la chanson d’orphée

Le ciel a choisi mon pays, pour faire un nouveau Paradis.
Au loin des tourments, danse un éternel printemps pour les amants.
Chante chante mon cœur la chanson du matin dans la joie de la vie qui revient!

ây rung cảm tâm hồn nhiều khi không cần đến âm nhạc tinh tế và phức tạp. Chỉ một giai điệu, một lời hát đơn giản nào đó cũng đủ để gợi lại cả một khung trời kỷ niệm, ước mơ xa xưa… Chẳng có gì phải xấu hổ khi kể rằng bạn đã từng yêu một giai điệu, một khoảnh khắc nào đó của quá khứ, để rồi mãi cho đến tận hôm nay mới biết bản nhạc đó tên gì, do ai hát!

Lời Anh - A day in life of a fool 
Lời Việt - Bài ngợi ca tình yêu 

Vì có hề gì khi mà giai điệu đó đã (vô hình) đến và ở lại mãi mãi trong tim… Và đó lại là giọng ca đầy ma thuật, khỏe khoắn và quyến rũ Dalida… và cũng như những dáng nhạc đẹp khác, bài hát đã được chuyển thể qua rất nhiều ngôn ngữ khác.

đờn ca nhạc… nhậu

hẳng là dạo gần đây bị tra tấn bởi thể loại này hơi nhiều, cảm thấy cần phải… chính thức thừa nhận nó như là “một phần tất yếu của cuộc sống”… Một thể loại âm nhạc có sức sống cực kỳ mãnh liệt, phổ biến trong triệu triệu quần chúng thính giả, có thể được trình tấu thâu đêm suốt sáng bên chiếu nhậu mà không hề nhàm chán. Một dòng chảy âm thầm khơi nguồn từ hàng chục năm về trước, và vẫn còn được nồng nhiệt mến mộ cho đến tận ngày hôm nay.

Mặc cho bao đổi thay, thăng trầm của lịch sử, mặc cho những ai có cố tình không thừa nhận, vâng, tôi vẫn sống, vì tôi là một phần, dù cho ai đó có gọi là hèn kém, của dòng máu Việt! Người ta có thể gọi tôi là “nhạc vàng”, nhạc “ủy mị”, nhạc boléro kẹo kéo rẻ tiền, đờn ca nhạc nhậu .v.v. nhưng các bạn thấy không, bình dân đại chúng vẫn xếp chúng tôi sánh vai cũng những Phạm Duy, Văn Cao, Lê Thương, Phạm Đình Chương… Với các vị đó, người ta có thể cảm thấy xa cách, “kính nhi viễn chi”, chứ với tôi, người ta hát mọi lúc, mọi nơi, có thể buột miệng hát cho vui bất kỳ lúc nào người ta thích!

Người ta có thể phải vận dụng hết tất cả cảm quan, hiểu biết để cảm âm nhạc bác học, còn với tôi, người ta hát tự nhiên như những tiếng chửi rủa hàng ngày! Không dùng từ ngữ quanh co tránh né, chúng tôi thẳng thắn bảo rằng: tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở…, vì sự thật vốn dĩ… đúng chính xác là như thế! 😬 Đã có những thời kỳ “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (hay còn gọi là “vàng thau lẫn lộn”) giống loài chúng tôi luôn đứng đầu về lượng sáng tác cũng như lượng khán giả mến mộ! Có thể những tác giả viết lịch sử âm nhạc cố tình lãng quên chúng tôi, nhưng các bạn biết không, quần chúng luôn có được thứ âm nhạc và nhạc sĩ mà họ mong muốn!

Bên đây chỉ là một số ít, rất ít trong những người anh em chúng tôi. Nếu các bạn muốn, tôi có thể liệt kê danh mục các tác giả, tác phẩm đến sáng ngày mai cũng không hết! Bên cạnh số lượng, chúng tôi còn có sức hòa nhập, hòa tan cực kỳ lý tưởng, người ta hát chúng tôi trong mọi xó xỉnh từ thành thị đến thôn quê, người ta có thể hát chúng tôi chung với những người anh em (đã từng ở phía bên kia chiến tuyến) như 5 anh em trên một chiếc xe tăng, Tiểu đoàn 307 .v.v. một cách hoàn toàn tự nhiên và hảo hợp. Bởi suy cho cùng chúng tôi vẫn là anh em một nhà, như 5 ngón tay trên một bàn tay… Chừng nào văn hóa âm nhạc nước nhà vẫn “trăm hoa đua nở” (hay còn gọi là “vàng thau lẫn lộn”), chúng tôi đã, đang và vẫn sẽ là một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của các bạn!

