tình ca – 2

…Tiếng nước tôi,
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,
khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

âu lâu nghe lại những bản nhạc kinh điển một chút. Cách đây vài năm trên Wikipedia tiếng Việt còn tranh cãi Tình ca nào phải của NS Phạm Duy, mà là của NS Hoàng Việt 😬. Nếu Tình ca Hoàng Việt là một tình khúc “đỏ” rất hay thì Tình ca Phạm Duy, ở một mức độ phổ quát hơn, là bản tuyên ngôn tuyệt vời nhất cho cái gọi là bản sắc Việt! Trình bày của Thái Thanh dưới đây có tempo khá chậm, những ai muốn một thể hiện hiện đại hơn có thể nghe Mỹ Linh bên đây.

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Nguyễn Đình Nghĩa 

Hàng chục năm trở về trước, khi tôi giới thiệu bài này với bạn bè mình, họ đã không hiểu được phần nhạc và cả phần lời của bài này, nhìn nó với con mắt lạ lẫm, nghi hoặc. 😢 Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước, sau khi nhiều đài, báo đã cho âm nhạc Phạm Duy một sự “bảo đảm” nhất định, thì họ có vẻ “hiểu” bài này hơn. Nên dĩ nhiên đến tận bây giờ tôi vẫn không cho là như thế!! 😢

Tình ca – Phạm Duy

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi, tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi. Tôi yêu tiếng ngang trời, những câu hò giận hờn không nguôi. Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi, vững tin vào mộng đẹp ngày mai.

Một yêu câu hát truyện Kiều lẳng lơ, như tiếng sáo diều (diều) làng ta. Và yêu cô gái bên nhà miệng xinh, ăn nói mặn mà (mà) có duyên.

Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh. Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình, nhìn trùng dương hát câu no lành. Đất nước tôi, dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn. Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi. Đất nước tôi, núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.

Tôi yêu những sông trường. Biết ái tình ở dòng sông Hương. Sống no đầy là nhờ Cửu Long. Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong.

Người yêu thế giới mịt mùng cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam. Làm sao chắp cánh chim ngàn, nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (là hàng) mến nhau.

Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu. Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo. Mình đồng da sắt không phai mầu. Tấm áo nâu, những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu, rướn mình đi từ cõi rừng cao, dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi.

Tôi yêu biết bao người, Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa, những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai.

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi, ngày xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca. Ruộng xanh tươi tốt quê nhà, lòng tôi đã nở như là (là) đóa hoa.

thuyền viễn xứ – 2

ột bản nhạc càng hay thì người ta càng tìm cách diễn dịch nó theo nhiều cách khác nhau, một cảm hứng, gợi ý ban đầu cho nhiều trình diễn, chuyển soạn, phát triển… Như bản Thuyền viễn xứ, có không biết bao nhiêu là người trình diễn, tôi đã nghe nhiều, vocal cũng như instrumental, nhưng tiếng đàn bầu dường như vẫn là, một cách tự nhiên nhất, thanh âm phù hợp để truyền tải cái hồn của Thuyền viễn xứ.

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 
Thuyền viễn xứ - Văn Vượng (guitar) 
Thuyền viễn xứ - Phạm Đức Thành (đàn bầu) 
Thuyền viễn xứ - Vũ Trụ, Hồ Đăng Long (piano & violin) 

đừng xa nhau

Đừng đi mau, để mãi mãi,
là chiếc bóng đậm mầu,
còn theo nhau tới muôn đời sau…

ỗi bản nhạc Việt giống như một bức tranh truyền thần: là ca khúc nên phần ký âm không “đầy đủ”, “chính xác” như truyền thống nhạc cổ điển (Tây phương), tác giả chỉ phác ra giai điệu chính (một số có soạn thêm hòa âm) và để phần diễn dịch tác phẩm âm nhạc đó cho thính giả. Đứng trước một bức tranh truyền thần, sẽ có rất nhiều cách nhận định khác nhau, nhiều khi là trái ngược nhau.

