thuyền viễn xứ – 1



ột bài khá “đơn giản” của nhạc sĩ Phạm Duy mà đã nhiều năm không tìm được đúng tâm trạng để hát. Càng “đơn giản” càng không thể bừa bãi được, phải kén chọn không gian, thời gian, tâm trạng chút. Và cũng tự biết rằng phải nhiều nhiều năm nữa mới có được tâm trạng để hát bài này, dĩ nhiên sẽ trong một khung cảnh hoàn toàn khác… Đây có lẽ là một bản thu âm live giọng ca Thái Thanh, nên nghe thật và gần gũi, một loại gần gũi… “trên trời”. Nguyên phổ thơ Huyền Chi:

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 

Thuyền viễn xứ – Huyền Chi

Lên khơi sương khói một chiều,
Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông.
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng,
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang.
Có thuyền viễn xứ Đà giang,
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa.
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa,
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người.
Đường về cố lý xa xôi,
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang.
Sau mùa mưa gió phũ phàng,
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa.
Lệ nhòa như nước sông Đà,
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con.
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn,
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi.
Hai bờ sông cách biệt rồi,
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh.
Ngàn câu hát buổi quân hành,
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa.
Biết bao thương nhớ cho vừa,
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương.
Chiều nay trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi.

thái thanh

Một ngày đó tóc mây đã phai mầu,
Có chờ ta oán trách đâu, có vì duyên kiếp không lâu.
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu!
Cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.


ost ở đây làm tư liệu, những ca khúc cổ điển, bán cổ điển nhạc ngoại quốc lời Việt do giọng ca Thái Thanh trình bày. Đa số những ca từ này đều được đặt bởi Phạm Duy hay là Phạm Đình Chương, những người tiên phong trong việc “phổ cập” nhạc cổ điển, bán cổ điển ngoại quốc vào nền ca khúc Việt.

Ảnh trên: Thái Thanh và 2 người anh, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, half – brother), những giọng hát vàng của ban hợp ca Thăng Long một thời. Một số bản thu âm chất lượng khá tệ (một ít được thu vào những năm 50 hay sớm hơn), nhưng không vì thế mà che lấp đi được “tiếng hát trên trời” Thái Thanh! Về ca từ, trong những lời ca khá “cổ điển” và “sáo” này, tôi luôn tìm thấy điều gì đó về cách sử dụng tiếng Việt!

Khúc nhạc muôn đời - Domino, Louis Ferrari 
Lòng người ly hương - La complainte des infidèles, Georges Van Parys 
Dạ khúc - Serenade, F. Schubert 
Dòng sông xanh – Le beau Danube bleu, J. Strauss 
Sóng nước biếc – Les flots du Danube, J. Ivanovici 
Những chiếc lá úa – Les feuilles mortes, Joseph Kosma 
Ave Maria – F. Schubert 
Khúc ca muôn thủa – Granada 
Chiều tà – Serenata, E. Toselli 
Mối tình xa xưa – Célèbre valse, J. Brahms 
Ánh mắt liêu trai – Reverie, R. Schumann 
Tango xanh – Le tango bleu, Tino Rossi 

Tiện thể post luôn ở đây một số bìa minh hoạ nhạc ngoại quốc do NS Phạm Duy đặt lời Việt:

kim tước

rong số những giọng ca nữ trước 75 mà tôi thường nghe: Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương… còn có một người ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần điêu luyện, đó là Kim Tước. Trước 75, Kim Tước thường chỉ hát bè cho các ca sĩ lớn khác (Anh Ngọc, Thái Thanh, Khánh Ly…), mãi sau này, cô mới thu âm một số album khi đã định cư ở Mỹ. Dĩ nhiên lúc đó, với thời gian, giọng ca đã khác, dù kỹ thuật studio thật sự tốt hơn trước rất nhiều.

