half moon dream

uite busy lately and there’s little time for music and other hobbies. I’ve found these two Half moon dream (1 & 2) piano solo albums ideal for listening while working: familiar tunes of famous Vietnamese songs, which come in a distinctive and brilliant performance by Harold Mann.

Bao giờ biết tương tư (Bitter sweet) – Harold Mann 

Not only at work, sometimes at 2, 3 AM, I wake up, put on the headphone and pleasantly fall asleep into these half moon dreams, especially this one, a love song that inspires a feeling so profoundingly – pleasureful that I could have been smiling gently all the time in my sleep.

17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)

trường ca hòn vọng phu – 3

鼓鼙聲動長城月,烽火影照甘泉雲。。。

ừa kiếm được một cái đĩa nhựa cũng khá độc, loại đĩa 45 vòng be bé mỗi mặt chỉ “lưu” được khoảng 2 bài, hai mặt đĩa vừa chứa đủ ba khúc của trường ca Hòn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, tác phẩm được nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần trên blog này. Đĩa sản xuất năm 1962, do Duy Khánh ca, Hoàng Oanh ngâm thơ, ban nhạc gồm có: Lữ Liên, Vĩnh Phan, Tô Kiều Ngân… (đàn cò, tranh, sáo…) Đặc biệt đoạn 3: Người chinh phu về là lời nguyên của tác giả (không phải là ca từ phổ biến hiện nay).

Trường ca Hòn vọng phu (Duy Khánh, Hoàng Oanh) 

Ghi âm trên đây được thu lại từ chiếc turntable bằng máy tính, có qua xử lý lọc nhiễu chút xíu. Âm thanh vẫn hết sức rõ ràng sống động, dù đôi chỗ “nhảy đĩa” không tránh khỏi do đĩa đã quá cũ. Post ở đây để lưu lại một bản thu âm khá sớm và hiếm: trường ca Hòn vọng phu do chính tác giả Lê Thương soạn hoà âm và điều khiển dàn nhạc!

⓵⏎ Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân. ~ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)

vinyl collection

uite a modest beginning for a vinyl collection, but anyhow it is initiated. Would I be an audiophile? Definitely not, vinyl might sound warmer, more acoustic, even addictive to some, but they are certainly not of the best quality. Could I be an antique collector? Absolutely not, that’s a race of money in which I would surely be the loser. Or is it a hobby to prove oneself fashionable, à la mode? Equally nope, so what is special about vinyl? Let me remind you that values are in – tangible, they does not exist on the discs, on the turntable, they exist when you feel and understand the sound!

Btw, this is the 300th post on the blog, 300 in 6 years, on average one a week.

Above are some of my Vietnamese discs which date back to the 1965 ~ 1975 period (actually Vietnamese music are much harder to find compared to Western music). For the moment, Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước…’s discs are extremely rare, you can count with the fingers in your hand. Khánh Ly, Lệ Thu, Hà Thanh…’s records are easier, but still somewhat hard to find. Discs of Hoàng Oanh, Thanh Thúy… are still around, just spent time to find some. For others like Chế Linh, Tuấn Vũ, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền… music of the masses, huge piles of them exist until today. That totally reflects the picture of a pyramid!

music of vietnam

ost here as documentation a recently collected vinyl disc: Music of Vietnam, by Phạm Duy, a 1965 Folkways Records’ compilation of fork music from many ethnical regions in Vietnam. Although the cover is quite ragged, the disc is almost untouched and still in a very good condition (see the second image, the first is from Folkways). I would try to digitalize and post some samples soon…

neo – analog

t has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers 😢. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


đà lạt – 2011

ật vạ chập chờn ngủ trong lúc xe âm thầm leo dốc, mỗi lúc tai cảm thấy ù ù là biết đã lên thêm một cao độ đáng kể nữa… Mở mắt trông ra những con phố, những trảng rừng lẩn khuất trong sương, qua hết một quãng mù lại hiện ra bầu trời đêm trong veo với hàng ngàn đốm sao lung linh, cứ như thế lặp lại nhiều lần. Nhìn thời khí đoán biết những ngày đến, trời sẽ trong, mát và ít mưa… tiết trời lý tưởng cho một chuyến đi. Nhà xe mở một đĩa nhạc không lời, âm lượng nhỏ thật nhỏ, chập chờn trong giấc ngủ vẫn mỉm cười vì sự tình cờ thú vị, lại được nghe cái giai điệu thượng du miền ngược đầy mê hoặc của Nhạc sầu tương tư giữa chốn này.

Suy nghĩ bổng dưng không còn dùng tiếng Việt, nào là lý trí và logic trong nghệ thuật, nào là đức tin và lý tính thuần túy (Immanuel Kant), nào là duy danh và duy thực (norminalism & realism), nào là tiên nghiệm và hậu nghiệm (a priori & a posteriori)… Những vấn đề từ lâu chẳng còn mấy quan tâm, cũng đã bước qua những “khung cửa hẹp” ấy một đôi lần. Sao còn có người băn khoăn và gợi lên những câu hỏi đó nhỉ, lại thêm một cái mỉm cười trong giấc ngủ. Dù sao thì còn có người quan tâm những điều như thế cũng tốt, những người dám bắt đầu bước đi trên con đường của riêng mình. Tâm trí cứ phiêu du miền metaphysics cho đến khi trời ửng sáng.

