sáo thần nguyễn đình nghĩa


ó lẽ tôi phải dùng những ngôn từ tốt đẹp nhất để ngợi ca tiếng sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa, tiếng sáo trúc Việt mê hồn này là thành qủa của một đời nghiên cứu và diễn tấu. Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, cựu học sinh trường Phan Châu Trinh, từ nhỏ được học khai tâm về sáo với một nghệ nhân gốc Hoa, tiếng sáo đã theo ông suốt một đời nghệ sĩ.

Polonaise (M.K. Oginsky) 
Badinerie (J.S. Bach) 
Tình ca (Phạm Duy) 
Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng) 

Từ đầu những năm 60, tiếng sáo của ông đã nổi tiếng và được gọi là tiếng sáo thần. Ông dạy trường Quốc gia Âm nhạc và phụ trách môn Quốc nhạc tại Đại học Vạn Hạnh. Ông cũng tham gia nhiều liên hoan âm nhạc ở nước ngoài và thường được Hoàng gia các nước Thái Lan, Lào… mời trình diễn. Sau 1975, bị cấm trình diễn, ông chuyển qua nghiên cứu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc. Ông là người đã cải tiến đàn T’rưng, mở rộng âm vực từ 1 octave lên 4 octave, cải tiến sáo trúc Việt Nam từ 6 lỗ thành 11 lỗ (rồi 16 lỗ).

Các nhạc cụ cải tiến đó đã có khả năng trình tấu nhạc cổ điển Tây phương, mà vẫn không mất đi âm sắc nguyên thủy của nhạc cụ truyền thống. Năm 1984 ông sang Mỹ, cùng với gia đình (vợ và 5 người con) tham gia trình diễn trên đài phát thanh, tham gia giảng dạy nhiều khoá học. Ông được nhiều giải thưởng của chính quyền Mỹ. Người Mỹ trong quá trình đi tìm những cái gọi là “complementary music” đã đánh giá những công trình của Nguyễn Đình Nghĩa rất cao. Nhiều thông tin về người cố nghệ sĩ có thể tìm thấy ở đây.

Xin giới thiệu đến các bạn hai bản nhạc Việt và hai bản cổ điển Tây phương qua tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa. Phần nhạc cổ điển là hai bản nhạc tôi rất ưa thích và thường nghe, phần nhạc Việt là hai tác phẩm, một của Phạm Duy và một của Hoàng Trọng. Nghe tiếng sáo này rồi mới hiểu tại sao trong văn hóa Tây phương, danh từ The piper lại ám chỉ một “thế lực” quyến rũ ma quái đến vậy. Cũng xin nói thêm là chính nhờ bản trình tấu sáo này mà tôi nhận ra và cảm thấy dáng nhạc thượng du miền Bắc rất duyên dáng trong Nhạc sầu tương tư, một bản nhạc tôi đã nghe nhiều nhưng vẫn không cảm được cho dù là qua sự trình diễn của nhiều giọng ca nổi tiếng.

đêm ngắn tình dài

Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền. (Dương Thiệu Tước)

Dương Thiệu Tước thật tình muốn dùng nhạc pháp Tây Phương để soạn nhạc Việt mới, nhưng ông bị nhạc ngũ cung Việt Nam trói ông lại… Nhạc Dương Thiệu Tước, theo tôi, là loại nhạc tình tứ, nhưng cũng rất sang trọng. Ðó là những ca khúc tình ái thốt lên từ con tim của một nghệ sĩ dòng dõi nhà quan. ( Hồi ký Phạm Duy, tập 1, chương 12)

uốn mượn bài hát Đêm ngắn tình dài này như phần mở đầu cho bài viết giới thiệu về một nhạc sĩ đặc biệt: Dương Thiệu Tước. Lúc nhỏ, đây gần như là bài nhạc duy nhất của Dương Thiệu Tước gây được dấu ấn sâu đậm trong tôi, một phần vì lúc ấy tôi còn chưa hiểu và cảm được những giai điệu ngũ cung, chỉ biết về ông qua một số ca khúc mang tính Tây phương: Đêm ngắn tình dài, Bóng chiều xưa, Ngọc lan, Chiều… Phần nữa vì nét nhạc vừa cổ kính, vừa tân kỳ của bài hát, ca tụng khát vọng tình yêu đôi lứa trong một không gian phảng phất Đường-thi: có trăng, có rượu hoàng hoa… và lại có anh và em, có người con trai và con gái, điều rất ít thấy trong thơ cổ.