đôi bờ

ản nhạc này quá nổi tiếng rồi, không cần phải nói nhiều nữa. Nhưng có xem trích đoạn phim Khát (mà bài này là sound-track) thì mới thấy thực sự cảm động. Một tình yêu thời chiến, giản đơn và rung động, gần như là thiêng liêng (hãy nghe tiếng organ – đại phong cầm – cuối bài hát, khi đôi trai gái chia tay). Phần lời Việt dịch sát nguyên văn tiếng Nga, ngoại trừ một số chi tiết: dịch con vịt thành thiên nga – bệnh hình thức, sĩ diện kinh điển VN! Hãy nghe lời Việt để so sánh.

Đôi bờ - Thảo Vân 

We’re like the two banks of a river, which go side by side but hardly meet each other!

đơn giản như… nhạc trịnh

Anh nằm xuống, sau một lần đã tới đây,
đã vui chơi trong cuộc đời này,
đã bay cao trong vòm trời đầy…

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn biểu diễn tại quán Văn

hững kỷ niệm của thủa ban đầu, khi con người mình còn giản đơn, thi thoảng nghe lại vẫn thấy hay. Qua hết những năm cấp 2 là đã có nhu cầu về loại âm nhạc phức tạp, nhiều sức sống hơn rồi. Đã có một thời chúng ta là như thế: những giai điệu thất cung dể thuộc dể hát, những ca từ đầy tính “metaphysics” đến mức “khó hiểu”, những tiếng guitar đơn độc lỏng bỏng đáng yêu 😀.

Nói thì nói vậy, có những người hôm trước còn tâng nhạc sĩ họ Trịnh tận mây xanh, hôm sau khi gió có cơ đổi chiều thì lại nói những lời như: khi Phạm Duy đã là một cây đa cây đề thì Trịnh Công Sơn, Khánh Ly hãy còn đi chân đất, biểu diễn nhạc cho sinh viên ở quán cà phê Văn với độc một cây guitar. Thật đáng buồn có nhiều người gió chiều nào xoay chiều đó, lưỡi không xương trăm đường lắt léo.

Sơn ca 7
Cho một người nằm xuống - Khánh Ly 
Nối vòng tay lớn - Khánh Ly 
Ru em từng ngón xuân nồng - Khánh Ly 
Gọi tên bốn mùa - Khánh Ly 

Âm nhạc ngoài giá trị nhạc thuật, còn có giá trị xã hội, thời sự. Những trình bày “lỏng bỏng” độc một tiếng guitar này một thời là tiếng lòng của bao lớp sinh viên tranh đấu tại miền Nam Việt Nam. Lấy ví dụ gần đây, như bài Heal the world (Michael Jackson), có gọi là có giá trị không khi hàng triệu người thích nó, còn những nhạc sĩ thì nói với nhau: bài này cũng đơn giản quá nhỉ! Nên không có gì ngạc nhiên khi nói nhạc Trịnh là nhạc của số đông, còn nhạc của Phạm Duy kén chọn khán giả hơn, mỗi loại đều có không gian, thời gian và thính giả của riêng nó. Đứng từ phía này mà dè bỉu chê bai phía kia thảy đều là vì cái tâm địa cá nhân hẹp hòi, chỉ tội cho đa số quần chúng thính giả ít hiểu biết cứ phải nghe những câu phán xanh rờn, đẩy đưa dư luận hết từ thái cực này đến thái cực khác!

⓵⏎ Những bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 7: tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, thu âm năm 1974.

hẹn hò

Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau…
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

ôi đã đọc nhiều trên các diễn đàn âm nhạc bàn về ngũ cung và ngũ cung Việt Nam những ý đại loại như: đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ Debussy đã đi tiên phong trong việc dùng âm giai ngũ cung, ở VN, có thể bắt gặp ngũ cung được dùng trong các giai điệu của Phạm Duy, Văn Cao… Chao ôi, sao người ta có thể thờ ơ nói về cái bản chất con người mình một cách quá Euro-centric như vậy! Đến bao giờ thì người ta mới nhìn rõ con người mình, quay trở về với cái nhạc cảm tự nhiên cha sinh mẹ đẻ!

