vỹ dạ

Bên cầu Chu Tước cỏ hoa,
Ô Y đầu ngõ, bóng tà tịch dương.
Én xưa nhà Tạ, nhà Vương,
Lạc loài đến chốn tầm thường dân gian.

hính là Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mạc Tử, giữa sông là cồn Hến (tên chữ là Dã Viên), góc trên phải là xóm vương hầu ngày xưa, một kiểu Ô y hạng – ngõ áo đen: 朱雀橋邊野草花,烏衣巷口夕陽斜。Chu tước kiều biên dã thảo hoa, Ô y hạng khẩu tịch dương tà… Tại sao ngày xưa nét đẹp thành huyền thoại, mà ngày nay tuyệt không còn gì cả!? Gần chỗ cây cầu nhỏ bắc qua là nhà ngoại tôi!

Xuống tí nữa là phủ đệ của Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương. Góc trái dưới là khách sạn Hương Giang, bên cạnh đó là quán bún bò vẫn thường ăn. Ở giữa phía dưới, căn biệt thự 2 tầng ven sông, chỗ nhiều cây là nhà ông Nguyễn Đắc Xuân, người nhờ viết các chuyện thâm cung bí sử nhà Nguyễn, những kiểu “truyện dưới gầm giường” mà xây được căn nhà 5 tỷ (giá của thời cách hơn 30 năm)…

Sông Hương, người ta cho rằng mấy trăm năm trước, nhờ có giống cỏ “thạch xương bồ” mọc 2 ven bờ phía thượng nguồn làm nước sông có mùi thơm (Lý Bạch: Nhĩ khứ xuyết tiên thảo, Xương bồ hoa tử nhung). Giờ thì nước đục ngầu, bốc mùi, không ai dám tắm! Haiza, chỉ còn là thế giới trong tâm tưởng mà thôi: 我有萬古宅,嵩陽玉女峰。Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung dương Ngọc nữ phong…

vông đồng

Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng,
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng cao càng xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông…

àng có tuổi, đôi lúc thường bâng quơ nhớ chuyện ngày xưa, lại thường hay suy nghĩ vẩn vơ những chuyện: thập niên chi kế, mạc như thụ mộc – 十年之计莫如树木。 Những cây vông đồng, hầu như trường phổ thông nào ở Đà Nẵng, nhất là các trường cấp 2, cũng đều có trồng một vài cây, sở dĩ chọn thứ cây vừa gai góc, vừa có độc như thế là để… không cho học sinh leo trèo nguy hiểm! 😃

mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

penpower

ơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái Thương Hiệt thâu nhập pháp ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn ở Việt Nam đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

lỡ chuyến tàu

hi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại với nhau, uống trà chiều, thảo luận công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động bình dân không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới sang trọng, đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, thậm chí là gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà chính là tơ lụa và gấm vóc, cũng lại từ TQ. Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, và may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành Cách mạng Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi ra! Đó là chuyện mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng nên những xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn, đập chết thằng “chủ nợ” để xù nợ, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay là chuyện “ý thức hệ” gì cả! “Chuyến tàu” đã bắt đầu khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, đến giờ không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị ăn rất nhiều gạch đá chứ phải… 😃

theo mùa

acebook nhắc ngày này năm trước, nhân tiện lảm nhảm về “lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa”, phải hiểu điều này như thế nào!? Về mặt kỹ thuật mà nói, châu Âu, Anh, Mỹ từ nhiều trăm năm trước, và cả Trung Quốc ngày nay đều đánh bắt theo mùa! Vào mùa, vừa dỡ bỏ lệnh cấm là hàng ngàn chiếc tàu lao ra biển đánh bắt, hết mùa, ban hành lệnh cấm là tất cả quay về treo lưới, nghỉ! Việc đánh bắt theo mùa này, tuy rằng cũng “tận thu” từ thiên nhiên, nhưng không “tận diệt”, xét góc độ kinh tế hay môi trường cũng đều có nhiều tác dụng tốt!

Vì nó dành quãng thời gian nhất định cho đàn cá phục hồi, cá phải đủ lớn tới một mức nào đó, chứ không như VN, đánh bắt chả theo quy luật nào, thích lúc nào đi lúc đó, và đánh bắt theo kiểu tận diệt! Nên “lệnh cấm đánh bắt cá”, ngoài các yếu tố địa chính trị áp đặt lên nước khác, thực chất là một quyết sách thuần tuý mang tính chất “chuyên môn”. Chỉ có VN là một mình một kiểu, không chịu học tập phương pháp, thay đổi phương thức sản xuất đã đành, mà còn hy vọng cách thức “không giống ai” đó giúp bảo vệ được chủ quyền! 😢

trịnh quốc cừ

ăm 247 TCN, Doanh Chính lên ngôi Tần vương, nước Tần bắt đầu kế hoạch Đông-xuất, tiến quân về phía đông qua ải Hàm Cốc, tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc! Nước Hàn nằm giữa, là nước nhỏ và yếu nhất trong số lục quốc, khi ấy bắt đầu một kế hoạch phá hoại, ly gián nước Tần bằng cách gởi một kỹ sư thuỷ lợi tài năng tên là Trịnh Quốc đến Tần, thuyết phục Tần vương cho xây dựng một con kênh đào lớn. Công trình sẽ mất hơn chục năm mới hoàn thành, phải huy động hàng chục vạn dân phu, binh lính và tiêu tốn vô số tiền bạc, của cải! Với kế hoạch này, nước Hàn hy vọng phần lớn nhân lực, tài nguyên nước Tần sẽ bị lôi cuốn, hao phí vào đại công trình thuỷ lợi mà chậm trễ các hoạt động quân sự! Kế hoạch “thành công”, hay ít nhất trên phương diện nào đó cũng tạm gọi là như thế!

Ngay từ đầu, Lý Tư (lúc đó vẫn chưa lên đến chức Thừa tướng nước Tần) biết rõ Trịnh Quốc là gián điệp nhưng vẫn ủng hộ xây dựng công trình! Công việc tiến triển được 5 năm thì Tần vương biết được sự thật, bèn triệu tới hỏi chuyện, Trịnh Quốc đáp rằng: vốn dĩ là gián điệp nước Hàn, kế hoạch thuỷ công có thể giúp nước Hàn yên ổn thêm vài năm, nhưng sẽ giúp nước Tần hùng mạnh vạn đại! Tần vương cân nhắc và cho tiếp tục xây dựng con kênh dài 150 km này, sau khi hoàn thành thậm chí còn đặt tên là “kênh Trịnh Quốc”, hệ thống thuỷ lợi đã giúp tưới tiêu cho hàng triệu mẫu ruộng, giúp nước Tần có đủ lương thực để thực hiện kế hoạch tiêu diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ! Đến ngày nay, kênh Trịnh Quốc chