đường chúng ta đi


Album Đường chúng ta đi – 1976 và Album Tổ quốc yêu thương – 1978

ột chứng tích của lịch sử, album nhạc đỏ (thu âm năm 1976) với sự trình diễn của các ngôi sao nhạc vàng: Lệ Thu, Họa Mi, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Thái Châu… Lệ Thu, Hà Thanh thì hẳn ai cũng đã biết, còn Họa Mi, Thanh Tuyền… là những giọng ca chuyên hát cho phòng Tuyên truyền của quân đội VNCH cũ… Một sự kết hợp lạ lùng nhưng vẫn hay trên một khía cạnh nào đó. Biết rằng điều này là khó nghe với khá nhiều người, nhưng âm nhạc vẫn vượt ra khỏi các biên giới chính trị, dù cho cái biên giới ấy nằm trong… chính phần ca từ các bài hát!

Theo như tôi biết, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam cũ đã chọn ở lại VN sau 1975 và phần nhiều cũng đã có những bước đầu hợp tác với chính quyền mới. Chỉ sau đó, khi điều kiện sống quá khó khăn, khi có quá nhiều những ngược đãi vật chất cũng như tinh thần thì họ mới chọn con đường trở thành “boat people” mà ra đi. Như Phạm Đình Chương, Thái Thanh… chỉ ra đi sau khi bị tuyên một cái án “cấm sáng tác và trình diễn vĩnh viễn” tại VN, như Hoàng Trọng còn ở lại VN mãi đến tận năm 1992…

Lá đỏ - Thái Châu 
Cuộc đời vẫn đẹp sao - Họa Mi, Phương Đại 
Hà Nội niềm tin yêu hy vọng - Lệ Thu 
Lên ngàn - Họa Mi 
Bóng cây Knir - Họa Mi 

Thôi thì khoan hãy bàn về cảm xúc trong các bài hát. Riêng về phần hòa âm thì có thể thấy miền Nam đi trước miền Bắc (lúc bấy giờ) rất xa trong chuyện hòa âm nhạc nhẹ. Và riêng về kỹ thuật hát thì một mình giọng ca Họa Mi cũng đã hơn đứt tất cả những ca sĩ nhạc viện được đào tạo chuyên nghiệp của miền Bắc như Lê Dung, Măng Thị Hội… (hãy nghe bài Bóng cây Knir và so sánh). Tôi có cảm giác rằng dù sao với tiếng Việt, lối hát rõ âm rõ chữ, nặng về luyến láy, hơi rung… vẫn là một lối hát truyền tải được tình cảm và phù hợp với cái tai âm nhạc Việt. Sớm muộn gì rồi lối hát này cũng sẽ trở lại…