Đêm ngắn tình dài - Thái Thanh 
Tiếng xưa - Hà Thanh 

Còn một tối gần bên nhau… cái lời nhạc nói lên khát vọng tình yêu vừa mãnh liệt, vừa êm đềm, đối với tôi lúc ấy đã đủ để nói lên một tâm hồn nhạc đặc biệt mà chỉ sau này tôi mới hiểu rõ được. Khi viết nhạc thất cung theo kiểu Tây phương, nhạc của ông “rất Tây”, điển hình như bài Ngọc lan, nghe bài này chúng ta tưởng như đang nghe Chopin hay Schumann. Ngay từ khi mọi người còn phải vay mượn nhạc điệu Tây phương để soạn lời ca tiếng Việt và gọi nó là bài ta theo điệu tây thì ông đã soạn những bài có thể gọi là bài tây theo điệu ta.

Còn khi viết nhạc ngũ cung, nhạc của ông lại “quá ngũ cung”. Nếu như nhạc ngũ cung của Phạm Duy là thoát thai từ dân ca, khi hát cần luyến láy một chút thì mới tìm thấy được dáng nhạc, thì của Dương Thiệu Tước tự nó đã có đậm đặc chất ngũ cung rồi, cứ hát lên là như tìm lại được những nét dân ca miền Thùy Dương xứ Huế. Tuy là người Hà Nội nhưng nhạc của Dương Thiệu Tước thể hiện một sự thẩm âm đặc biệt mẫn cảm với dân ca Huế, phải chăng chính là nhờ mối tình say đắm với một người con gái sông Hương núi Ngự, nữ ca sĩ Minh Trang (thân mẫu ca sĩ Quỳnh Giao).

Một vài bìa nhạc Dương Thiệu Tước:

la bohème

he only song posted twice on my blog, my previous post is here (this version is performed when Charles was still young, a much higher tempo). I’d listened to both the vocal & instrumental versions of this song long before, but didn’t recognize that they are actually one same song. Just by a sudden special chance in Dalat made me realise that it is Paul Mauriat who was covering Charles Aznavour.

La Bohème - Charles Aznavour 
La Bohème - Paul Mauriat 

Charles Aznavour is a very big name in American & French music, but much more popular in his French audience. Till now, he still go to stage and have many performance at the age of 83, and still attract and seduce a lot of listeners. He is called by the title French Frank Sinatra, but to me Charles Aznavour is much more different however, Frank Sinatra didn’t wrote the song himself.

ôi những dòng sông nhỏ…

ột trong những bài hát hiếm hoi của Trịnh Công Sơn mà tôi thích, nhất là khi nghe không lời. Một trong số ít ỏi những bản nhạc của ông ăn sâu vào tâm hồn tôi như là kỷ niệm… Những trình bày khác nhau của bản nhạc, một hòa tấu piano, một độc tấu guitar (Võ Tá Hân), và một qua giọng hát khá thuyết phục của Trần Thu Hà (với guitar đệm thật đáng yêu). Một vài bìa nhạc Trịnh Công Sơn:

Tình xa - Piano (?) 
Tình xa - Guitar (Võ Tá Hân) 
Tình xa - Trần Thu Hà 

bang bang

ang Bang (My baby shot me down) is quite a special song: written by Sonny Bono, performed by Cher (1966), covered by Nancy Sinatra (1967), and has been translated to various languages since then. Younger people would recognize the the music as main soundtrack in the film Kill Bill (2003).

Bang bang - Sheila 
Khi xưa ta bé - Mỹ Tâm 
My baby shot me down - Nancy Sinatra 

I actually did thought it was a French song, until I listened to the gentle My baby shot me down, the original soundtrack is really simple, and moving, compared the glamourous French version.

gió mùa xuân tới

hời tiết càng năm càng lạ, mới giữa tháng 11 mà Sài Gòn đã có những sáng se se lạnh, còn Hà Nội đã phải mặc áo ấm. Sáng sáng ra đường có cảm giác như mùa xuân sắp về, phóng xe ào ào trên đường, tưởng đâu đây có mùi nhang khói. Trong lòng không khỏi có chút sảng khoái, nôn nao như lúc giao mùa. Ở mãi cái xứ phương Nam bốn mùa chẳng mấy khác biệt này, giao mùa là một đặc ân mà không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Không gian, thời gian, tất cả bối cảnh xung quanh như nhắc thầm: hãy để những đổi thay nho nhỏ len vào tâm hồn, hãy cố cảm nhận chúng, tích cóp chúng, để tự làm mới mình trong mọi điều nhỏ nhoi như thế!

tiếc thu

ôi chẳng phải là người hoài cổ, nhưng những âm thanh đã nghe lúc nhỏ thì chẳng mấy khi quên. Nhớ lại mà thấy buồn cười, hàng ngày cắp sách đến trường thì toàn hát: Cùng nhau ta đi lên, theo bước đoàn thanh niên đi lên, Cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…, mà về nhà thì chỉ toàn nghe những thứ nhạc như thế này thôi.

Tình khúc mùa đông (Tiếc thu) - Thanh Trang - Lệ Thu 

Chỉ lớn lên mới thấy điều khập khiễng, chứ khi nhỏ thì cái gì cũng “tự nhiên”. Chẳng hiểu vì lý do nào lại thích bài nhạc ít người biết này: giai điệu, lời ca… chỉ nhớ khi nhỏ mỗi lần nghe bài này là chỉ nghe thấy tiếng triangle lảnh lót bên dưới.

album: con tạo xoay vần


Chiều nao nơi bãi hoang, lại ghé thăm mộ nàng, nhặt đóa hoa rụng vàng, thế thôi ngủ ngon em nhé, một giấc mơ màng. Nhìn hàng cây liễu dương, chạy suốt muôn dặm đường, chạnh nhớ câu đoạn trường. Cố nhân vừa rũ áo, về với vô thường. Chiếc bóng khoác nón ra đi cuối nơi con đường.

ốn dĩ tính không thích giải thích, nên chọn cách nói bằng nhạc. Hôm nay xem lại những post của mình, cảm giác: tệ! nói (viết) nhiều mà chẳng có nhiều điều mới! Nếu làm tư liệu thì đã có khối những web khác, nếu là tâm sự cá nhân thì hơi lang bang. Muốn diễn đạt điều gì mới (cho dù là trong những thứ cũ) nhưng sợ không có người đồng cảm.

Hoàng hạc tịch dương - Mai Hương 
Nguyên tác: Dolente immagine di Fille mia – Vincenzo Bellini.

Dạ hương thiên lý - Thái Hiền 
Nguyên tác: Memory (từ vở opera Cats) – Adrew Lloyd Webber.

Đặt lời Việt cho nhạc cổ điển không phải là điều gì mới, nhạc sĩ Phạm Duy và những nhạc sĩ khác đã đặt lời cho rất nhiều nhạc phẩm cổ điển: Dòng sông xanh, Sóng nước biếc, Vũ nữ thân gầy, Trở về Soriento, Khúc ban chiều .v.v.

Album Con tạo xoay vần sau đây thì thật sự mới lạ: đem ý Đường-thi phổ vào nhạc cổ điển phương Tây. Đem ý thơ của Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Tiết Đào, Lý Hạ… phổ vào nhạc của Offenbach, Tchaikovsky, Bellini… đem tinh yếu của Đông và Tây hòa lẫn vào nhau. Hòa âm đơn giản, chỉ có một piano đệm, và các giọng hát được thu âm trực tiếp bằng kỹ thuật thu âm nổi, không qua xử lý bằng máy tính.

Album này theo tôi là hay và tinh tế hơn nhiều so với Chat với Mozart của Mỹ Linh. Trong album của Mỹ Linh, phần lời chưa ăn khớp được vào giai điệu và tiết tấu. Với album này, những giai điệu nhẹ nhàng được chọn từ các bản opera nổi tiếng, với lời nhạc lấy ý từ Đường-thi, tất cả tạo nên một loại âm nhạc vừa cao sang, vừa gần gũi. Kỹ thuật thu âm càng giúp cho hơi nhạc giản dị, tự nhiên đi vào lòng người.

abba – the piper – remixed

ìm thấy bài rất yêu thích này trong một remixed – collection của ABBA, 2006. Rất mê bài này không chỉ vì phần nhạc mà còn vì phần lời: rất hiểu và cũng chẳng hiểu gì cả về phần lời đầy ẩn dụ, nhiều người đã bàn cãi nhưng vẫn không làm rõ được lời hát ám chỉ điều gì.

The piper - Remixed version 
The piper - Original version 

Bài hát sử dụng một thành ngữ Latin: sub luna saltamus – nhảy múa dưới ánh trăng; Chúng ta đều đi theo theo những giai điệu lạ kỳ, chúng ta đều bị hiệu triệu bởi một âm điệu nào đó, chúng ta đi theo người thổi sáo, rồi chúng ta nhảy múa dưới ánh trăng. Tuy chưa hiểu The piper ám chỉ điều gì, nhưng chính bài hát đã là một The piper, nó đã seduce rất nhiều người nghe.

Trên tầng nghĩa đơn giản nhất, lời bài hát cũng đã có một sức diễn tả mạnh: chúng ta ai cũng đi theo một giai điệu lạ kỳ nào đó mà ngay cả chúng ta cũng không hiểu nổi, đuổi theo những fantasies thoáng qua trong cuộc đời để rồi trong một phút tĩnh tại nào đó của tâm hồn, dừng lại để nghĩ về đời mình, vẫn thấy mình tự do và không có gì để hối tiếc…

hà thanh – chim họa mi xứ huế

hông như những gì viết trên wiki: Hà Thanh sinh ra trong một gia đình gia giáo chỉ có một mình bà đi theo nghiệp âm nhạc, mẹ tôi (lúc còn học ở trường Đồng Khánh có chơi với một số chị em trong gia đình này) cho biết gia đình Hà Thanh là một gia đình có truyền thống cổ nhạc, tuy không ai đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp nhưng đờn ca hát xướng đã là môi trường từ nhỏ trong gia đình. Hà Thanh đến với âm nhạc từ rất sớm, tham gia hát cho đài phát thanh Huế từ những năm 50. Bà tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do đài tổ chức (giống như cuộc thi Tiếng hát Truyền hình bây giờ) và dành giải nhất với ca khúc Dòng sông xanh (Johann Strauss).

Ai lên xứ hoa đào - Hà Thanh 
Các anh đi - Hà Thanh 

Những năm 60, bà gia nhập làng văn nghệ Sài-gòn, trở nên nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trên sóng phát thanh cũng như trong các chương trình Đại nhạc hội. Hà Thanh có giọng hát rất đặc biệt, cao sang, trong mà mềm mại. Nghe bà hát, ta mới cảm thấy những luyến láy nhấn nhá đặc trưng của một giọng hát cũ. Hơn thế nữa, giọng Hà Thanh rất Huế, một giọng Huế sang trọng và tinh tế. Mời các bạn thưởng thức giọng ca Hà Thanh qua hai ca khúc: Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên) và Các anh đi (Văn Phụng).