạc, tôi rất ít khi có ý kiến về âm nhạc của giới trẻ hiện tại, vì ai cũng có nhu cầu của riêng mình, thời mới rồi sẽ có những hướng đi mới, cho dù là nó sẽ dẫn đến đâu. Trong một nhận xét “thẳng thắn”, nhạc sĩ Phạm Duy bảo: âm nhạc bây giờ thiếu rung động và thiếu sự sang trọng. Riêng tôi thì nghĩ nó còn thiếu cả sự tử tế! Một kiểu nói nhẹ nhàng nếu không muốn bỉ ra mặt: âm nhạc thời thổ tả! Không muốn vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là đa số thính giả cả già cả trẻ bây giờ từ trong cảm nhận đã: không thể hiểu, không thể biết được về cái họ không có!

Đưa em tìm động hoa vàng - Thái Thanh 
Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

Nhạc cũ, thực ra tôi rất ít khi nghe, chỉ là thi thoảng nghe tìm lại chút Hương xưa, cứ như là những điều đã quá tốt để có thể trở thành thật, cứ xa xa cách cách vậy mà có khi lại hay hơn! Ít nhưng mỗi khi nghe, dạo này thường chọn những bài nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày xưa Hoàng thị, Em lễ chùa này, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, và một số bài Đạo ca khác. Các ảnh bên dưới: chân dung hai tác giả họ Phạm, một âm nhạc, một thi ca, và những tác phẩm làm say lòng người!

neo – analog

It has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


đà lạt – 2011

Vật vạ chập chờn ngủ trong lúc xe âm thầm leo dốc, mỗi lúc tai cảm thấy ù ù là biết đã lên thêm một cao độ đáng kể nữa… Mở mắt trông ra những con phố, những trảng rừng lẩn khuất trong sương, qua hết một quãng mù lại hiện ra bầu trời đêm trong veo với hàng ngàn đốm sao lung linh, cứ như thế lặp lại nhiều lần. Nhìn thời khí đoán biết những ngày đến, trời sẽ trong, mát và ít mưa… tiết trời lý tưởng cho một chuyến đi. Nhà xe mở một đĩa nhạc không lời, âm lượng nhỏ thật nhỏ, chập chờn trong giấc ngủ vẫn mỉm cười vì sự tình cờ thú vị, lại được nghe cái giai điệu thượng du miền ngược đầy mê hoặc của Nhạc sầu tương tư giữa chốn này.

Suy nghĩ bổng dưng không còn dùng tiếng Việt, nào là lý trí và logic trong nghệ thuật, nào là đức tin và lý tính thuần túy (Immanuel Kant), nào là duy danh và duy thực (norminalism & realism), nào là tiên nghiệm và hậu nghiệm (a priori & a posteriori)… Những vấn đề từ lâu chẳng còn mấy quan tâm, cũng đã bước qua những “khung cửa hẹp” ấy một đôi lần. Sao còn có người băn khoăn và gợi lên những câu hỏi đó nhỉ, lại thêm một cái mỉm cười trong giấc ngủ. Dù sao thì còn có người quan tâm những điều như thế cũng tốt, những người dám bắt đầu bước đi trên con đường của riêng mình. Tâm trí cứ phiêu du miền metaphysics cho đến khi trời ửng sáng.

Qua hết đèo Prenn là vào thành phố, bước xuống xe vẫn còn chưa thấm hơi giá lạnh, nhưng khi chiếc phone cần đến 2, 3 cái touch để bắt đầu hoạt động đúng thì biết ngay là thời khí đã thay đổi, vội khoác lên người thêm chiếc áo gió. Đây rồi cái không gian để sống cho riêng mình, tạm bỏ lại sau lưng một nơi mà người người sống vì những giá trị của kẻ khác, vì những hình bóng trong mắt người khác, chẳng mấy ai có ý thức và khả năng theo đuổi những giá trị cá nhân tự thân. Nơi ấy người ta vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc nhau bằng những chuyện giả dối tầm phào… Biết bao nhiêu lần một nụ cười khinh thị thoáng hiện trên môi.

Những góc phố cũ kỹ đầy rêu và hoa, ly cafe bốc khói, những câu chuyện luôn dở dang với một vài người bạn cũ. Những bài nhạc Pháp dễ thương ở quán Tùng, ly da – ua đậm mùi “sữa”, một loại “sữa” còn sót lại từ thời bao cấp chỉ toàn có mùi đường và bột. Tối tối lại ghé qua Cung Tơ Chiều cùng hát với chị chủ quán 2, 3 bài. Giọng hát ấy trầm đục, không liêu trai mà luyến láy đầy cảm xúc. Chưa khi nào tôi hát Thuyền viễn xứ say sưa đến thế. Thật tội nghiệp, chỉ có hai người biết với nhau tại sao “Những đồi hoa sim” (Dũng Chinh) và “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy) chẳng thể đi chung đường, tại sao vẫn phải nhìn thính giả bằng ánh mắt nửa buồn nửa vui lẫn lộn…

Nhưng “thu hoạch” lớn nhất của chuyến đi này là hai chiếc đĩa than ghi âm tiếng hát Thái Thanh và hợp ca Thăng Long (xem 4 bức hình chụp bên đây), trong đó có đủ 3 bản: Tiếng sông Hồng, Tiếng sông Hương và Tiếng sông Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Những thu âm rất lạ: hòa âm và hát bè không giống bất kỳ thu âm Hội Trùng Dương nào tôi đã từng nghe trước đây! Cầm trên tay hai chiếc đĩa microsillon mà không dấu được sự xúc động, đây là bản gốc của những nhạc phẩm: từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, đây là âm thanh nguyên thủy của tiếng hát trên trời: Thái Thanh!




đôi mắt người sơn tây, 2

Tác giả của: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô, Quán bên đường

Bản nhạc không ngưng trở đi trở lại gây nên trong tôi những cảm xúc khó tả… Từ lần nghe đầu qua giọng ca chính tác giả Phạm Đình Chương – Hoài Bắc, đến những trình bày khác sau này, vẫn bàng bạc cái tâm trạng: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ. Có lẻ trong tâm tưởng mỗi con người, mỗi nghệ sĩ đều phảng phất đâu đó một không gian tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, một cõi xa vời đầy chất tưởng tượng huyễn hoặc, đã từng (hay chưa từng?) tồn tại, un paradis perdu – một thiên đường đã mất.

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Có nhiều người đã thể hiện ca khúc này, từ chính tác giả Phạm Đình Chương, bác sĩ Bích Liên, đến ca sĩ Quỳnh Giao. Nhưng hay nhất có lẽ vẫn là NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT – Thái Thanh, đây là bản thu âm lúc bà còn trẻ, khi chất giọng hãy còn căng đầy những luyến láy, những thăng giáng tinh tế. Hãy nghe lại giọng ca của bà, một loại tiếng Việt đã “tuyệt chủng”, hãy nghe để thấy tiếng Việt ngày nay đã trở nên nhanh hơn, phẳng hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, và ít nội dung hơn, phần nhiều là những loại ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.

ngọc lan

Ngọc lan, bản nhạc hoàn hảo trên mọi góc độ, từ giai điệu, ca từ cho đến trình bày, hòa âm… Khi xưa nhà có một băng nhạc (loại Maxell màu nhũ vàng) mà ai đó đã khéo léo sắp bài này chung với: Nguyệt cầm, Tiếng dương cầm, Hương xưa, Hoài cảm, Đêm ngắn tình dài… tạo nên một không khí rất chi thanh tân, cổ điển cho suốt 90 phút nghe. Giờ thì biết là cũng chỉ loanh quanh trong những tác giả như: Vũ Thành, Văn Phụng, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước…

Ngọc lan - Thái Thanh 
Ngọc lan - Quỳnh Giao 

Ai đã trót mê Thái Thanh thì khó có thể thấy ai hát hay hơn bà (dù Quỳnh Giao, Mai Hương, Kim Tước đôi khi có những trình diễn thật sự rất riêng biệt). Nhưng những năm gần đây, chẳng mấy khi nghe bài này mà thấy hay… một dấu hiệu xuống cấp của cái tai nhạc.

cô gánh gạo

Yêu thích bài Cô gánh gạo này từ lâu nhưng gần đây mới biết đó chỉ là lời khác của ca khúc Người lính bên tê, một bài “tuyên truyền địch vận” sáng tác mãi từ năm 1947: Bên tê là phía sầu u, có người dân Việt, gục đầu trên đất tù, bên ni là phía tự do, đã nhờ Cha già, mà toàn dân ấm no… Anh ơi quay súng lại ngay, máu người dân Việt còn cần cho luống cày. Tôi mong từng phút từng giây, sống chẳng oán thù để chờ anh tới đây!

Cô gánh gạo – Thái Thanh 
Người lính bên tê – Thái Hiền 

Sau khi “dinh tê về thành”, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời mới cho rất nhiều ca khúc đã sáng tác trước đó, không phải chỉ riêng một bài này. Cũng bài này, NS Phạm Duy còn có một lời ca “cưa gái” như sau: bên tê là phía thùy dương, có một cô nàng chải đầu bên suối vàng, ta mong dòng nước tràn dâng, bắc một cây đàn để chờ em bước sang…

Bao thể chế đổi thay, nhưng dân tộc thì vẫn còn, cũng như bao lời ca đổi thay, nhưng giai điệu thì vẫn thế! Một nền âm nhạc với đa số là ca khúc thì dĩ nhiên ca từ hay cũng quan trọng. Nhưng ai đó cứ vin vào ca từ mà không có được sự thẩm âm cần thiết thì thật là chưa hiểu âm nhạc vậy!