miền thùy dương

Về miền Trung, miền thuỳ dương bóng dừa ngàn thông.
Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài…

Về miền Trung - Thái Thanh 

gắt một cọng rau muống biển, cột hai chiếc dép lại với nhau và quàng qua cổ, đi chân trần qua những trảng cát. Một bước tới cát lại đẩy lùi hai bước, không cần biết đi đâu, bầu trời lác đác vài ánh sao le lói. Len lỏi giữa đám dương liễu, đi qua những ánh đom đóm và lửa ma trơi thoi thóp. Quá động cát này, xuống triền dốc thoi thỏi là đến mép nước.

Đêm nay biển rút ra xa bờ, để lại hàng cây số nước mênh mông xâm xấp đến gối. Vừa đi hắn vừa nghĩ, những mảnh đời Polynesia dân xứ này, mặn chát như tinh thể muối ngấm lâu năm trong sớ gỗ mạn thuyền. Những điều gì khác ngoài kia, nếu có điều gì tồn tại ngoài cái không gian bao la này, thảy đều chỉ là ảo vọng…

sáo thần nguyễn đình nghĩa


ó lẽ tôi phải dùng những ngôn từ tốt đẹp nhất để ngợi ca tiếng sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa, tiếng sáo trúc Việt mê hồn này là thành qủa của một đời nghiên cứu và diễn tấu. Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, cựu học sinh trường Phan Châu Trinh, từ nhỏ được học khai tâm về sáo với một nghệ nhân gốc Hoa, tiếng sáo đã theo ông suốt một đời nghệ sĩ.

Polonaise (M.K. Oginsky) 
Badinerie (J.S. Bach) 
Tình ca (Phạm Duy) 
Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng) 

Từ đầu những năm 60, tiếng sáo của ông đã nổi tiếng và được gọi là tiếng sáo thần. Ông dạy trường Quốc gia Âm nhạc và phụ trách môn Quốc nhạc tại Đại học Vạn Hạnh. Ông cũng tham gia nhiều liên hoan âm nhạc ở nước ngoài và thường được Hoàng gia các nước Thái Lan, Lào… mời trình diễn. Sau 1975, bị cấm trình diễn, ông chuyển qua nghiên cứu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc. Ông là người đã cải tiến đàn T’rưng, mở rộng âm vực từ 1 octave lên 4 octave, cải tiến sáo trúc Việt Nam từ 6 lỗ thành 11 lỗ (rồi 16 lỗ).

Các nhạc cụ cải tiến đó đã có khả năng trình tấu nhạc cổ điển Tây phương, mà vẫn không mất đi âm sắc nguyên thủy của nhạc cụ truyền thống. Năm 1984 ông sang Mỹ, cùng với gia đình (vợ và 5 người con) tham gia trình diễn trên đài phát thanh, tham gia giảng dạy nhiều khoá học. Ông được nhiều giải thưởng của chính quyền Mỹ. Người Mỹ trong quá trình đi tìm những cái gọi là “complementary music” đã đánh giá những công trình của Nguyễn Đình Nghĩa rất cao. Nhiều thông tin về người cố nghệ sĩ có thể tìm thấy ở đây.

Xin giới thiệu đến các bạn hai bản nhạc Việt và hai bản cổ điển Tây phương qua tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa. Phần nhạc cổ điển là hai bản nhạc tôi rất ưa thích và thường nghe, phần nhạc Việt là hai tác phẩm, một của Phạm Duy và một của Hoàng Trọng. Nghe tiếng sáo này rồi mới hiểu tại sao trong văn hóa Tây phương, danh từ The piper lại ám chỉ một “thế lực” quyến rũ ma quái đến vậy. Cũng xin nói thêm là chính nhờ bản trình tấu sáo này mà tôi nhận ra và cảm thấy dáng nhạc thượng du miền Bắc rất duyên dáng trong Nhạc sầu tương tư, một bản nhạc tôi đã nghe nhiều nhưng vẫn không cảm được cho dù là qua sự trình diễn của nhiều giọng ca nổi tiếng.

bang bang

ang Bang (My baby shot me down) is quite a special song: written by Sonny Bono, performed by Cher (1966), covered by Nancy Sinatra (1967), and has been translated to various languages since then. Younger people would recognize the the music as main soundtrack in the film Kill Bill (2003).

Bang bang - Sheila 
Khi xưa ta bé - Mỹ Tâm 
My baby shot me down - Nancy Sinatra 

I actually did thought it was a French song, until I listened to the gentle My baby shot me down, the original soundtrack is really simple, and moving, compared the glamourous French version.

mal

Lúc chúng ta rĩ rã nhạc Pháp thì Christophe làm album có bài Mal này với tựa đề Anh

hớ lúc nhỏ, lũ nhóc cấp 2 chúng tôi luôn nghĩ ra những trò tiêu khiển giết thời gian thú vị. Tôi còn nhớ một trong những trò đó là ngồi tìm ra những từ tiếng Việt gốc Pháp, chẳng hạn như cái ba-ri-e (barrière) là cái rào chắn, hay ra-đi-a-tơ (radiateur) là bộ phận tản nhiệt của xe máy… Mặc dù chưa hề biết tiếng Pháp, lũ nhóc chúng tôi vẫn cãi nhau, lục tìm từ điển để minh chứng cho những ví dụ của mình. Bạn cu Bông (Quang Khải) hẳn còn nhớ trò chơi này.

Mal - Christophe 
Cơn đau tình ái - Elvis Phương 

Bây giờ thì tôi tìm ra một từ khác: Mal, như trong tiếng Việt, khi người ta nói: cái thằng đó hơi bị man man. Vốn gốc chỉ có nghĩa là đau, bệnh, qua tiếng Việt từ đó đã phái sinh một nghĩa mới: đau bệnh theo kiểu thần kinh. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt thật sâu đậm, tìm thấy khắp trong ngôn ngữ, ca từ, ca khúc! Đôi lúc lại có cảm giác rằng chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài không hẳn là thiếu chọn lọc, nhưng vẫn quá ư dễ dãi. Đến tận những năm 70, khi văn hóa Mỹ đã lan tràn khắp miền Nam Việt Nam, các phòng trà Sài-gòn vẫn rỉ rả những ca khúc Pháp. Trong trào lưu hát nhạc Pháp lời Việt này, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời cho hàng loạt ca khúc Pháp, mà bài này là một đơn cử.

Rồi những ban nhạc rock đầu tiên của Sài-gòn (lúc ấy không gọi là nhạc rock mà gọi là kích-động-nhạc) vẫn tiếp tục lấy những cái tên Pháp, đặt lời theo kiểu Pháp nhưng làm nhạc theo lối Mỹ. Đúng là một loại tranh collage sinh động. Tôi sẽ còn trở lại với chủ đề những ban “kích-động-nhạc” đầu tiên của Sài-gòn trong một bài khác, những Elvis Phương, Lê Hựu Hà, Tuấn Ngọc, những Trần văn Trạch (em ruột Trần văn Khê), Lữ Liên (ban kích-động-nhạc AVT)… những cậu ấm Sài-gòn gốc “Bắc cầy” đã tiếp tục làm nên những trào lưu nhạc mới. Điều đáng lưu ý là trong những trào lưu này dần xuất hiện những loại nhạc giải trí, nhạc tuýt, lần đầu tiên văn nghệ ở VN bước ra khỏi “tháp ngà hàn lâm” để mang hơi thở đời thường của cuộc sống.

Mal, bài hát này thích đã lâu, lúc này lại đúng là lúc để hát: Mal, au fond du coeur, oui j’ai mal (Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau!). Bài gốc có phần hòa âm thật hay, đúng tông yêu thích của tôi, còn bài lời Việt chỉ để nghe tham khảo!

chanson de solveig

ốn âm nhạc cổ điển chẳng có được mấy bài, chỉ biết và thích được một đôi bài ngăn ngắn, đại loại như một số serenade, polonaise, nocture, overture… Nhưng đặc biệt thích Chanson de Solveig này, từ nhỏ đã nghe qua tiếng hát Lê Dung, mà không biết rằng từ trước ở miền Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đặt một lời Việt khác hay đến như vậy: Một lần người đưa tiễn nhau, như vẫn cầu lời hứa năm nào, đằm thắm cho vui lòng nhau… Cuộc đời từ trong chiếc nôi, đã quay về cùng với gió bụi, về chốn không tên xa xôi. Càng thêm yêu bản nhạc vì cái lời đẹp vậy.

Khúc hát nàng Solveig - Lê Dung 
Chanson de Solveig - Edward Grieg 
Solveig's song - Sarah Brightman 

Thường cần nghe nhạc không lời, dể nắm được dáng nhạc, xong rồi thì hát lời Phạm Duy vậy. Lời tiếng Anh, hát đến líu lưỡi mà vẫn không ăn được cách ngắt câu nhả chữ của nó! Cái giai điệu đẹp một cách giản đơn, như muốn tự giới hạn mình trong một cảm xúc hẹp và cô đọng, nghe như tiếng gió Bắc phương thổi qua những fiord buồn bã của xứ Scandinavi. Những tình khúc đẹp thế này vẫn thường được dùng làm bài ca vĩnh biệt, như cái ám danh tiếng Pháp của nó (Chanson de l’adieu) đã chỉ rõ!

phạm duy – 9

Khi còn bé, Mẹ bảo:
lớn lên đi lính, con sẽ làm tướng,
lớn lên đi tu, con sẽ làm giáo chủ.
Ông đã soạn nhạc và trở thành Phạm Duy!

(phỏng theo Picasso)

ết thúc sêri 9 bài viết về nhạc sĩ PD này, có lẽ không thừa nếu nhắc lại rằng PD xứng đáng là nhạc sĩ vĩ đại nhất trong nền âm nhạc Việt Nam từ cổ chí kim, mà chưa một nhạc sĩ theo sau nào bén gót được. Không thừa khi hiện tại chỉ có khoảng vài chục ca khúc của ông là có trong danh sách những bản nhạc được phép lưu hành. Trong tình hình âm nhạc đã khá nghèo nàn hiện tại, việc cấm không phổ biến những ca khúc của ông là một tổn thất lớn cho công chúng yêu nhạc, khi họ chỉ được biết một Văn Cao chỉ với mười mấy ca khúc nổi bật, một Trịnh Công Sơn với rất nhiều ca khúc đáng yêu về ngôn từ nhưng không mấy phong phú về nhạc.

PD, tác giả một gia tài tạm gọi với cái tên Ngàn lời ca, là khoảng 1000 tác phẩm phong phú về âm nhạc, tân kỳ về ngôn từ, mang nhiều phong cách, nhiều mảng nội dung đa dạng khác nhau. Ngàn lời ca, đặc sắc nhất phải kể đến những bài “dân ca mới”, đem lại sự hồi sinh cho dân nhạc Việt Nam, không phải là những thứ “nhại dân ca” hay “tân cổ cưỡng duyên” như chúng ta có hiện nay. Đó là những bài nhạc hùng trong kháng chiến 9 năm, những bài tình ca quê hương tuyệt đẹp. Tiếp đến nữa là những bản nhạc tình bất hũ, nhiều bài chúng ta, vì đã nghe quá nhiều, quá quen tai: Cây đàn bỏ quên, Em bé quê… mà không biết đó là của ông, không biết chúng có giá trị như thế nào chăng? Đó là những bản du ca, tâm ca, tâm phẫn ca, đạo ca, rong ca, thiền ca, và những “bé ca”, những bài ca viết cho tuổi nhỏ… Đó là hai trường ca: Con đường cái quanMẹ Việt Nam, về sau tác giả còn có thêm một trường ca Hàn Mặc Tử. Đó là những tác phẩm Minh họa Kiều, Hương ca… sáng tác sau này.

Nhạc PD, với tôi không phải chỉ là những kỷ niệm âm nhạc lúc nhỏ, đó còn là một mảng khuất trong nền ca khúc VN không nhiều người biết đến giá trị. Nhạc PD là nơi tôi bắt đầu biết cách lắng nghe những giai điệu ngũ cung, những cái chính là bản chất con người Á Đông mình. Nhạc PD là ẩn dụ về những gia tài VN bị đánh mất, bị quên lãng vì những lý do chiến tranh, chính trị, xã hội… những lý do không đứng vững trước giá trị nghệ thuật trường cửu. Nhạc PD là ẩn dụ khác biệt, dằn vặt về những nghèo nàn và phong phú, tầm thường và sáng tạo, bao đồng và tinh tế…, cùng một lúc, trong tất cả những gì gọi là chúng ta, con người VN.

Cành hoa trắng - Thái Thanh 

Để kết lại sêri viết về nhạc sĩ PD, mời các bạn nghe một ẩn dụ bằng âm nhạc khác, ca khúc Cành hoa trắng, ca khúc kể chuyện nàng tiên vì tình yêu, làm huyên náo Thiên đường mà bị đầy xuống trần gian lạnh lẽo.

phạm duy – 8

Âm nhạc là một sự khải thị
lớn hơn mọi nền luân lý.

(Beethoven)

iết đến đây, khi cố gắng hệ thống hóa, “chia lô” những sáng tác của nhạc sĩ PD (sự phân chia này một phần dựa trên sự tự phân loại của tác giả), tôi mới nhận ra rằng làm như thế vô hình chung đã bỏ qua nhiều phần sáng tác quan trọng của nhạc sĩ. PD ông có nhiều sáng tác không đơn thuần có thể chia vào một hạng mục nào cụ thể, hơn nữa nhiều sáng tác lẻ lại có giá trị nghệ thuật quan trọng. Vì vậy ở phần này chúng ta lại “thập di”, đi tìm bổ khuyết những thiếu sót trong 7 bài viết vừa qua.

Có rất nhiều ca khúc nhạc ngoại quốc chúng ta đang hát có phần lời Việt do nghệ sĩ PD đặt, và nhiều khi chúng ta được biết phần lời Việt này trước khi được biết nguyên tác. Trong số những bài ca này có những bản nhạc cổ điển phương Tây: Dòng sông xanh (Le beau Danube bleu), Trở về mái nhà xưa (Retour à Soriento), Vũ nữ thân gầy (La Cumparsita), Dạ khúc (Serenade)… Một số là những bài dân ca các nước hay nhạc Pháp, Mỹ: Clémentine, Khi xưa ta bé (Bang bang), Em đẹp nhất đêm nay (La plus belle pour aller danser), Giàn thiên lý đã xa (Scaborough fair), If you go away (Ne me quitte pas), Hỡi người tình Lara (Chanson de Lara)… và rất nhiều những bài khác.

Áo anh sứt chỉ đường tà - Thái Thanh 
Quê nghèo - Thái Thanh 

Trong những ca khúc giai đoạn đầu của ông, những ca khúc “dân ca mới”, tôi đặc biệt lưu ý một số ít ca khúc có giai điệu rất cổ kính, nét tân kỳ ẩn tàng đi đâu mất. Trong số đó có Thu chiến trườngChinh phụ ca. Nghe những ca khúc này chúng ta có cảm giác được thưởng ngoạn lại những gia tài âm nhạc cũ đã thất truyền, không còn ai biết đến nữa. Cái biệt tài sáng tạo của nghệ sĩ PD là làm ra những cái mới chưa ai có, thì một biệt tài khác, trong những ca khúc này, là hình dung lại những cái cũ mà cũng không ai còn nhớ. Có lẽ đến một lúc nào đó, muốn có một hình dung về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, chúng ta phải nhờ đến những bài như thế này chăng?

Chinh phụ ca - Hà Thanh 
Tiếng hát trên sông - Thái Thanh 

Trong số những ca khúc giai đoạn đầu của nhạc sĩ PD, có một ca khúc rất đáng để ý: Áo anh sứt chỉ đường tà phổ thơ bài thơ nổi tiếng Đồi tím hoa sim của Hữu Loan. Liên quan đến bài thơ này là một đời người đày đọa, Hữu Loan là một phần của vụ án Nhân văn giai phẩm ngày trước, hẳn phải có lúc nào lịch sử lật lại vụ án này, với những lời xin lỗi và công nhận chính thức. Riêng về ca khúc này, đây là một đỉnh cao trong nhạc thuật của PD, khi nhỏ, mỗi lần nghe ca khúc này là tôi lại có cảm giác gió rờn rợn trên mộ vàng… Có đến hơn 3, 4 ca khúc cùng phổ nhạc bài thơ này, nhưng chỉ mỗi bản nhạc của PD là đáng nhớ (những bản khác còn chưa thoát ra được thể loại boléro rẻ tiền, đàn ca nhạc nhậu.

Có một số bài hát hiện nay chúng ta được biết qua phần lời đã sửa chữa của chúng. Một số bài hát phần nhạc rất hay sáng tác trong kháng chiến 9 năm về sau bị nhạc sĩ PD sửa lại lời, phần nhiều là vì những lý do chính trị. Như Bao giờ anh lấy được đồn Tây thường được biết dưới cái tiêu đề Quê nghèo hay Tiếng hát trên sông Lô đã được đổi thành Tiếng hát trên sông. Tuy vậy, hai bài hát được giới thiệu ở đây đều có phần lới mới khá hay, nhất là bài Quê nghèo.

