Slavsa

ang trong cái mood nhạc Nga, Slavsa – Ivan Susanin – một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nền âm nhạc cổ điển Nga, thường chỉ được trình bày trong những dịp long trọng nhất (ví dụ như lễ nhậm chức của tổng thống). Bắt nguồn từ một vở opera của Mikhail Glinka, người được xem là cha đẻ của âm nhạc cổ điển Nga! Vở nhạc kịch kể câu chuyện về Ivan Susanin, người được một nhóm thích khách Ba Lan thuê dẫn đường để mưu sát Sa-hoàng Michael I.

Susanin thuyết phục nhóm sát thủ này đi một con đường tắt nhanh hơn băng qua rừng… Từ đó về sau, không ai còn thấy Susanin và nhóm sát thủ kia đâu nữa! Đến ngày nay, Ivan Susanin được xem là anh hùng dân tộc, người đã hy sinh chính mình để làm thất bại âm mưu của kẻ thù! Câu chuyện của Susanin được thấy lặp lại nhiều lần xuyên suốt lịch sử nước nước Nga, kể cả trong WW2, giống như câu chuyện của Matvey Kuzmin, người được phong Anh hùng Liên Xô ở tuổi 83…

Burevestnik

hế là loại cuối cùng trong 6 siêu vũ khí sử dụng những “nguyên tắc vật lý mới” mà người Nga đã nêu (Avanguard, Burevestnik, Zicron, Kinzhal, Poseidon, Sarmat), tên lửa động cơ hạt nhân & đầu đạn hạt nhân Burevestnik đã thử nghiệm thành công! Không cần phải nói điều này quan trọng như thế nào. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ đa phần đều đặt ở phía Bắc và Tây Bắc, để đề phòng Nga tấn công từ hướng Alaska và vòng qua Bắc Cực. Nhưng loại tên lửa mới mang đến khả năng tấn công từ phía Nam, vòng qua Nam cực, đánh vào mặt yếu nhất!

Đó là chưa kể loại Burevestnik này có thể bay hoài bay mãi, lảng vảng suốt nhiều năm trên không, thay đổi theo bất kỳ lộ trình bay nào mong muốn trước khi đánh xuống mục tiêu! Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử cạnh tranh dai dẳng và lâu dài giữa 2 siêu cường, người Nga đã có lợi thế dẫn trước rõ ràng! Cả 6 loại vũ khí chiến lược đó, người Mỹ vẫn chưa làm được cái nào, các thử nghiệm vũ khí bội siêu thanh thì đến giờ chỉ toàn thấy thất bại! Chương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca: Tên lửa luôn luôn sẵn sàng – The rockets are always ready! 🙂

Trên núi đồi Mãn Châu

iệu valse nhẹ nhàng cổ điển cho ngày làm việc, bài ca Nga: Trên núi đồi Mãn Châu. Bài này ra đời năm 1906, ngay sau chiến tranh Nga – Nhật, cuộc chiến với người Nga là một thất bại to lớn, đây là một trong những “tiền đề” cho cách mạng Bolshevik những năm về sau! Nhưng cả với người chiến thắng là Nhật, chưa bao giờ trong lịch sử cận đại mà thương vong lớn đến vậy!

Với sự xuất hiện của những loại súng, đạn mới, hình thức chiến tranh cổ điển đã có từ thời Trung Cổ: các đội hình ô vuông cứ thế dàn hàng ngang tiến lên làm mồi cho đạn từ đây biến mất hoàn toàn và nhường chỗ cho chiến tranh hầm hào! Quay trở lại với ca khúc, có cái không khí giáo đường cổ kính, dường như là ở một thế giới riêng biệt, thoát hoàn toàn khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc!

kiếm vũ

hương trình âm nhạc cuối tuần… phương Tây thì chỉ xem đây là âm nhạc của Khachaturian người Armenia, nhưng nhiều người thì lại gộp nó vào không gian Xô-Viết, không gian Đế chế Nga rộng lớn, hùng mạnh xa xưa, một bản nhạc có tính “signature”, rất độc đáo của thế kỷ trước, được thấy sử dụng thường xuyên trong…

