PREKRASNOE DALEKO, 2

ôi thường nghe thấy một giọng nói, vọng lại từ tương lai xa xôi. Giọng nói nghiêm túc hỏi tôi: ngày hôm nay anh đã làm được những gì cho tương lai mai sau!? Hỡi tương lai xa xôi tuyệt vời, xin hãy nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thôi, xin đừng quá dã man, đừng quá tàn bạo với tôi…

Moscow strikes back

hương trình âm nhạc… cuối năm 🙂 Trích đoạn phim tài liệu “Moscow strikes back”, giải Oscar năm 1942, có lượng lớn khán giả trên toàn thế giới! Một phim rất ấn tượng với những cảnh quay số lượng lớn kỵ binh tấn công trên thảo nguyên, hay những trường đoạn góc rộng, đội quân trang phục mùa đông trượt trên băng tuyết! Về phần nhạc là “Hành khúc những người bảo vệ Mạc-tư-khoa”!

Катюша, 2

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần… với tôi, ngày nào cũng là weekend, mà ngày nào cũng là weekday… Bài hát đã trở nên quá quen thuộc, quá phổ thông rồi, nhưng nghe lại nhiều lần vẫn thấy rất ấn tượng, mới đầu không hiểu vì sao, cứ cho là do dàn đồng ca lớn hàng trăm người, nhưng nghe kỹ thì thấy hình như không phải vậy!

Hoá ra là do thủ pháp dùng cello và contrebasse để làm bass, kiểu rất cổ điển thường gặp trong âm nhạc nhà thờ! Đám bolero hiện tại đang có chiêu trò dùng tiếng bass siêu lớn cho giống nhạc sàn, chủ yếu để tạo tiếng ồn mà thôi, quanh đi quẩn lại cũng chừng đó thứ, tối giản và đơn điệu đến mức giống… thiểu năng! 😢

I vnov’ prodolzhayetsya boy

hương trình ca nhạc cuối tuần tiếp tục… Tôi nghĩ ai trong chúng ta lâu lâu, thỉnh thoảng cũng thích một chút cosplay, chắc chắn là vậy! 😅 Cosplay tức là chúng ta đóng vai, hoá thân thành một nhân vật khác, có thể là viễn tưởng, cũng có thể là viễn tượng!

Có thể là siêu thực, biết đâu đấy có thể là vị lai, tạm thời thoát ra khỏi cái hiện thực đáng ghét này một chút! Bài ca: Và trận chiến tiếp tục – I vnov’ prodolzhayetsya boy… Ca khúc còn được biết đến dưới một tựa đề khác: Và khi Lenin trẻ lại!

amur waves

hương trình âm nhạc cuối tuần, tiếp tục với những giai điệu đến từ nước Nga, điệu valse rất nổi tiếng: Sóng sông Amur (sông Hắc Long Giang, biên giới giữa Nga và TQ), lần này qua một trình bày bằng tiếng Hoa. Không như trong tiếng Việt, việc đặt lời hơi khó khăn… Người Trung Quốc cover lại hầu hết những bài ca Xô – viết, gần như không sót bài nào… Văn hoá Nga, đó là cái gì đó phóng khoáng và rộng rãi, mơ mộng và liều lĩnh, dữ dội và tàn bạo, nói như Trump: nước Nga sẽ luôn là người bạn tốt, vì anh ấy có hơn 1500 đầu đạn hạt nhân! 😀

Uletay na kryl’yakh vetra

ến hẹn lại lên, chương trình âm nhạc Nga – Xô cuối tuần… Chỉ là một video clip đẹp với vô số cảnh quan thiên nhiên, công trình nhân tạo ở Nga, trên nền bài hát “Bay đi xa trên đôi cánh gió” – Улетай на крыльях ветра, nhạc phim “Hoàng tử Igor”, 1969. Không cần xem phim gốc, chỉ cần nghe những dấu vết ngũ cung trong bản nhạc này cũng có thể từ từ lần mò hiểu ra được, có một nửa dòng máu Viking trong cái gọi là người Nga ngày nay, và chữ “Rus” nguyên gốc đơn giản có nghĩa là: “người chèo thuyền”…

vovan & lexus

gày xưa, các ông vua thường có mấy thằng hề đi kèm, không phải chỉ để diễn trò vui, mà còn để làm những chuyện nghiêm túc theo một cách ít chính thống hơn. Nhưng “thằng hề” ngày nay, Vovan & Lexus, làm nhiều trò “chơi khăm” khá là… “siêu”, từ Eton John tới Greta Thunberg, từ Ben Wallace tới John McCain, vô số người là nạn nhân của cặp đôi này, đơn giản chỉ bằng vài thủ đoạn gọi điện mạo danh (thường có sử dụng deepfake) và lừa họ nói ra khá nhiều thông tin thật. Vovan & Lexus nhiều lần bị phương Tây cáo buộc “lừa gạt với ý đồ chính trị”.

Nhìn từ một góc độ khác, Vovan & Lexus chính là cặp đôi “phản diện”, chữ “phản” ở đây chính là giúp con người ta “phản tỉnh, phản biện”, tự nhìn lại bản thân: phải chăng những điều ta biết là thật, để thấy rằng với truyền thông hiện đại, nhất là ở những nơi dân trí kém như VN, cái “biết” của con người ta nó “nhảm nhí và tào lao” như thế nào, để thấy rằng muốn lung lạc cộng đồng dễ như thế nào. Ở một thời đại mà sự giả dối còn bóng bẩy, hào nhoáng hơn sự thật, một nền văn hoá chả có tí tẹo nội hàm nào bên trong sẽ dễ bị lũng đoạn, thao túng như thế nào!

song of the volga boatmen

ến hẹn lại lên, cuối tuần mới có thời gian để lên Face… tiếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô! 🙂 Khi nhỏ, đã xem bức tranh rất nổi tiếng của Ilya Repin: Người kéo thuyền trên sông Volga, rất đẹp, rất chi tiết, trong một tập sách ảnh siêu đẹp ở nhà! Và cũng đã nghe phần nhạc, qua lời Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng thú thật, không ấn tượng cho lắm, cho đến sau này nghe nguyên bản tiếng Nga, là một bài dân ca cổ, xưa cũ và lâu đời, dữ dội và hoành tráng, như chính lịch sử, văn hoá nước Nga vậy!

Volga, con sông dài hơn 3500km, ngày nay, cùng với hệ thống kênh đào, nối liền Nam – Bắc nước Nga, có thể thông từ biển Baltic xuống tận biển Đen. Ngay từ ngày xưa là tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng, giúp hàng hoá lưu thông, điều phối lực lượng, lúc thì xuôi Nam, khi thì ngược Bắc! Ngay từ thời Sa-hoàng Peter-the-great, các tàu chiến đóng ở trên sông, thường phải được kéo qua các vùng nước cạn, ra ngoài cửa sông rồi mới lắp súng và chất đầy tải… nên từ đó xuất hiện nghề kéo thuyền trên sông Volga.

prekrasnoe daleko

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần. Chuyện cổ tích của các nước phương Tây thường bắt đầu như thế này: Ngày xửa, ngày xưa, đã có một xxx…, còn chuyện cổ tích Liên Xô lại thường bắt đầu như thế này: Đến một ngày, trong tương lai, sẽ có một yyy… 😃

Nhạc phim thiếu nhi Tương lai xa xôi tuyệt vời, 1983, bài ca thật tuyệt, trong trẻo, thanh thoát, bay bổng, đã được dịch ra vô số ngôn ngữ khác nhau. Phim và nhạc cho trẻ con, nhưng người lớn nghe sẽ biết “Tương lai xa xôi tuyệt vời” chính là bài ca nói về quá khứ!

timur và đồng đội

imur và đồng đội, tác phẩm ưa thích lúc còn là một cậu bé… tiểu thuyết khởi thảo năm 1939 và phát hành năm 1940, thật trùng hợp là ngay trước thềm chiến tranh thế giới lần 2. Một “hội kín” của những cậu bé 13, 14 tuổi, chuyên làm những việc tốt trong vùng, giúp đỡ người già, người khốn khó, đấu tranh chống lại các phần tử lưu manh. Dần dà hình thành nên một “tổ chức”, tổng hành dinh (Stavka – nghĩa đen là “cái lều”, “hành” (di động) dinh”, sở chỉ huy trong các chiến dịch quân sự) đặt trên một cái gác xép, có hệ thống quan sát và đường dây điện thoại tự thiết kế riêng để huy động, điều phối lực lượng lúc cần!

Truyện phát hành dưới dạng kịch nói qua sóng radio, tinh thần của nó đã góp phần huy động hàng triệu thiếu niên nhỏ tuổi tham gia các công việc có ích trong vùng, để người lớn nhập ngũ chống Phát – xít. Có thể một số người cho rằng văn học Xô – viết có phần giáo điều, những tôi lại thấy khác. Qua cuốn sách này để hiểu thêm về văn hoá và tâm hồn Nga, hiểu tại sao một đất nước chỉ có 85 đàn ông trên 100 phụ nữ, vì đàn ông họ làm quá nhiều việc khó khăn, điên rồ, liều lĩnh! Không như ở cái xứ Vịt kia, dư dôi ra đến gần 115 đàn ông trên 100 phụ nữ, suốt ngày chỉ có ăn nhậu, bolero và làm mấy cái trò lưu manh lặt vặt! 😢