Không nhìn nhau lần cuối - Kim Tước 
Giọt nắng bên thềm - Kim Tước 
Thu chiến trường - Kim Tước 

Hai bài hát trên thuộc album Ngàn năm mây bay thu âm năm 2003, điều tôi lấy làm lạ là hòa âm của album này rất VN (loại VN sau 75), tôi suy đoán rằng người làm hòa âm này đã sống nhiều năm dưới chế độ VN XHCN. Riêng bài Thu chiến trường đã giới thiệu sơ qua trong một bài trước về Phạm Duy, là giọng Kim Tước khi còn trẻ.

văn phụng

Các anh về tưng bừng trước ngõ, lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu, vui đàn con ở rừng sâu mới về…

ói về nhạc cảm, trước khi hiểu được phần nào âm hưởng dân ca Việt Nam trong nhạc Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh… một điều mà tôi phải qua 25, 30 tuổi mới cảm được phần nào, thì, nó giống như một đường vòng, con đường cảm nhận âm nhạc dễ dàng nhất là qua nét nhạc… Tây phương. Có một nhóm các nhạc sĩ trước 75 chuyên sáng tác thuần theo phong cách Tây phương, ít hoặc không sử dụng các nét dân ca VN: Văn Phụng, Cung Tiến, Vũ Thành

Tiếng dương cầm - Thái Thanh 
Bóng người đi - Thái Thanh 
Các anh đi - Thái Thanh 

Đa số các vị này đều là Công giáo, con đường âm nhạc của họ bắt đầu từ… nhạc nhà thờ, họ học nhạc lý vỡ lòng với các linh mục, và đa số đồng thời là những nhạc sĩ hòa âm tài năng. Nhạc của họ nghe rất dể nhận ra và dể nhập tâm… dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là nhạc của họ thuộc loại “easy – listening”. Nói cho đúng thì tôi đã thích những tác phẩm của ông: Tiếng dương cầm, Bóng người đi, Tôi đi giữa hoàng hôn, Ô mê ly… những circle of fifths dạng như: trao ai duyên ban đầu, dù muôn năm trọn kiếp không phai mầu, thương cho ai dãi dầu…, nhiều năm trước khi hiểu rằng Các anh đi mới là ca khúc mình thực sự yêu thích!

Một vài bìa nhạc Văn Phụng:

sến

iếp tục chương trình nhạc “sến” ở post trước, những loại nhạc mà khi nhỏ mỗi lần nghe đến tôi đều nở một nụ cười “mím chi”. Nhưng cũng ngay từ lúc ấy, tôi cũng biết rằng “sến” cũng có năm bảy đường, không phải “sến” nào cũng giống nhau, cùng một tác giả viết toàn nhạc “sến” cũng có nhiều bài “nghe được”. Nên những nhận định hoàn toàn mang tính cá nhân, không phân tích kỹ nhiều khi gây ra nhiều nhận định bao đồng, hàm hồ… mà nói rõ ràng thì mang tiếng khắt khe, thiên lệch…

Sang ngang – Thái Thanh 
Cho tôi được một lần – Lệ Thu 

Có hai bài mà người ta thường hay gọi là “sến” mà tôi rất thích. Một bài sầu não đến rợn người mà không ai có thể nghĩ là được viết ra bởi một cậu bé 15 tuổi, nhạc sĩ Đỗ Lễ: Nếu biết rằng tình là dây oan, nếu biết rằng hợp rồi sẽ tan… thà dương gian đừng có chúng mình.

Một bài lại tràn đầy vui tươi yêu đời (nhạc sĩ Bảo Thu) mà lũ trẻ con chúng tôi bấy giờ thường rêu rao hát: Cho tôi được một lần, nhìn hoa giăng đầu ngõ. Một lần cài hoa đỏ lên tim. Một lần dìu em qua nhà mới… Riêng bài sau có không biết bao nhiều là lời nhạc chế tinh nghịch!

hoàng thi thơ

ếu ai đó để cho trí nhớ của mình quay lại những khoảnh khắc mong manh xa xưa sẽ không dấu được trên môi những nụ cười nhẹ như thời gian thoáng qua… những đứa bé chưa lớn ngày xưa nghêu ngao những lời hát: Thi ơi Thi, Thi biết không Thi, khi con tim yêu đương là sống với đau thương… hay Anh xin đưa em về, về quê hương yêu dấu, Anh xin đưa em về, về quê hương tuyệt trần… Những đứa bé đó đang hát nhạc của Hoàng Thi Thơ và dám cá là về sau, đa số sẽ bắt gặp lại chính mình với cảm giác ngượng ngùng khi nghe lại những bản nhạc ấy: phải chăng đó chính là chúng ta một thời như thế?

Phút đầu tiên – Thái Thanh 
Đường xưa lối cũ – Thái Thanh 

Nhạc của Hoàng Thi Thơ rất quen thuộc qua nhiều thế hệ, những bản Gạo trắng trăng thanh, Trăng rụng xuống cầu, Tà áo cưới rất phổ biến ở thế hệ cha mẹ tôi. Riêng cá nhân tôi thì chỉ thích một phần các tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, và biết rằng nhạc của ông, cũng như của nhiều tác giả khác, thuộc loại phải cần một không gian, một giọng ca phù hợp, một cảm nhận thực sự để không bao giờ phải thấy ngỡ ngàng, xa lạ với chính mình. Trong số những tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, tôi đặc biệt thích Phút đầu tiên, một bản nhạc có phần đi trước thời gian của nó…

Một vài bìa nhạc Hoàng Thi Thơ:

thất cầm

ột album rất dễ thương Thất cầm một thuở… một số tác phẩm của Thất cầm, nhóm những cây đại thụ trong làng guitar Việt Nam. Dĩ nhiên là thật khó để so sánh, nhưng nhiều khi cách chơi guitar không liền mạch, cách tạm ngừng hết câu rất VN, và cả những tiếng ngón tay rít trên dây đàn… những âm thanh đó gần gũi với tai nhạc của chúng ta hơn là âm thanh mượt mà đến hoàn hảo (không hề có lấy một tiếng rít dây) như của Francis Goya chẳng hạn.

Domino - Thất cầm 
Bài ca hy vọng - Thất cầm 
Quê em miền trung du - Thất cầm 
Quê em miền trung du – Thái Thanh 

Không khó để tìm thấy trong album này những bài nhạc mình yêu thích: Domino, Mazuka, Andaloucia, Bài ca hy vọng… và nhất là Quê em miền trung du, bài ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn nổi tiếng thời kháng chiến 9 năm: Quê em miền trung du, đồng suối lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm… Anh về quê cũ, đi diệt thù giữ quê, giặc tan đón em về. Từ mờ sáng tinh mơ, anh đi trong bóng cờ… Riêng bài ca này, hãy nghe lại qua một giọng ca đã đi vào huyền thoại: Thái Thanh.

kindle – the verb

indle, I’m using it extensively for the time being, my reading list is growing huge with so much books, documents to be read. Kindle suits my needs very well, you can make side notes along the lines, like writing on the margins (similar to the layout of this website with notes putting on the left). These notes can later be synchronised to your laptop so that you can re – organise your random thoughts into systematic thinking and schedule. You can also use dictionaries without having to leave your reading. I’m still getting surprises on Kindle’s audio quality and its battery time, you can read, listen to music for weeks before having to recharge.

Xa cách – Tuấn Ngọc 

While I’m trying to develop some home – brew softwares for Kindle (including an email client), I’m also getting sympathised to Amazon’s designs. You would only got a special – purpose machine by removing odd features, confiding yourself to very specific needs, anything rather than reading is strictly restricted. Reading, taking notes, making investigations and drawing out plans are real pleasures, at least for the time being. Just want to discover what I wanna want to do until the time of vanishing out of this earthy world!

I used to criticise reading a lot, and I still do. We’d had generations of parrot – repeating readers already. You don’t have to read (at all), but whatever you read, do it thoroughly. I have to speak straight out, as many of our fellows pretend to read something other reads, listen to music other likes. But the cassock doesn’t make the priest, literature, music… are of personal values. Whatever you read or listen does not matter, it does only matter if you can discover new things out of the contents. I apologise the true readers and listeners, this is specific to my environment only, I get disgusted with all those “fashionable things” going on around down town!

đặng lệ quân

Nhạc ngoại đặt lời Việt bất kể thế nào cũng phải cho nó một cái nội dung bi lụy, buồn phiền… để phù hợp với tâm lý đa số thính giả!

ần đây nghe nhiều nhạc của cô ca sĩ Đài Loan này. Những người bạn TQ tôi gặp, cả những người bạn Việt có học tiếng Hoa mỗi khi karaoke thì lại lôi những bài của Teresa Teng ra: Vầng trăng nói hộ lòng tôi月亮代表我的心, Ngày nào anh trở lại何日君再来… Chẳng phải trước đây ở Trung Hoa (lục địa) người ta thường nói: ngày nghe Lão Đặng (Deng Xiao Ping), đêm nghe Tiểu Đặng đó sao!?

Lời Việt: Tan tác - Ngọc Lan 

Điều này hơi hơi giống như sau 75, Hà Nội âm thầm và nồng nhiệt đón nhận giọng ca não nề Khánh Ly và loại âm nhạc thiểu não, trừu tượng của Trịnh Công Sơn như những liều thuốc an thần giúp lãng quên và xoa dịu đời sống tinh thần bế tắc… Điều khác biệt ở chỗ của người tràn đầy sức sống: 请爱着我请再爱着我, trong khi của ta xứng đáng được liệt vào loại vong quốc chi ca.

đường chúng ta đi


Album Đường chúng ta đi – 1976 và Album Tổ quốc yêu thương – 1978

ột chứng tích của lịch sử, album nhạc đỏ (thu âm năm 1976) với sự trình diễn của các ngôi sao nhạc vàng: Lệ Thu, Họa Mi, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Thái Châu… Lệ Thu, Hà Thanh thì hẳn ai cũng đã biết, còn Họa Mi, Thanh Tuyền… là những giọng ca chuyên hát cho phòng Tuyên truyền của quân đội VNCH cũ… Một sự kết hợp lạ lùng nhưng vẫn hay trên một khía cạnh nào đó. Biết rằng điều này là khó nghe với khá nhiều người, nhưng âm nhạc vẫn vượt ra khỏi các biên giới chính trị, dù cho cái biên giới ấy nằm trong… chính phần ca từ các bài hát!

Theo như tôi biết, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam cũ đã chọn ở lại VN sau 1975 và phần nhiều cũng đã có những bước đầu hợp tác với chính quyền mới. Chỉ sau đó, khi điều kiện sống quá khó khăn, khi có quá nhiều những ngược đãi vật chất cũng như tinh thần thì họ mới chọn con đường trở thành “boat people” mà ra đi. Như Phạm Đình Chương, Thái Thanh… chỉ ra đi sau khi bị tuyên một cái án “cấm sáng tác và trình diễn vĩnh viễn” tại VN, như Hoàng Trọng còn ở lại VN mãi đến tận năm 1992…

Lá đỏ - Thái Châu 
Cuộc đời vẫn đẹp sao - Họa Mi, Phương Đại 
Hà Nội niềm tin yêu hy vọng - Lệ Thu 
Lên ngàn - Họa Mi 
Bóng cây Knir - Họa Mi 

Thôi thì khoan hãy bàn về cảm xúc trong các bài hát. Riêng về phần hòa âm thì có thể thấy miền Nam đi trước miền Bắc (lúc bấy giờ) rất xa trong chuyện hòa âm nhạc nhẹ. Và riêng về kỹ thuật hát thì một mình giọng ca Họa Mi cũng đã hơn đứt tất cả những ca sĩ nhạc viện được đào tạo chuyên nghiệp của miền Bắc như Lê Dung, Măng Thị Hội… (hãy nghe bài Bóng cây Knir và so sánh). Tôi có cảm giác rằng dù sao với tiếng Việt, lối hát rõ âm rõ chữ, nặng về luyến láy, hơi rung… vẫn là một lối hát truyền tải được tình cảm và phù hợp với cái tai âm nhạc Việt. Sớm muộn gì rồi lối hát này cũng sẽ trở lại…