Qua hết đèo Prenn là vào thành phố, bước xuống xe vẫn còn chưa thấm hơi giá lạnh, nhưng khi chiếc phone cần đến 2, 3 cái touch để bắt đầu hoạt động đúng thì biết ngay là thời khí đã thay đổi, vội khoác lên người thêm chiếc áo gió. Đây rồi cái không gian để sống cho riêng mình, tạm bỏ lại sau lưng một nơi mà người người sống vì những giá trị của kẻ khác, vì những hình bóng trong mắt người khác, chẳng mấy ai có ý thức và khả năng theo đuổi những giá trị cá nhân tự thân. Nơi ấy người ta vẫn tiếp tục tự huyễn hoặc mình và huyễn hoặc nhau bằng những chuyện giả dối tầm phào… Biết bao nhiêu lần một nụ cười khinh thị thoáng hiện trên môi.

Những góc phố cũ kỹ đầy rêu và hoa, ly cafe bốc khói, những câu chuyện luôn dở dang với một vài người bạn cũ. Những bài nhạc Pháp dễ thương ở quán Tùng, ly da – ua đậm mùi “sữa”, một loại “sữa” còn sót lại từ thời bao cấp chỉ toàn có mùi đường và bột. Tối tối lại ghé qua Cung Tơ Chiều cùng hát với chị chủ quán 2, 3 bài. Giọng hát ấy trầm đục, không liêu trai mà luyến láy đầy cảm xúc. Chưa khi nào tôi hát Thuyền viễn xứ say sưa đến thế. Thật tội nghiệp, chỉ có hai người biết với nhau tại sao “Những đồi hoa sim” (Dũng Chinh) và “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy) chẳng thể đi chung đường, tại sao vẫn phải nhìn thính giả bằng ánh mắt nửa buồn nửa vui lẫn lộn…

Nhưng “thu hoạch” lớn nhất của chuyến đi này là hai chiếc đĩa than ghi âm tiếng hát Thái Thanh và hợp ca Thăng Long (xem 4 bức hình chụp bên đây), trong đó có đủ 3 bản: Tiếng sông Hồng, Tiếng sông Hương và Tiếng sông Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Những thu âm rất lạ: hòa âm và hát bè không giống bất kỳ thu âm Hội Trùng Dương nào tôi đã từng nghe trước đây! Cầm trên tay hai chiếc đĩa microsillon mà không dấu được sự xúc động, đây là bản gốc của những nhạc phẩm: từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, đây là âm thanh nguyên thủy của tiếng hát trên trời: Thái Thanh!




johnny guitar

ột bản nhạc để nghe trong lúc làm việc, vừa đủ hay để vỗ về cái lỗ tai, vừa đủ đơn giản để không phải phân tâm nhiều: Johnny Guitar… Bài nhạc một thời rất phổ biến với lời Việt:

Đàn trong đêm vắng – Tuấn Ngọc 

Đàn trong đêm vắng, dường như thầm nhắc, bóng ai xa rồi. Về đây người hỡi, hàn lại duyên cũ xa vời. Nhạc còn lắng, sao người vẫn theo mây gió ngàn, lúc đêm vắng, ta thầm nhớ bóng hình ai…

trường ca hòn vọng phu – 2



Tôi muốn được nghe một loại nhạc Việt như thế này!!!

ản nhạc thuộc top những bài thường nghe trên iPod của tôi thời gian gần đây, là một bài rất cũ nhưng mang một trình bày rất mới, một bài mang âm điệu dân ca “bình dị, thân thuộc” nhưng là trường ca mang tính sử thi kỳ vĩ nhất của Tân nhạc. Cách đây đã khá nhiều năm, tôi từng mơ ước được nghe trường ca Hòn Vọng Phu trình diễn, phát triển, biến tấu… bởi một dàn nhạc lớn thật lớn, vì tầm vóc bản nhạc không phải ở mức một “khúc hát ru con” bình thường.

Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã soạn lại Trường ca Hòn Vọng Phu cho dàn nhạc và đồng ca dựa trên căn bản hòa âm ban đầu của tác giả Lê Thương, nhiều đoạn nghe rất thấm! Là một chiếc bình mới đẹp cho món rượu cũ, một loại rượu lâu năm, càng lúc càng hiếm và có giá. Nếu như âm nhạc đương đại có nhiều yếu tố mới, kỹ thuật hiện đại, hòa âm tốt, thu âm hoàn hảo bao nhiêu thì về tính tự tin trong sáng tác càng kém tiền nhân bấy nhiêu!

Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi

Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý

Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về

nếu một mai em sẽ qua đời

Nếu một mai em đốt pháo vui, hát theo người,
hương cưới chia phôi, cười mặn tình đời…

iếp theo post trước (không mọi người lại bảo mình chỉ biết thần tượng cái cũ) hai bản nhạc Phạm Duy được ca sĩ Nguyên Thảo thể hiện rất đạt: Nếu một mai em sẽ qua đờiHoa rụng ven sông. Một chữ “đạt” thế mà không dễ, những người già, họ thường bảo những lớp Thái Thanh, Khánh Ly… ngày xưa đâu có bài bản trường lớp bao nhiêu đâu mà lại hát đạt đến vậy.

Âm nhạc Việt (cũng như tất cả những “yếu tố Việt” khác) đều mang đậm tính tự phát, ngẫu hứng, có nhiều cái “không biết phải nói làm sao”, có nhiều điều “nhìn vậy mà không phải vậy”. Nên trường lớp là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Không kể những thảm họa nhạc Việt, những loại nhạc thị trường, những loại easy listening… ngay trong những ca sĩ trường lớp & thành danh hiện tại, tôi cũng hơi sợ những người chưa cảm được âm nhạc của tác giả mà đã cố gắng đưa “cái tôi” rất chi ~!@#$%^&*() của mình vào trong tác phẩm!