poor quality cd

Original (lossless flac) and compressed data (128 kbps mp3)

aving noticed that a majority of copied CD (and even DVD) sold on our (VN) market is of quite a poor acoustic quality. The fact is that they are burned from kind of compressed data, not the original data on genuine disk. This defect is much more apparent with acoustic sound (e.g classical music) than synthesized sound (like tech-no…). It’s quite difficult for one to know since anything compressed at 196 kbps and above can hardly be differentiated without good ears and speakers.

Below is spectrum analyzing of two pieces of sound (from a same CD track), one extracted to the loss-less format flac, one compressed into 128 kbps mp3. Just use the simple sound editor of Audacity, we can see clearly that with the compressed case (image the right): any frequencies above 16 KHz are discarded, compared to the loss-less case (image on the left). We can easily recognize a fake CD, for most of the time, using this simple technique!

văn cao – hải quân việt nam


ếu nhạc sĩ nói chung là những con người mơ mộng thì Văn Cao là con người mơ mộng siêu việt. Ông toàn mơ về những thứ mà mãi 60, 70 năm sau chúng ta mới bắt đầu có 😬! Có 5 bài hát được viết trong những năm 1944, 1945, trước Cách mạng tháng 8. Ngoài Tiến quân ca đã được chọn là quốc ca thì Bắc sơn là bài ca viết cho các đội du kích, Chiến sĩ Việt Nam là ca khúc cho các chiến sĩ bộ binh, Hải quân Việt NamKhông quân Việt Nam là hai bài hát cho hải quân và không quân.

Hải quân Việt Nam 
Không quân Việt Nam 

Quốc ca được viết khi tác giả Văn Cao chỉ mới nghe phong phanh về mặt trận Việt Minh, còn những bài ca cho hải, lục, không quân thì được viết khi bộ binh còn là những guerrilla bands, còn hải quân và không quân hoàn toàn chưa có một chiếc canô hay tàu lượn nào, chưa nói đến những máy bay hay tàu chiến hiện đại. Mãi gần 70 năm sau khi hai bài ca được viết, VN mới bắt đầu có cái có thể gọi là Hải quân.

Việc Nga bán cho VN 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, cộng với những tàu chiến đã và đang được đóng tại xưởng Ba Son (theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga) đã chính thức hoá những tin tức đồn thổi lâu nay về việc thành lập Hạm đội biển Đông bao gồm khoảng 30 chiến hạm tương đối hiện đại, 6 tàu ngầm (Kilo-class submarine là lớp tàu tiên tiến) và vài chục máy bay đời mới. Thảo nào dạo gần đây, đài báo nói về biên giới, Trường Sa, Hoàng Sa có vẻ rõ ràng mạnh bạo hẳn lên, có đâu cứ “giấm giúi” như trước mãi!

tiens bien fou

Le Chant des Partisans (or in English: The guerrillas’ song) was a famous French song, widespread among members of France’s resistant movement against the Nazi, many of whom later fought at Điện Biên Phủ battle, including De Castries, Langlais, Bigeard… The guerrillas’ song was once used by French against the Nazi, now ironically used by Vietnamese fighting the French.


Éliane-2 hill nowadays, vestige of the blew-away top.

ay, 6th, 1954, 11 PM: Nguyễn Hữu An, commander of the 174th regiment, 316th division, ordered the last attack on the Éliane-2 height (Vietnam nomenclature: A1 hill). The hill ownership has been shifted from side to side many times during the past 55 days, on the Viet Minh side, a price of about 2000 deaths was paid for the area of 2000 m2 of the hilltop. Finally, a tunnel was digged into the hill foot, one ton of TNT explosive was placed in to blow up the whole fortification. The mine blast was starting signal for the ultimate assault into Điện Biên Phủ garrison, fate of the famous battle has just been decided.

Le Chant des Partisans (Anna Marly) 

May, 7th, 1954, 04 AM

Captain Pouget, from Éliane-2 called the commanding post on radio, asking for reinforcements, the situation was hopeless. Major Vadot, in an indifferent voice, told Pouget, like a professor trying to explain a hard problem to his student: Reinforcement? Be reasonable boy, we have no more such!. Then, he ordered Pouget to destroy the radio and defend to death. Suddenly, a voice intercepted on the wave, in French, the Viet Minh radio operator said: Hold the line, please! Gentleman, we invite you one piece of music: Le Chant des Partisants. Vadot listened to the whole song, then blew 3 carbine shots destroying the device.

Later the same day, May, 7th, 1945

Gia Lâm airport, Hà Nội, a certain French drunk soldier dragging his feet on the street, crying: Quoi? Điện Biên Phủ? C’est exactement: Tiens bien fou! (kind of French playing on words, literally translated into English as: What? Điện Biên Phủ? It’s exactly: should probably go mad there).

chhom nimol

    Integration 
   Connect four 
   Seeing hands 
     Nights 

ot to know about music of our neighbor, Cambodia. Sure it used to be a country with brilliant art traditions, from dancing, music to architecture… Quite a strange combination: Cambodian singer Chhom Nimol and the Los Angeles world-music rock-band Dengue Fever.

Together, they brought back popular music of the 60s in Cambodia, which was Khmer music with Western influences, now retrofitted in a new psychedelic style. You’re listening to some songs in Venus On Earth album, selected as one of the best world music records of 2008 by iTunes Store. Beautiful!

phạm mạnh cương

Phạm Mạnh Cương và vợ, Như Hảo

inh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975 có 3 ông họ Phạm nổi tiếng, ngoài Phạm Duy và Phạm Đình Chương ra còn có thêm Phạm Mạnh Cương (tuy vậy không bà con gì với hai ông Phạm trước). Sinh ra và lớn lên tại Huế, học Cao đẳng Sư phạm tại Hà Nội, và làm giáo viên môn Triết tại miền Nam (trường Petrus Ký, Sài gòn).

Con người suốt đời theo đuổi nghiệp giáo viên mô phạm này có những hoạt động trái nghề hết sức thành công: là một nhạc sĩ, một nhà sản xuất băng đĩa hát (nhiều băng nhạc trước 1975 là của hãng đĩa Tú Quỳnh, hãng do ông thành lập), và là người tổ chức những chương trình ca nhạc trên vô tuyến truyền hình đầu tiên tại miền Nam (chương trình mang tên Phạm Mạnh Cương, kéo dài từ 1966 đến 1975).

Thu ca - Thu Phương 
Thương hoài ngàn năm - Khánh Ly 

Ông có thể được xem như một người tiên phong trong việc thương mại hoá hoạt động âm nhạc. Xin trích giới thiệu hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Mạnh Cương: Thu ca, bản tango thoáng một chút âm giai Nhật Bản, và Thương hoài ngàn năm, bản này chắc nhiều người biết vì mấy năm gần đây liên tục bị Mr. Đàm đem ra phá hôi! 😬

Một vài bìa nhạc Phạm Mạnh Cương:

to liberate the south


atching the famous film of Forest Gump, you would probably recognize dozens of war-protesting songs very popular the years of 60s, 70s in America: Blowin’ in the Wind (Bob Dylan), Where have all the flowers gone? (Pete Seeger), Mrs. Robinson (Simon & Garfunkel), Against the Wind (Bob Seger), Free Bird (Lynyrd Skynyrd)… American anti-war music, at its height in the Vietnam war, is only known to most of us (Vietnamese) through just some popular pieces.

Giải phóng miền Nam 
Giải phóng miền Nam (Joe Bangert) 
Italian lyric: Liberiamo il sud Vietnam 
Swedish lyric: Befria Södern 

My name is Joe Bangert. I’m a Philadelphia resident. I enlisted in the Marine Corps for four years in 1967. I went to Vietnam in 1968. My unit in Vietnam was Marine Observation Squadron Six with the First Marine Air Wing and my testimony will cover the slaughter of civilians, the skinning of a Vietnamese woman, the type of observing our squadron did in Vietnam and the crucifixion of Vietnamese either suspects or civilians in Vietnam. (from American thinker)

To my surprise, they also sang Vietnamese songs, such as this Giải phóng miền Nam (To Liberate the South), sang in Vietnamese by Joe Bangert, a famous Vietnam war veteran. It’s notable that the song is national anthem of the Republic of South Vietnam (1969 ~ 1976). If you understand the lyric, you would know how truthful and brave the men of Joe Bangert is, an American to sing: To liberate the South, we are determined to advance, to defeat the American Empire… Advance! The brave people of the South!… Let listen to the what he said prior to singing: It’s the song that they’d fought, it’s the song that they’d sung marching down the Ho Chi Minh trail…

the rain on the leaves

ome interesting recently – collected video documents: Phạm Duy with Steve Addiss on his song: Giọt mưa trên lá (the rain on the leaves) and Phạm Duy with the legendary Pete Seeger and the American folk song Clementine. Center image: the original poster of the song, and the original Vietnamese rendition (by the singer Thái Thanh) on the left.

Giọt mưa trên lá - Thái Thanh 
The rain on the leaves 
Steve Addiss & Phạm Duy

It’s not an abnormal thing to see church – music – influential songs like this to be the first to catch notices from Westerners (the Vietnamese – native pentatonic is harder to digest however). Indeed the song has been thought by some as a translation of a certain American folk song, which is absolutely not. The same is applied to several other Vietnamese songs, such as this Scents of Yesteryears, which easily touch the hearts of listeners outside VN.

songs for free men

…The reasoning behind his persecution centered not only on his beliefs in socialism and friendship with the peoples of the Soviet Union but also his tireless work towards the liberation of the colonial peoples of Africa, the Caribbean and Asia, his support of the International Brigades…

istening to Paul Robeson’s album: Songs for free men… a very lovely basso profondo concert singer (he was one of the few true basses in American music), performing spirituals. Despite being a very famous and successful singer & performer, the man was kept under strict surveillance by US and UK governments for his international activities in Labor and Anti – Colonialist movements. It’s believed that he was unsuccessfully murdered by the CIA while in Moscow. He is now deserved a position in mainstream history by various posthumous recognitions.

The USSR anthem - Paul Robeson 

In the background video above (1945 victory parade in Moscow), Robeson presents the Soviet Union’s national anthem with a translated English lyric (let read the verses). I think, though it’s a very subjective idea, the song is the best anthem in the world, much more impressive than French’s La Marseillaise. The music’s still used as national anthem in Russia now, with a new lyric.

Don’t know why, but the music reminds me of spaces in the mesmerized text of Ernest Hemingway’s For whom the bell tolls (yet another American activist). As a child, I adored Hemingway’s writing style, and remembered many excerpts from his novel by heart, the spirits of International Brigades! The paragraph quoted on the left had been given a wonderful Vietnamese translation, it describes El Sordo’s final fighting on a hill, his thoughts on life and death, yet another picturesque Song for free men!

thẩm oánh

Hãy nhìn lại một góc ngôi trường của chúng ta, cái sân lát gạch và những gốc vông đồng sau này đã được thay thế bằng sân xi-măng và những cây bàng.

Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông. (Thẩm Oánh)

i cũng biết Thẩm Oánh là nhạc sĩ tiên phong của Tân nhạc, nhưng ít người biết dù là chút ít về ông. Wiki viết được đúng 1 dòng, thậm chí còn không giới thiệu được một sáng tác nào của nhạc sĩ. Trường cấp 2 của tôi, PTCS Trưng Vương, Đà Nẵng (trước 1975 là trường tiểu học Thánh Tâm), hàng năm đều kỷ niệm ngày truyền thống trường. Tôi còn nhớ lễ kỷ niệm 10 năm được tổ chức rất hoành tráng, có nhiều hoạt động văn nghệ, và Trưng nữ vương của nhạc sĩ Thẩm Oánh được dùng như ca khúc chính thức của trường.

Trưng nữ vương 
Nhà Việt Nam 

Bài hát này tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, cùng với rất nhiều kỷ niệm khác dưới mái trường dấu yêu. Lũ học sinh chúng tôi được tập bài hát này nhiều lần, nhưng với nhạc cảm của tôi lúc ấy, tập mãi mà tôi cũng chỉ hát được một nữa bài. Ngay từ lúc ấy, tôi đã cảm nhận loại nhạc này khác hẳn với loại nhạc đỏ mà lũ học sinh dưới mái trường XHCN chúng tôi thường nghe và hát. Bài này so với: em mang trên vai màu khăn tươi thắm, bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai… hẳn không cùng một loại như nhau 😀.

Là thành viên nhóm nhạc Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Thẩm Oánh là thế hệ đầu tiên, là người có tuyên ngôn sáng tác rất rõ ràng về Tân nhạc. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc các thể thoại hùng ca (như bài Nhà Việt Nam, một bài hát cho hướng đạo), tình ca, nhạc thiếu nhi và nhạc Phật giáo. Gia tài âm nhạc của ông có hơn 1000 bài, nhưng đến nay chỉ còn lưu truyền 5, 7 bài thi thoảng được vài người nhắc đến 😢. Một phần vì tác giả hạn chế không phổ biến nhạc của mình (cái chữ nhạc tài tử thực chất là để “bao biện” cho quan niệm chung xem âm nhạc là “xướng ca vô loài”, phần lớn lứa nhạc sĩ tiên phong đều muốn gọi nó là thú vui tài tử hơn là nghề nghiệp thật sự). Phần khác vì nhạc của ông (ngoại trừ một vài bản hùng ca dễ hát dễ nghe) còn thì phần lớn không dành cho đại chúng, chỉ phù hợp với một lớp thính giả ít ỏi.

Âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được mô tả bằng một chứ “hoà”: hoà điệu với thiên nhiên, hoà vào lòng người. So với Tân nhạc về sau, nhạc của ông có phần “đơn giản”. Tuy vậy, thứ nhạc “đơn giản” ấy mang tôi đi từ hết ngạc nhiên này đến thú vị khác… Điều tinh tuý trong âm nhạc Thẩm Oánh là sự hoà trộn của ngũ cung Việt Nam và ngũ cung Trung Hoa, cũng như cách chuyển hệ (métabole) giữa hai loại ngũ cung đó. Ông dùng ngũ cung Trung Hoa theo một cách gần như là vô thức, có lẽ thừa hưởng từ gốc gác người Hoa xa xưa (họ Thẩm) của mình. Hãy tìm nghe một số nhạc phẩm trữ tình của ông như: Toà miếu cổ, Khúc yêu đương, Xuân về… để cảm nhận dáng nhạc rất đặc biệt của Thẩm Oánh!

Một vài bìa nhạc Thẩm Oánh:

làn sóng xanh

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra
nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy
âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

(Tuân Tử – Nhạc ký)

ách đây chừng hơn 10 năm (1997) chương trình ca nhạc Làn sóng xanh (LSX) được khởi phát trên sóng radio Đài tiếng nói nhân dân tp. HCM (băng tần FM 99.9 MHz, 7h sáng mỗi Chúa nhật hàng tuần). Quãng thời gian ấy, đang còn là sinh viên, tôi thường chú ý lắng nghe chương trình này, và thêm một vài chương trình khác như Quà tặng âm nhạc hay Rock on the Radio. Bây giờ đã có nhiều phương tiện: băng đĩa, TV, internet, các show diễn, phòng trà… nhưng lúc ấy LSX là chương trình bình chọn âm nhạc danh tiếng đầu tiên, cùng với Đêm Trẻ là những sự kiện âm nhạc thu hút được nhiều khán thính giả.

Những Đêm Trẻ sôi động, tổ chức hàng tháng không cố định, lúc thì ở nhà Văn hoá Thanh niên, lúc ở sân khấu Mạc Đỉnh Chi, lúc lại ở công viên Lê Văn Tám. Cái tuổi sinh viên thời ấy của tôi rất hiếu kỳ, đêm nhạc Trẻ nào cũng chen chân đi xem cho bằng được (hình thức này gần giống như các Đại nhạc hội thường tổ chức trước 1975).

Tiếng trống paranưng (Trần Tiến) 
Vẫn hát lời tình yêu (Dương Thụ) 

Chương trình LSX lúc ấy mang lại nhiều điều mới mẻ cho công chúng yêu nhạc. Hầu như tuần nào cũng có một vài tác phẩm mới được giới thiệu, so với những Cô gái Sài-gòn đi tải đạn, Tiến về Sài-gòn, Mùa xuân trên tp. HCM… vẫn thường được phát trên các kênh thông tin chính thức thì đó quả là một điều mới mẻ. Cũng qua những dịp như thế này mà các “diva” Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam lên ngôi. Có thể nói đây là một bước ngoặt của âm nhạc Việt, một giai đoạn tạm gọi bằng cái tên “tình ca mới”, lấn lướt có hiệu quả ảnh hưởng của nhạc ngoại, nhạc Việt hải ngoại (không còn bao nhiêu sinh khí), nhạc tiền chiến (đẹp nhưng lỗi thời lỗi mode) và cả nhạc đỏ (quá văn công, văn nghệ).

Điểm qua một số tác giả, tác phẩm: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng lại cho ra một bài mới, na ná nhau nhưng được bảo trợ bằng danh tiếng “cây đa, cây đề” của mình: Sóng về đâu, Tiến thoái lưỡng nan… Một số tác phẩm đặc sắc nhưng ít ỏi về số lượng: Dòng sông lơ đãng – Việt Anh (dáng nhạc Việt Anh đẹp, nhưng lời thì khá… lơ đãng), Gửi đôi mắt nai – Trần Minh Phi (bài này ý nhạc rất tốt). Lại có nhiều ca khúc mang cùng một air “lãng đãng xa vắng”: Có đôi khi – Lã văn Cường, Về lại phố xưa – Phú Quang và nhiều ca khúc về Hà Nội khác.

Nhạc sĩ Dương Thụ – cháu của NS Dương Thiệu Tước (Mặt trời êm dịu, Bài hát ru cho anh, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày…), Thanh Tùng (Hát với chú ve con, Chuyện tình của biển, Hoa tím ngoài sân, Phố biển…) đóng góp khá nhiều ca khúc hay mang ảnh hưởng của đất Bắc. Hai anh em nhạc sĩ Bảo Phúc, Bảo Chấn với các ca khúc viết cho phim: Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên, Bên em là biển rộng, Những nẻo đường phù sa… mang nhiều ảnh hưởng của phương Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Cường với những sáng tác mang âm hưởng Tây Nguyên, nhạc sĩ Phó Đức Phương với các thể nghiệm ca trù, ngoài ra cũng không thể không nhắc đến người đi tiên phong Trần Tiến, và nhiều nhạc sĩ khác…

Say mê với một đợt sóng âm nhạc mới, rất nhiều sáng tác hay được trình làng, nhưng tôi đã mơ hồ cảm thấy một số vấn đề. Đến khoảng năm 2001 (4 năm sau) thì đợt sóng đầu tiên qua đi, nhường chỗ cho dòng nhạc thị trường nhộn nhạo. Khi những Mr. Đàm Vĩnh Hưng, Mr. Đan Trường, Mr. Lam Trường… “lên ngôi” thì tôi bỏ không theo dõi LSX nữa. Quãng 4 năm sau nữa (2005), người ta hy vọng sự quay lại của đợt sóng “tình ca mới”, nhưng nó tương đối mờ nhạt không rõ nét (như khi Mỹ Linh cho ra đời Chat với Mozart thì cũng có nghĩa là nguồn sáng tác mới không còn dồi dào như trước nữa – cứ với “bước sóng” λ (lambda) = 4 năm một thế này thì chúng ta có quyền hy vọng năm 2009 này sẽ có một đợt sóng mới với nhiều hứa hẹn 😬). Dần dần tôi hiểu ra LSX đợt đầu là tập trung thành quả sáng tác của khoảng 20 năm sau 1975, tất cả gia tài đã được giới thiệu, sau đó thì… hết vốn.

Tôi cảm nhận sự hụt hơi, hết vốn không phải từ số lượng bài hát mà từ chất lượng của chúng. Trong đợt sóng “tình ca mới” này, không nhiều bài hát mới mẻ về nhạc thuật, đa số chủ đề vẫn quay đi quay lại với cái “thời xa vắng”, các hướng khai thác mới (dân ca, ca trù, nhạc Tây Nguyên…) cho thấy sự tiêu hoá vội vàng những nền tảng này, phần nhiều vẫn là copy & paste dân ca dân nhạc, hướng nhạc ngũ cung hầu như không có bài mời nào. Tôi nhận ra những điều này rất sớm, cái bề sâu thật sự vẫn rất mỏng, (ảnh hưởng của chiến tranh, địch hoạ 😬), dường như chúng ta chưa bao giờ sẵn sàng để có những khởi đầu mới.

Để kết ý: những sáng tác “tình ca mới” thật sự đã mang đến một bầu không khí khác cho sinh hoạt âm nhạc, sau bao nhiêu năm điêu tàn, nghèo đói, cũng đã đến lúc phải có những yếu tố mới mẻ. Nhưng cũng từ trong chính những yếu tố mới rất được chào đón ấy, tôi nhìn thấy sự thiếu chiều sâu không dể khắc phục một sớm một chiều 😢.