serene – 3, part 3

here’re so many minor improves here and there, and lots of design considerations too, to maximize the usability of the kayak under various real – world conditions. The aft deck is lowered a bit, to facilitate climbing in the cockpit once thrown own by a complete capsize. There’re two deep – water reentry techniques that I was considering possible with this boat design. Wet – reentry has been a shortcoming of previous designs, being too slim and unstable to make an easy access.

This is not a kayak specially tailored for rolling, but Serene – 3 is designed with concerns of balance – brace and rollings in mind. At the moment, I’m not too sure about its capability to roll under full load and heavy sea conditions, but I’m quite confident for its easy recovering in brace actions. Also, the hatches’ design has been reviewed and modified, to improve their water – tight capability, I’m putting great hope in the new gaskets which would be made by silicone molding to accommodate the hatches.

Also, there would be 3 hatches, all big (no small day hatch) to better utilize the internal containing volume. The rudder design is also reviewed and altered, I need lighter pedaling, and quicker overall responsiveness for the rudder actions, a new type of rudder post, new layout for control cabling too. The electronic system would received a bunch of improves in building techniques, decoupling the whole system into several separable components, to make maintenance and repair easier later on.

tại sao kayak? phần 15

hững hành trình dài với kayak có thể là một điều gì đó rất đau đớn và đòi hỏi (painful and demanding). Hầu hết mọi người trong chúng ta đều không có khả năng trở thành một vận động viên chèo thuyền Olympic, nhưng có một khả năng rất khả quan là các vận động viên chèo Olympic chưa chắc đã có thể theo kịp chúng ta trong những cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày. Phải chèo thuyền 12 ~ 16 tiếng một ngày (hay thậm chí còn hơn thế) có thể là một cuộc hành xác đau đớn kinh khủng.

Càng kinh khủng hơn nữa nếu phải rơi vào tình huống không thể dừng chèo, vì nếu dừng thì sẽ bị dòng nước hay gió đẩy ngược trở lại, cũng có nghĩa là những nỗ lực trước đó sẽ trở nên vô ích. Nó sẽ trở thành một cuộc đua ai chịu đựng đau đớn giỏi hơn ai, một cuộc đua mà những người bình thường như chúng ta lại có thể thắng được các vận động viên Olympic. Những tay chèo hàng đầu thế giới có thể chèo liên tục 25 ~ 30 tiếng mà chỉ dừng rất ít để ăn uống, và không hề được ngủ!

Sẽ mất khá nhiều thời gian tập luyện để có thể xem những thử thách như thế là việc bình thường. Trong những hành trình dài hơi đầu tiên, tôi đã đem theo vài viên sủi Efferagal codeine làm thuốc giảm đau, nhưng dần dà không còn phải dùng tới chúng nữa. Cũng cần phải nói rõ ràng rằng, đó không phải là một cuộc cạnh tranh, hơn thua với ai cả! Đơn giản chỉ có bạn, con thuyền và biển khơi rộng lớn, chẳng còn ai khác để trách móc, chẳng phải riêng điều đó đã rất tuyệt với sao!?

Và cũng chẳng có ai khác để nhờ vả, giúp đỡ hay nương tựa, cuối cùng, đó chỉ là cuộc chiến với chính bản thân mình, tìm cách vượt qua chính mình. Mỗi người có một sức chịu đựng riêng, một giới hạn riêng, chẳng tranh giành hơn thua với ai cả! Ngày hôm sau tốt hơn ngày hôm trước, có một chút gì đó khác biệt, tiến bộ. Một đôi khi, một số tình huống sẽ giống như là cỡi lên lưng cọp, bạn sẽ chẳng có một backup option hay plan B, hay một câu hỏi dạng what if I fail nào cả!

Những điều đó làm cho “sea – kayaking” khác với những bộ môn thể thao thuyền khác. Không tiện nghi, nhanh chóng như thuyền máy, không thanh lịch, tài khéo như thuyền buồm, không “hồi hộp nhưng ngắn ngủi” như chèo thuyền vượt thác, etc… Chèo kayak đường dài là một điều gì đó rất “đơn giản”, rất “cơ bản”, rất “nguyên thuỷ”… và cũng rất thú vị, cái tiến độ chậm rãi và đau đớn của nó sẽ khiến bạn có thừa đủ thời gian để hoà nhịp trở lại với thế giới sóng nước, với thiên nhiên xung quanh!





tại sao kayak? phần 14

ái định nghĩa ấy dần dà bao gồm cả những kỹ thuật tự cứu hộ (self – rescue techniques) như brace (thuyền nghiêng), roll (thuyền lật) và wet – entry (kỹ thuật leo vào thuyền sau khi đã lật). Cái định nghĩa ấy dần dà bao gồm luôn cả trang thiết bị (ví dụ như thường có 2 mái chèo, 1 dùng chèo trong điều kiện bình thường, và 1 nhỏ hơn, gọi là storm – paddle, dùng để chèo trong dông bão). Như thế, định nghĩa của qajaq là một tập hợp bao gồm thiết kế thuyền, trang thiết bị và kỹ thuật vận hành.

Một bộ 3 đúng như thế, được thiết kế, phát triển và tinh lọc dần dần như một môn thể thao chuyên biệt, vì những trang thiết bị và kỹ thuật đó chỉ có thể áp dụng được đúng với thiết kế thuyền như thế, mà hầu như không thể áp dụng được trên những thiết kế kayak khác. Sự giải thích có thể dài dòng và khó hiểu, nhưng với những ai đã chịu khó chèo kayak đường dài trong một quãng thời gian nhất định đều dần dà sẽ nhận ra rằng, tất cả những yếu tố đó kết hợp lại với nhau, hoàn hảo một cách tự nhiên.

Dường như rằng chúng (3 yếu tố nêu trên: thiết kế, kỹ thuật và trang thiết bị) được “sinh ra là để dành cho nhau”. Thật ra, đó là một quá trình tiến hoá, liên tục phát triển, đúc kết kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ của cộng đồng chơi sea – kayak. Điểm khác biệt nằm ở chỗ, họ, những sea – kayaker vốn dĩ đã là những kẻ thích những cuộc “phiêu lưu nhỏ”, kéo dài nhiều ngày (hay nhiều tuần, nhiều tháng), đi qua những dạng hình bờ biển khác nhau, trải qua những biến động thời tiết khác nhau.

Nếm trải bởi chính bản thân họ, thường là không có ai khác, không có lực lượng hỗ trợ hay cứu hộ. Và cái cộng đồng sea – kayaer quốc tế ấy, nó thực sự đông đảo và năng động, họ luôn luôn nghĩ ra những kỹ thuật mới, đi kèm với nó là những trang thiết bị mới. Tại sao vậy!? Đơn giản bởi vì sea – kayak giúp cho những người bình thường, những kẻ chẳng có tài năng hay danh tiếng gì trong xã hội (như tôi) có cơ hội được trở thành một kẻ phiêu lưu, một loại adventure nho nhỏ, vừa sức mình, có kiểm soát.

Dù sao thì những phiêu lưu nho nhỏ ấy cũng tốt hơn ngàn lần, thay vì dành thời gian tán láo và chia sẻ “fake news” trên internet, ít nhất cũng là cơ hội để có thể làm 1 điều gì đó, tuy nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa với bản thân mình. Trong xã hội thông tin tràn ngập như bây giờ, sea – kayak giúp chuyển đổi vai trò của một cá nhân, từ “consumer” (kẻ “tiêu thụ”, “sử dụng” thông tin) trở thành “producer” (người sản xuất, tạo ra thông tin), ít ra cũng là một điều gì đó hữu ích, năng động và lành mạnh.





tại sao kayak? phần 13

ại tiếp tục tản mạn với những suy nghĩ rời rạc, không hệ thống về kayak. Như đã đề cập trong các phần trước, do bản thân khái niệm “kayak” vốn dĩ không phải là chính xác, nhiều người đã đem vào đó rất nhiều loại thuyền khác nhau, nên có một khuynh hướng hiện đại là sử dụng một từ mới: qajaq, một phiên âm khác gốc từ thổ dân Inuit, Eskimo… từ này dùng để chỉ một loại thiết kế riêng biệt, dành riêng để thực hiện những chuyến đi biển nhiều ngày, để phân biệt nó với những loại “kayak” khác.

Một số thiết kế kayak được thiết kế chuyên biệt cho những vùng nước nhiều biến động như các đoạn ghềnh thác trên sông, hay các vùng sóng gần bờ, loại này được gọi là “white – water – kayak” (white water ám chỉ màu của sóng vỡ, sóng bờ – breaking waves), đặc điểm thân thuyền thường ngắn (dưới 12 feet), hơi rộng, được làm bằng vật liệu mềm dẻo để có thể chịu va đập. Một số thiết kế khác gọi là “surfski” với kiểu “open cockpit” – khoang ngồi mở đặc trưng, đây là loại chuyên dùng để surf.

Cả hai loại “white water” ấy đều phải hy sinh tải trọng để có được sự linh hoạt cần thiết trong môi trường biến động. Những chiếc kayak “địa hình” thường chỉ chở được đúng người chèo, không thêm gì khác. Những chiếc surfski phải nhẹ, luôn luôn tiến về phía trước để nước không ngập hoàn toàn vào khoang ngồi mở. Như thế có nghĩa là những kayak thuộc loại “white – water”, mặc dù hết sức phù hợp trong môi trường sóng biến động, lại không phù hợp với những hành trình dài hơi.

Sea – kayak, hay qajaq là loại kết hợp giữa “white water kayak” và “touring kayak”, nghĩa là vẫn có những khả năng nhất định để hoạt động trong môi trường biến động, nhưng cũng có đủ tải trọng để chứa được lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, etc… cần thiết cho những hành trình dài. Touring kayak được thiết kế để mang lại tiện nghi cho người chèo không chuyên nghiệp trên những đoạn đường không quá dài. White – water kayak là một loại thể thao giải trí, mạo hiểm ngắn hạn, thường chỉ kéo dài vài giờ.

Còn qajaq (hay tên cũ là sea – kayak) đã dần dần được hình thành trong một định nghĩa tương đối chính xác, là loại thuyền dành cho những cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày (thậm chí nhiều tuần, nhiều tháng), thường là đi ven bờ, qua một loạt những loại địa hình địa lý khác nhau, nhưng cũng có khi là những quãng vượt biển kéo dài cả trăm cây số… Cái định nghĩa của qajaq không phải chỉ nằm ở những thân thuyền dài và hẹp, giúp tiết kiệm sức lực khi chèo cắt, trượt qua những con sóng.





serene – 3, part 2

lso, the deck height right after the cockpit is reduced, so that climbing in the kayak would be easier. The hull’s upper bilges now have much more flare, especially at the 2 ends, to help improving secondary stability, that also has Cp (prismatic coefficient) increased to about 0.52 ~ 0.53, a value usually seen on a faster cruising kayak, unlike the quite – low value of 0.5 on my previous Serene – 2. Transverse metacentric height – Kmt increased to 26 ~ 27 cm, which indicates satisfactory initial stability.

Thus, Serene – 3 is designed with a shift to (primary and secondary) stability concerns. Directional stability (reflected by the Cb – block coefficient value of 0.39) is ensured with an improved rudder system. The beam is slightly widen to 46 cm, and LOA stays at 17 feet. The 5.2m length is an important factor, cause it could entirely fit into a 4 meter truck, which could be easily hired to transport the boat if needed, otherwise at 18 feet, I would need a larger truck, which could be hard to find.

The hull features a deeper V – bottom, something similar to that of the Illorsuit. In all three Serene – 1, 2, 3 designs, I’ve always tried to combine deep V – hull with a narrow beam, something until now I’ve only partially succeeded. Various other improves would be incorporated into this boat. I would build different hatches with big silicone gaskets, to completely solve the water leaking problem (hopefully). Also, there would be 3 hatches along the kayak, to better utilized the storage volume inside.

serene – 3, part 1

t’s time to move on to a new kayak design 😀. Lessons learnt from my last failed trip signifies the necessity for a boat design that is geared toward a wide range of self – rescue actions such as: balanced brace, roll and wet – entry. Thanks to the very dynamic world – wide sea – kayak community, which constantly invents and improves various techniques, I’ve updated myself to some newer self – rescue techniques which I consider to be critically important for long cruising trips.

My previous boat, Serene – 2 has some obvious shortcomings though: initial stability is still slightly problematic, especially for reentry; the electricity system, though working very well, is hard to repair or upgrade, this is due to my inexperience with electrical wiring. I would incorporate into this kayak design various small improves here and there: the storage compartments and hatches would be rearranged to better utilize the boat’s volume, a new rudder system with better responsiveness, etc…

For the last 2 months, most of my free times is directed toward working with FreeShip, the very helpful boat – designing software. Some design parameters: LOA: 5.2m (17′), Beam: 46 cm, Displacement: 120 kg, Cp (prismatic coefficient): 5.3, S (wetted surface): 1.95, Cb (block coefficient): 0.39, Cw (waterplane coefficient): 0.7… The most important change compared to Serene – 2 is a significant increase in rocker, the boat is now much curvy, having the mid section deeper seated in water.

hard vs soft chines

ẫn đang loay hoay suy nghĩ về thiết kế kayak, hard-chine hay là soft-chine, những đường cong mềm mại, hay những cạnh vát sắc nét, mỗi cái đều có ưu, nhược riêng. Dù anh có đi theo hướng nào, thì vẫn luôn có người làm ngược lại, đó đơn giản là sự đa dạng của suy nghĩ con người. Trong một thế giới lành mạnh, sự khác biệt đúng ra là để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thay vì kình chống nhau…

string theory

gày chèo thứ 2, bình minh trên cửa biển Soài Rạp… Hình ảnh từ 1 thế giới song song… Theo Lý thuyết dây (string theory) thì vũ trụ bao gồm nhiều thế giới khác nhau, tồn tại song song nhưng độc lập với nhau. Về nguyên tắc, đứng từ thế giới này không thể thấy hay hiểu, hay cảm được thế giới kia, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn giao thoa và để lại trong ta những hình ảnh nhất định… 🙂

foie gras

ang mơ về món gan ngỗng béo, ăn với nước xốt cam và bánh mì, dọn trên một chiếc đĩa sứ da lươn men rạn ở nhà hàng L’Etoil thì chợt tỉnh giấc… Dậy dậy, không mơ mộng nữa, đi vác hồ tiếp nào… Món tinh bột yến mạch khô khốc và quãng đường hơn 10h phải chèo phía trước… 😀

AIS – 1

ôi ở đây, tôi ở đây… nỗi sợ hãi khi cái giọng nói bé xíu này chẳng ai nghe thấy! Nhưng không phải ở trên Facebook, mà là trên biển, những tiến bộ kỹ thuật đã làm cho những thiết bị AIS nhỏ đến mức có thể trang bị dễ dàng trên chiếc xuồng bé tí như kayak. Ai đã có cảm giác sắp bị một chiếc tàu 50,000 tấn đè qua mới hiểu giá trị của hệ thống AIS… 😀 Cảm giác đáng sợ cách đây 3 năm, nhớ lại giờ vẫn còn sợ. Lúc băng qua cửa biển Cần Giờ trên đường chèo đi Vũng Tàu, xuất hiện con tàu container ước trên 10,000 tấn giống như trong hình. Ngay lúc đang ở chính giữa cửa biển chưa kịp băng qua bờ bên kia thì nó xuất hiện, lù lù như quả núi. Nhìn sóng tàu thì biết là nó đang “full throttle”, chạy gần như hết máy.

10p hoảng loạn, đầu tiên là la hét, sau đó là điên cuồng chèo, rồi lại la hét. Hồi đó chưa có VHF radio, nên cũng chẳng có cách nào nói chuyện với nó. Rồi con tàu đổi hướng, nhắm thẳng vào mình. Dừng chèo, ko muốn làm gì nữa, vì có làm gì cũng chẳng có tác dụng gì. Trên cầu tàu treo lá cờ chữ H (hotel) hai sọc trắng đỏ chứng tỏ rõ ràng là có hoa tiêu trên tàu. Dường như một kẻ chậm chạp, nhàn nhã có thể trở thành vật cản đường (lót đường!?) trong cái thế giới đông đúc, cuồng quay, hối hả này!? 😀 Cuối cùng thì nó trờ qua cách chưa đầy 50m, một cảm giác… “near missed” – hút chết. Từ đó về sau luôn muốn trang bị các hệ thống radar signal reflector hay tốt hơn là AIS, dù là cho hạng xuồng nhỏ nhất!