Phim hoạt hình Tom & Jerry (và nhiều phim khác) để diễn tả những lúc kịch tính, cao trào, gay cấn, trong những tranh đấu bất tận giữa mèo và chuột! 🙂 Bản nhạc: Múa kiếm – Kiếm vũ – Sabre dance! Giây thứ 50 là một nét đẹp Circassian – Circassian beauty, từ hàng trăm năm nay đã thành huyền thoại, cô ấy là người Chechen!

mongols

rong các chiến thuật quân sự, khó nhất là giả vờ yếu, giả bộ thua! Thời xa xưa, Mông Cổ chính là những người thực hiện chiến thuật giả thua giỏi nhất: vờ rút lui trong hoảng loạn, vô trật tự, kỳ thực trong cái vô trật tự đó lại có một trật tự thống nhất, rõ ràng! Chiến thuật này là… siêu khó, phải có bản lĩnh rất vững vàng mới thực hiện được, vì nếu làm không khéo thì thua giả sẽ… trở thành thua thật: rút chạy với hàng ngũ rối loạn, tan vỡ! Đương nhiên, đối thủ của người Mông Cổ cũng không ngu ngốc, thành ra họ phải thay đổi chiến thuật liên tục.

Giả thua 1 ngày, giả thua 3 ngày, đỉnh điểm là quân Mông Cổ đã giả thua liên tục 9 ngày, thậm chí làm cả “kế rút bếp”. Ngày nay người Nga cũng làm y như vậy, chuyện ai nhìn vào cũng hiểu rõ, mà tại sao phía Ukraine vẫn cứ đâm đầu vào!? Vì “bố mẹ” nó ép phải như thế, không làm khác được, Mỹ và Nato cứ liên tục ép phải thí quân, đâm đầu vào chỗ chết! Cục diện này có phần lỗi lớn của truyền thông, cứ nói dối mãi đến lúc không còn đường lùi nữa! Nên là thực hay là giả, là dối hay là thật, thì cứ để chúng nó như thế, chạy đâu cũng không thoát “nhân – quả”!

kometa

ảm nhảm cuối tuần, cái tuyên truyền của phương Tây đôi khi rất khôi hài, vẫn bôi nhọ đối thủ theo kiểu thời đồ đá, kiểu: 3 thằng VC đu cành đu đủ không gãy! Ví dụ gần đây là chuyện tuyên truyền rằng ku Nga tháo chíp tủ lạnh, máy giặt… để dùng cho quân sự! Ai có chút hiểu biết kỹ thuật đều hiểu rằng, chip trong tủ lạnh, máy giặt là những dòng siêu đơn giản, Nga thậm chí không thèm sản xuất, cứ qua TQ đặt là sẽ có, giao hàng tính theo… tấn! Có một sự thật là nhiều thiết bị quân sự Nga dùng chip từ khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ, Đức, Nhật, TQ… Nhưng thực ra quân đội của các nước khác cũng đều như thế, chẳng ai tự mình đi sản xuất mọi thứ! Họ đều đi mua từ các nơi về, nhất là những loại đơn giản mà nếu tự sản xuất sẽ không hiệu quả về chi phí! Đó là chưa kể rất nhiều chip lưỡng dụng, vừa dùng cho dân sự, vừa có thể dùng trong quân sự, thì tự sản xuất làm gì, ra siêu thị mua nhanh hơn!

Có một thời GPS, GLONASS là cái gì đó rất cao cấp, nhưng giờ thì chip định vị có mặt nơi nơi! Là cha đẻ của hệ thống vệ tinh GLONASS nhưng Nga nó thậm chí không làm chip nhận tín hiệu GLONASS! Về cái gọi là sự lạc hậu của Nga, TQ so với phương Tây trong công nghệ chip, điều này thì tương đối đúng, họ vẫn còn đi sau chừng 5, 7 năm! Nhưng tuyệt đại đa số thiết bị chiến tranh dùng chip 28nm hoặc lớn hơn vẫn chạy tốt! Không phải cứ hiện đại là tốt đâu, có khi ngược lại! Như board mạch định vị Kometa của Nga làm được phân loại theo… khối lượng, loại 65gr chịu được 2 nguồn gây nhiễu, loại 135gr chịu được 5 nguồn gây nhiễu, cứ như thế tăng lên đến loại… 1kg! Thực tế, vì không thể tập trung đủ nguồn & công suất gây nhiễu, nên thiết bị trở thành miễn nhiễm với tác chiến điện tử! Chuỗi cung ứng toàn cầu đã đến mức phụ thuộc nhau như thế, nên để chất xám mà làm những chuyện đáng giá!

concert

ó đều xảy ra theo cùng một khuôn mẫu y như thế, giống như trong phim Bố già – The godfather hay vô số các phim lịch sử, chiến tranh khác. Ngay trước khi các sự kiện chính mở màn, các ông trùm đều thong thả đi nghe hoà nhạc, nhạc của Wagner, Mozart, Beethoven, etc… cứ làm ra vẻ vô tư, vô quan như thế!

Cũng như trong WW2 vậy, các tướng lĩnh cấp cao ung dung đi xem ba-lê, nghe nhạc, xem kịch… thưởng thức nghệ thuật! Đó cũng chính là lúc kế hoạch được triển khai, và giông bão ập tới, cần phải có cảm hứng cho vận động! Và những dân tộc mạnh mẽ là nó vận động, tiến về phía trước như thế, là “nhạc” chứ éo phải “nhẽo” nhé! 😀

believe

eter-the-great, khi hãy còn rất trẻ, có lần tham gia một nghi lễ triều đình và… quên lời thoại, những lời có tính công thức, khuôn mẫu một đức vua phải nói, mà thời đó thì không có máy nhắc chữ! Thế là ông ta cứ đứng đó ấp a ấp úng: Ta, ta sợ rằng… Vị tổng giám mục đứng bên cạnh liền nhắc rằng:

Thưa, ngài không sợ điều gì cả, ngài tin tưởng… (Sir, you don’t fear anything, you believe…) Thế là Peter nhớ ra và nói hết câu mang tính nghi lễ đó! Trích đoạn tiểu thuyết Pie đệ nhất – Aleksei Tolstoi! 🙂 Hơn 30 năm sau, vẫn nhớ từng sự kiện, từng diễn biến trong cuốn tiểu thuyết rất hay từng đọc lúc nhỏ!

tình cờ

iệu valse nhẹ nhàng cuối tuần, một cuối tuần đầy bẩn bụi và mồ hôi do làm mộc, làm thêm vài thiết bị cho cái xưởng và đóng thêm cái bàn làm việc… Bài ca nổi tiếng từ năm 1943: “Tình cờ (gặp gỡ)”. Anh lính sau trận bom nghe thấy có tiếng âm nhạc và tìm đến, có cô gái đánh đàn trong căn nhà hoang đổ nát.

Và họ nhảy với nhau điệu valse tình cờ, giữa hai người chưa hề quen biết. Có điều gì đó siêu thực – surreal – thoát hẳn ra khỏi cái hiện thực tàn nhẫn, siêu thực như chính cái giai điệu bài ca vậy. Mới chỉ tiếp cận được qua phương diện âm nhạc, còn ca từ, văn chương Nga là cả một thế giới sâu thẳm, phức tạp khác nữa.

theremin

hiều năm trước đã viết về thiết bị nghe lén “the Thing – cái đó” này… Được Liên Xô tặng như món quà khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, thiết bị có hình dạng quốc huy nước Mỹ, cái đầu đại bàng bằng gỗ, treo trang trọng trong phòng làm việc của Sứ quán. Đương nhiên người Mỹ họ cũng không ngây thơ, đã thử tìm hiểu, dò xét các kiểu, nhưng không phát hiện được điều gì, vì thiết bị không có dây điện, không có pin, không phát ra bất kỳ tín hiệu gì, nó chỉ hoạt động một cách bị động khi có nguồn vi ba chiếu vào ở đúng một tần số nhất định!

Khi đó, nó mới cộng hưởng và dội lại âm thanh, trong đó có lồng ghép các âm hội thoại trong phòng! Con bọ nghe lén nằm đó suốt nhiều năm trước khi bị phát hiện một cách tình cờ! Ngày hôm nay, chúng ta đi siêu thị, quẹt nhẹ là trả tiền, qua cửa khẩu hải quan, cũng quẹt nhẹ là kiểm tra CCCD, những dạng chip điện tử NFC, RFID… chính là xuất phát từ phát minh đầu tiên này! Đây là phát minh của Leon Theremin, nhạc công cello, người đã chế tạo rất nhiều nhạc cụ điện tử khác! Chiến tranh đã “tài trợ” cho công nghệ tương lai như thế đó! 🙂