(Còn tiếp…)

phạm duy – 7

Chỉ có hiện tại là không dứt!
(Schrodinger)

hững ý tưởng sáng tạo luôn đến một cách bất chợt, cóp nhặt… để đến một lúc nó trở thành những thay đổi trong xu hướng, phong cách. Từ những năm 70 trở về sau, nhạc của PD chuyển theo một hướng mà không phải ai cũng hài lòng. Một số tự bảo rằng: Ồ, PD, ông ta đâu còn như trước!. Dĩ nhiên tôi cũng thích PD lúc trẻ hơn, nhất là những năm 60, khi nhạc thuật đã đạt đến chỗ chín muồi, và những phần hòa âm phối khí cũng đã được tinh luyện.

Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng - Thái Thanh 
Quán thế âm - Thái Thanh 

Đó là lúc ông còn chưa bị cuộc đời dằn vặt đến mức nhạc phải nhuốm màu suy tư triết lý. Nhưng từ những năm 70, âm nhạc của ông đã chuyển theo một hướng thâm trầm hơn, bác học hơn, và thể hiện đầy đủ hơn những gì được tích lũy, cóp nhặt là ông. Với những gì ông đã đạt được, việc bắt ông phải lặp lại chính mình, phải sáng tác những ca khúc đỉnh cao như lúc trước là điều không thể.

Nghìn thu - Thái Thanh 
Mẹ năm 2000 - Khánh Ly 

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là PD đã bế tắc, cạn nguồn trong nhạc hứng, chỉ có một điều nhạc của ông ngày càng ít cho công chúng, mà càng cho riêng bản thân ông. Phàm những cái đạt đến đỉnh cao thì tự quay vào chính mình vậy! Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục công cuộc “cỡi ngựa xem hoa” để điểm qua Thập mục ngưu đồ – tức mười bài Đạo ca.

Về sau, nghệ sĩ PD còn tiếp tục làm giàu cho gia tài âm nhạc của mình bằng 10 bài Thiền ca, 10 bài Rong ca. Những ca khúc này được sáng tác khi ông đã định cư lâu năm ở Mỹ, nhiều bài thể hiện ước mơ hồi hương từ rất sớm như: Hẹn em năm 2000. Trước đây tôi chỉ được biết một phần nhỏ trong những ca khúc sáng tác sau này của ông.

Sau này nghe kỹ lại có thể thấy, những nguồn cảm hứng lớn cho các ca khúc này đã không còn nữa, các giai điệu phần lớn là những trò chơi âm thanh của riêng tác giả, một số rất đáng nghe, nhưng nhìn tổng thể những tác phẩm này không còn đạt đến đỉnh cao như trước.

(Còn tiếp…)

phạm duy – 6

Truyền thống chân chính không phải là làm lại những
gì người khác đã làm mà là tìm lại cái tinh thần
đã khiến thực hiện nên những đại sự ấy!

(Paul Valéry)

hạm Duy, ông là một con người kỳ lạ. Lúc xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ trước còn xem âm nhạc là dạng xướng ca vô loài thì ông đã lang thang trên khắp những nẻo đường đất Việt theo chân gánh hát Đức Huy, và làm bạn với tất cả những nhân vật tên tuổi trong nền âm nhạc Việt Nam sau này như: Văn Cao, Hoàng Trọng, Hoàng Quý, Cung Tiến, Đặng Thế Phong, Trần Văn Khê .v.v… Ông đã quyết con đường xướng ca vô loài đó, khởi đi từ chỗ cơ bản nhất: nuôi sống gia đình bằng âm nhạc.

Em bé quê - ban Tuổi Xanh 
Đốt lá trên sân - Thái Hiền 

Ông là nhạc sĩ đầu tiên và duy nhất đương thời sống được và sống tốt bằng nghề nhạc: mua nhà, mua ôtô, nuôi con, thảy đều bằng những hoạt động âm nhạc của mình. Khi những đứa con ông lớn lên, những Duy Quang, Thái Hiền… sau này, ông có những nhạc phẩm cho riêng những người con của mình. Và những bài ca viết cho tuổi thơ, tuổi ô mai này đến bây giờ vẫn nằm trong top những bài ca hay nhất.

Tuổi mộng mơ - Thái Hiền 
Tuổi ngọc - Như Mai 

Khoảng cuối cấp 1 đầu cấp 2, tôi có một băng nhạc chừng 20 bài ca viết cho tuổi thơ: Ông trăng xuống chơi, Chú bé bắt được con công, Thằng Bờm, Bé bắt dế, Đốt lá trên sân.. Nhưng mà cái tâm hồn ông cụ non của tôi lúc đó không hảo những món này lắm, chỉ khi lớn lên rồi mới biết những ca khúc này phù hợp với lứa tuổi như thế nào.

Xin cho em, một chiếc áo dài, cho em đi, mùa xuân tới rồi. Mặc vào người rồi ra, ngồi lạy chào mẹ cha, hàng lụa là thơm dáng tiểu thơ… Xin cho em một mớ tóc dài, cho em phơi ngoài hiên nắng rọi. Rụng một vài sợi thôi, còn lại một con suối, dòng mượt mà buông xuống chùm vai…

Càng về sau, những ảnh hưởng của hòa âm phối khí Mỹ đã thấy rõ trong nhạc PD, ông viết những bản “dân ca mới” cho trẻ em trên nền tiết tấu nhanh, sôi động, và nhiều biến hóa hơn. Mỗi lần nghe lại những bản nhạc cho tuổi ô mai này, tôi luôn rất thích phần hòa âm rộn ràng, sôi nổi bên dưới.

(Còn tiếp…)

phạm duy – 5

Thật ra cuộc sống ít thực bằng nghệ thuật…
Nghệ thuật phục thù cho cuộc sống!

(L.Pirandello)

uối những năm 60, mối tình đằng đẳng 10 năm của nghệ sĩ PD dần dần nhẹ nhàng rút khỏi đời ông, để lại một khoảng trống mà ông chỉ biết bù đắp bằng những bản tình ca đẹp nhất. Nghìn trùng xa cách, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Nha Trang ngày về, Giết người trong mộng, Phượng yêu… Đó là những bản tình buồn da diết, có lúc mơ màng hoài niệm quá khứ: tôi xây lại mộng mơ năm nào, bờ biển sâu, hai đứa tôi gần nhau, có lúc giận dữ, oán hờn vì một mất mát quá lớn lao: giết người đi, giết người trong mộng đã bội thề

Một chuỗi những khúc nhạc tình đẹp nhất, đỉnh điểm nhất trong những tình khúc của nhạc sĩ PD, đối với nhãn quan giới trẻ chúng ta bây giờ đôi khi “quá ủy mị, quá tuyệt vọng”. Nhưng đấy là họ chỉ nhìn thấy phần ca từ của các bài hát, còn tôi, tôi lại thấy đó là những dáng nhạc đẹp nhất trong sự nghiệp sáng tác của PD.

Giết người trong mộng - Thái Thanh 
Nha Trang ngày về - Lệ Thu 

Một chuỗi những trăn trở tình yêu nối tiếp nhau, đã có quá nhiều suy tư, dằn vặt để rồi kết thúc bằng Mùa thu chết, bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Pháp Apollinaire ấy tìm được một chốn an trú vĩnh hằng trong một mộ phần không kém phần đẹp đẽ:

Ta ngắt đi, một cụm hoa thạch thảo. Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi, mùa thu đã chết, em nhớ cho… đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa, trên cõi đời này, trên cõi đời này…

Mùa thu chết - Khánh Ly 
Thu ca điệu ru đơn - Thái Thanh 

Nhưng những tưởng kỷ niệm đã chết, đã ngủ yên, kỷ niệm vẫn còn trở về thổn thức, giày vò trong Thu ca điệu ru đơn: Mùa thu nức nở, tiếng thở dài, tiếng vĩ cầm, buồn ru điệu ru đơn… Lòng ta khốn khổ, đến mỏi mòn, buồn ru điệu ru đơn… Ta đi và ta đi, theo ngọn gió cuốn ta đi, trôi dạt đây đó, như chiếc lá mùa thu, lá chết vàng khô…

Lại là một bài thơ Pháp nữa của Paul Verlain. Tôi đặc biệt thích ca khúc sau này, vì lẽ những ca khúc trước đã nghe nhiều lúc nhỏ, Thu ca điệu ru đơn là một tiếng thở dài mới mẻ. Hình như chỉ những điều đang tới và những điều đã qua là duy nhất đẹp khi đối diện cái thực tại đằng đẳng tàn nhẫn này.

(Còn tiếp…)