Đừng xa nhau - Thái Thanh 
Đừng xa nhau - Piano arrangement – Harold Mann 

Thế nên mới có vai trò của nghệ sĩ hòa âm và ca sĩ trình diễn: bổ sung thêm nhiều cảm nhận, màu sắc, biến tấu… cho những nét nhạc chính, những điều mà tác giả chỉ gợi ý mà không viết ra (hoặc đôi khi là chính tác giả cũng chẳng có ý đó). Với tôi, cách diễn dịch Thái Thanh luôn luôn là độc đáo và duy nhất!

đường em đi

Đường em có đi, hằng đêm bước qua,
nở những đoá thơ, ôi dị kỳ…

ột tác phẩm nữa của nhạc sĩ Phạm Duy – Đường em đi mà tôi ngờ rằng là được phát triển bằng cùng một “thủ pháp” với các bản Còn gì nữa đâu, Đừng xa nhau. Cả ba bản nhạc như là những “bài tập” đặc sắc sau thời gian học nhạc lý ở Pháp, Phạm Duy học chung lớp với Trần Văn Khê, nhưng chỉ hơn năm thì bỏ học về nước, như lời ông nói: để sáng tác theo kịp với hơi thở của cuộc sống, của thời cuộc. Còn anh học trò chăm chỉ Trần Văn Khê về sau trở thành giáo sư nghiên cứu âm nhạc.

Đường em đi - Trần Thái Hòa 
Đường em đi - Piano arrangement - Harold Mann 

Những bản nhạc tình chung chung, mông lung thế này chỉ là phương tiện để tác giả gởi gắm cảm xúc từ ý nhạc, những cảm xúc không tên (hãy nghe thêm phần piano arrangement rất hay), nên cũng chẳng quan trọng lắm về ca từ, Đường em đi hay Đường em chẳng đi, Còn gì nữa đâu hay Không còn gì nữa đâu… 😀 Hình bên: ảnh ông cụ những tháng ngày gần đây, trông vẫn rất tinh anh ở cái tuổi ngoài 90, vẫn còn xuất hiện và diễn thuyết về âm nhạc, tuy rằng ít hơn trước.

còn gì nữa đâu

Còn gì nữa đâu, tình chôn đã lâu!
Còn gì nữa đâu, mà phải khóc nhau?

ột thu âm rất mộc và đầy chất fantasy của ca sĩ Kim Tước, Còn gì nữa đâu – Phạm Duy. Lần đầu nghe bản này, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy một ca sĩ nổi tiếng bài bản, trường lớp như Kim Tước lại có thể “fantasy” đến vậy, một thu âm tuyệt vời!

Còn gì nữa đâu - Kim Tước 
Còn gì nữa đâu - Quỳnh Giao 
Còn gì nữa đâu - Piano arrangement – Võ Tá Hân 

Phải nghe version này và phần chuyển soạn cho piano của nhạc sĩ Võ Tá Hân thì mới nhìn rõ cái “dụng ý” và “dáng nhạc” của tác giả, những giọng ca khác dù rất nổi tiếng và tài năng như Khánh Ly, Lệ Thu cũng chỉ có thể… phá hỏng bài này.

em lễ chùa này

Tàn mùa đông, vào chùa bỡ ngỡ,
Tiễn đưa em trong áo quan này…

ừng đại lễ Phật đản, mừng Đạo pháp và Dân tộc 😬 mời các bạn nghe ca khúc: Em lễ chùa này qua giọng ca Thái Thanh. Bài hát phổ thơ Phạm Thiên Thư xuất bản lần đầu trong tập nhạc Phạm Duy: Con đường tình chúng ta đi. Bài thơ kể lại chuyện tình có thật giữa một chú tiểu và một cô bé Phật tử thường lên lễ chùa vào các mùa trong năm, cả hai cùng vào độ tuổi 16 trăng rằm:

Đầu mùa xuân cùng em đi lễ, lễ chùa này vườn nắng tung bay… mùa hạ qua cùng em đi lễ, trái mơ ngon đồi gió mơn man… Về sau cô bé chết trong chiến tranh loạn lạc và được chôn trong chính ngôi chùa đó: tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ, tiễn đưa em trong áo quan này…

Em lễ chùa này – Thái Thanh 

Về nhà sư hoàn tục Thích Tuệ Không – Phạm Thiên Thư (có phải là ông xuất gia tại chính ngôi chùa cô bé thường đi lễ!?), ông thật sự là ảo thuật gia của thể lục bát, một nhà “tu hành” kiêm người viết thơ tình thượng hạng, tác giả những bài thơ khác đã được Phạm Duy phổ nhạc: Ngày xưa Hoàng thị, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, 10 bài Đạo ca… như chính ông đã thừa nhận: Hạc rằng: thưa bác Thiên Thư, Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ! 😀

dân ca mới

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh,
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù, u hù,
Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

ồi ký Phạm Duy có nhắc đến việc xây dựng những sáng tác âm nhạc mới dựa trên dân ca, chính thức thì trong những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia TQ tại chiến khu Việt Bắc (các nhạc sĩ “Bát Nhất” đã rất thành công trong thể loại này), ý tưởng đó đã được nêu ra, và khái niệm “dân ca mới” được đặt tên.

Gánh lúa – Thái Thanh 
Nương chiều – Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh – Mai Hương 

Dĩ nhiên, các nhạc sĩ Tân nhạc đã sáng tác nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca lâu từ trước, nhưng biến nó thành một trào lưu, một phương pháp thì buồn thay không có mấy người thành công: Phạm Duy, Nguyễn Xuân Khoát… nằm trong số ít những tác giả tạo ra được nhiều tác phẩm thành danh còn lại đến ngày hôm nay. Hồi ký Phạm Duy cũng nêu rõ:

  • Dùng chuyển hệ ngũ cung (metabole) để không giới hạn giai điệu trong một làn điệu dân ca duy nhất.

  • Ca từ chủ đạo vẫn là lục bát, nhưng linh động, thêm thắt để phù hợp nhạc điệu.

Nếu những nguyên tắc sáng tác (bên đây) chỉ đơn giản có vậy, tại sao chỉ có một số ít người làm được? Nó gợi cho tôi nhớ đến những lĩnh vực khác, như IT, nơi có quá nhiều suy nghĩ hình thức và có rất rất ít người được việc! Lý do tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu. Tôi cá có nhiều người sẵn sàng tỏ ra “hiểu”, “biết” Phạm Duy mà chưa nghe lấy được một chục ca khúc của ông, mà giả sử có nghe đi nữa thì cũng chắc gì đã hiểu? 😬

Đến hôm nay, những ca khúc dạng này được thế giới biết đến như là “Vietnamese folksongs” (như một ví dụ ở đây), kỳ thực chúng là những “dân ca mới”, nghe có vẻ cũ mà không phải cũ, nghe có vẻ là dân ca mà lại không phải dân ca… Chàng về, chàng về nay đã cụt tay, Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù, u hù, Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

Rất nhiều những “dân ca mới” của Phạm Duy ghi lại một giai đoạn lịch sử đầy bi thương và hào hùng, những ca khúc đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Người lính bên tê, Đường ra biên ải, Mười hai lời ru, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Tiếng hát trên sông Lô, Nương chiều, Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Gánh lúa

nước mắt rơi

Một bìa album Phạm Duy, có thể thấy nguyên một bức tranh của Marc Chagall

hạc tình Phạm Duy ít khi chung chung, mông lung, càng không bao giờ trừu tượng như nhạc Trịnh. Nhưng mỗi khi tác giả chuyển sang một cái mood có vẻ hoang vắng, xa vời… ta biết là ông đang đi tới những khúc quanh trên con đường sáng tác của mình: Cành hoa trắng, Thu ca điệu ru đơn, Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng

Nước mắt rơi – Thái Thanh 

Những lúc ấy, “nhạc tình” của ông không còn là về một mối tình cụ thể nào nữa, có chăng chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ một tâm trạng mênh mang khi đứng giữa những “ngã ba đường”. Như khi nghe Cành hoa trắng, ta có thể hiểu đó là tâm trạng (và lý do?) lúc ông từ bỏ chiến khu để “dinh tê về thành”.

“Thiên đường”, “trần gian”, “tiên nữ”, “cành hoa trắng”… cũng dể biết nó ẩn dụ cho những điều gì). Bài Nước mắt rơi này sáng tác ở Sài gòn năm 1961, nó có vẻ nói về tình yêu, mà thực chẳng có liên quan gì tới yêu đương, nó như một đoạn chuyển, dường báo hiệu thực tế xã hội giai đoạn tiếp theo đó, một thực tế mà tác giả đã phản ứng bằng cách soạn Tục ca và Vỉa hè ca 😬

làm sao có em

i đã từng đi qua tuổi ngây thơ mà không say mê bài hát này, là nhạc phim The Godfather, nhưng giờ tôi mới biết tới một “diễn dịch” lời Việt khác của Phạm Duy, mà giả sử như bây giờ có một bài hát với lời như thế, không biết Bộ VHTT có duyệt cho lưu hành không:

Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm. Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền… Làm sao có em để cháy giường loan soi lửa lên tường. Một đôi rắn hoang vội cuốn vào nhau không rời bàng hoàng…

Speak softly love – Andy Williams 
Làm sao có em – Ngọc Hương 

Điều tôi thích ở âm nhạc (cũng như ở con người Phạm Duy) là… nó không phải ràng buộc vào một khuôn khổ nào cả. Một con người phong phú, đa dạng đến thế hẳn nhiên không nằm trong cách đánh giá của những kẻ tầm thường, những người không tự vượt qua được suy nghĩ hình thức sơ đẳng, nhảm nhí, những kẻ chỉ biết dùng thông tin một chiều để chứng minh những nhận định tầm phào.

Nhạc của ông có thể hàn lâm, có thể dân dã, có thể cao siêu, có thể dung tục… Nó cover một khoảng rất rộng đủ mọi nội dung, thể loại, nguồn gốc… Âm nhạc Phạm Duy không hẳn là dễ, nhưng với “popular music” – nhạc phổ thông, thái độ của ông rất là thoải mái, ai hát nhạc ông cũng được, giọng Kim tốt, mà giọng Mộc, Thủy, Hỏa… cũng tốt ça va tout!. Ông đặt rất nhiều lời cho các ca khúc phổ thông, kể cả bài Happy Birthday lúc ở Mỹ như sau: 😬

– Mừng cả vạn người di cư, cuộc đời tiền vào có dư. Ðể rồi có con, dân bầu, làm tổng thống Mỹ mai sau (biết đâu).

– Wish all the refugees, our life will be easy. And wish some child will be, the President of this country.

trái tim còn trinh

ôm nay tình cờ được nghe lại bài hát này, chợt nhận ra thoang thoáng mùi ngũ cung Nhật Bản trong nhạc điệu (nếu nó đậm đặc kiểu như Mùa hoa anh đào thì đã là hiển nhiên rồi). Một bài hát mà tôi đã “bị” nghe ra rả suốt ngày vào quãng những năm 12 ~ 15 tuổi (thời cuối của các giọng ca Nhã Phương, Bảo Yến…). Về nhà google thì hóa ra chính là bác Phạm Duy nhà ta đặt lời Việt cho ca khúc Nhật Bản này, bác mà đặt lời Việt tràn lan thế này thì ai còn biết bác là nhạc sĩ sáng tác vĩ đại nhất Việt Nam nữa bác ơi!?

Trái tim còn trinh - Thái Hiền 
Trái tim còn trinh - Nhã Phương 

Tài liệu của nhạc sĩ Phạm Duy cũng xác nhận, hai ca khúc “thành công” nhất (tính theo doanh số) suốt những năm 90s ở hải ngoại chính là bài này và Mười năm tình cũ (Trần Quảng Nam) 😬! Tiếc là chưa tìm được bản nhạc Nhật gốc, cái mùi ngũ cung bản địa dĩ nhiên là cứ nhạt dần qua mỗi lần chuyển ngữ, qua những giọng ca thể hiện khác nhau!