Hẹn hò - Thái Thanh 
Hẹn hò - Tuấn Ngọc 
Hẹn hò - Khánh Ly 

Ấy là chưa kể rất nhiều người Việt nhìn dáng nhạc “bản xứ” của chúng ta với ánh mắt của kẻ “ngoại lai”, “vong bản”, với không ít mặc cảm tự ti và khinh thị lẫn lộn… Nếu tìm hiểu lịch sử âm nhạc, mọi người sẽ biết rằng con đường đến với ngũ cung của Claude Debussy bắt đầu và chịu ảnh hưởng lớn từ Hội chợ đấu xảo Paris, 1890, nơi ông được nghe dàn nhạc cung đình Huế và một số ban nhạc Javanese khác trình tấu.

Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc… Các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc… Tiếng hát thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. (Hồi ký Phạm Duy – tập 1 – chương 21)

Tôi đã biết nhiều người rất yêu, nếu không muốn nói là chết mê chết mệt vì bài Hẹn hò này của nhạc sĩ Phạm Duy, bài hát kể chuyện tình cách ngăn và trắc trở của Ngưu Lang và Chức Nữ: cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, đúng vào thời điểm này trong năm – mùa mưa ngâu, rằm tháng bảy. Nhưng đơn thuần là thích thôi chứ không biết rõ tại sao, muốn biết tại sao, xin đọc phần trích trên đây từ hồi ký Phạm Duy!

a… joe dassin

rước đây đã có giới thiệu về người nghệ sĩ Mỹ gốc Nga Do Thái hát tiếng Pháp Joe Dassin này qua bài hát Et si tu n’existais pas, một bài hát mà ai biết tiếng Pháp và văn hóa Pháp sẽ phải khóc khi nghe. Bài hát đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: ngày mai không có anh trong đời, trần gian riêng em đâu có vui gì, để yêu đương để nhung nhớ và tha thiết, nỗi yêu thương ôi bao giờ hết…

A toi - Joe Dassin 

Hôm nay post tiếp bài hát đứng thứ hai trong số những ca khúc đẹp nhất của Joe: A toi, tạm dịch sang tiếng Việt là: Cho em (anh) hay Vì em (anh)… một ca khúc tuyệt hay về nhạc và có phần lời khó có thể viết hay hơn được. Thỉnh thoảng nghe lại cả hai bài hát này để A… Joe Dassin vậy!

A toi, a la façon que tu as d’être belle. A la façon que tu as d’être à moi. A tes mots tendres un peu artificiels quelquefois.

A toi, a la petite fille que tu étais. A celle que tu es encore souvent. A ton passé, à tes secrets, a tes anciens princes charmants.

[ REF ] A la vie, à l’amour. A nos nuits, à nos jours. A l’éternel retour de la chance. A l’enfant qui viendra, qui nous ressemblera. Qui sera à la fois toi et moi.

A moi, a la folie dont tu es la raison. A mes colères sans savoir pourquoi. A mes silences et à mes trahisons, quelquefois.

A moi, au temps que j’ai passé à te chercher. Aux qualités dont tu te moques bien. Aux défauts que je t’ai caché. A mes idées de baladin.

A nous, aux souvenirs que nous allons nous faire. A l’avenir et au présent surtout. A la santé de cette vieille terre, qui s’en fout.

A nous, a nos espoirs et à nos illusions. A notre prochain premier rendez-vous. A la santé de ces milliers d’amoureux, qui sont comme nous.

Vì em, vì dáng vẻ yêu kiều ngự trị trong anh, vì những lời nói đầy yêu thương (đôi khi vẫn thoảng chút giả tạo) dành cho anh.

Vì em, vì cô bé em từng là, vì người con gái là em như hiện tại, vì quá khứ, vì những điều thầm kín, vì cả những hoàng tử lịch lãm xa xưa của em.

[ REF ] Vì cuộc sống, vì tình yêu, vì đêm và vì ngày, vì những cơ hội luôn mãi còn giữa hai ta. Vì những đứa trẻ sẽ ra đời, mai đây chúng sẽ trở nên như anh và em.

Vì anh, vì những cơn giận mà em là nguyên nhân, vì những phút nóng nảy chẳng duyên cớ. Vì sự im lặng, vì cả đôi lần anh quay lưng phản bội em.

Vì anh, vì những lúc anh ghé qua tìm em. Vì những cá tính hay bị em diễu, vì những tật xấu anh thường che giấu. Vì cả những ý tưởng điên khùng chẳng giống ai của anh.

Vì chúng ta, vì những kỷ niệm ta đã có, vì hiện tại, vì tương lai. Vì cả trái đất già cỗi này, mà nó không quan tâm lắm đâu.

Vì chúng ta, vì những hy vọng và ảo tưởng. Vì lần “hẹn hò đầu tiên” sắp tới của chúng ta. Vì cả triệu cặp tình nhân như chúng ta trên khắp địa cầu.

hoài cảm

ột chiều bâng quơ, thầm hát câu: chờ nhau hoài cố nhân ơi, sương buồn che kín muôn nơi, hẹn nhau một kiếp xa xôi…, hát rồi tự hỏi không biết đây là bài gì, nhạc của ai. Mất một phút suy nghĩ mới nhớ ra bài Hoài cảm của Cung Tiến. Nghĩ rồi cười một mình.

Hoài cảm - Thái Thanh 

Một bài hát nổi tiếng và phổ biến như thế này, nhiều người nghe, nhiều người biết nhưng không chắc mấy ai cảm được, nhạc Cung Tiến là như thế! Những Mắt biếc, Thu vàng, Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Hương xưa, Nguyệt cầm… mãi mãi là những ngón tay chỉ đến một mặt trăng xa xôi nào đó…

⓵⏎ Bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 10: giọng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long.

la maladie d’amour

a maladie d’amour… tựa này dịch làm sao mới phải nhỉ, Căn bệnh tình yêu?? Nôm na nhưng chính xác phải là: Ốm tương tư… 😀 Dịch nghĩa phần lời: Nó hành hạ trái tim những “đứa trẻ” đang yêu, không ngoại trừ một ai từ 7 cho đến 77 tuổi. Nó cuộn chảy như một dòng sông ngạo nghễ, cuốn trôi theo nó mọi giới, mọi kiểu người. Nó làm đàn ông cất tiếng hát, làm thế giới trở nên rộng rãi hơn.

La maladie d'amour – Michel Sardou 
Lời Việt: Tình yêu vụt sáng – (?) 

Nó làm phụ nữ bật khóc, đôi khi là những tiếng khóc thầm trong bóng đêm. Lại có khi nó khiến con người ta đau khổ suốt cả cuộc đời. Chẳng ai thoát được căn bệnh tình yêu, nhưng đớn đau hơn cả lại là khi người ta lành khỏi căn bệnh đó…

japanese pentatonic

Mais, c’est la guerre pentatonique,
cinq notes au lieu de sept.

ùng một tác giả: Kokoro No Tomo (lời Việt: Khi cô đơn em gọi tên anh), Koibito Yo (lời Việt: Người yêu dấu ơi), Ai No Shinkinro (lời Việt: Sa mạc tình yêu), Ribaibaru (lời Việt: Trời còn mưa mãi), Nokibiri (lời Việt: Tàn tro)… Xem ra nhạc Việt mượn của cô ca sĩ Mayumi Itsuwa này nhiều thật. Nhớ khi nhỏ, khoảng cỡ lớp 7, lớp 8, chưa biết bài gốc tiếng Nhật, thích bài Ngàn năm vẫn đợi này lắm, người khác thì cứ bảo: chỉ là thứ nhạc vàng đặt lời nhảm nhỉ… Giá như người ta hiểu nhạc không phải là lời nhỉ! Nó là cái intangible formation: 1 1/2 2 1/2 2!

Dakishimete (Mayumi Itsuwa) 
Ngàn năm vẫn đợi - Ngọc Lan 

mầu kỷ niệm dvd

Trời thần tiên, đôi bướm nhịp nhàng lả lơi,
Nương cánh nhau đi xa hơn cả cuộc đời!

ập hợp 25 ca khúc tưởng niệm sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Hòa âm phối khí và kỹ thuật thâu âm tốt, a must – see DVD. Những ca khúc vang bóng một thời: Xóm đêm, Người đi qua đời tôi, Đêm nhớ trăng Sài gòn, Ly rượu mừng, trường ca Hội trùng dương, Tiếng dân chài, Sáng rừng… và đặc biệt là: Mầu kỷ niệm và Đôi mắt người Sơn Tây.

Mầu kỷ niệm - Thái Hiền 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Một số bìa nhạc Phạm Đình Chương: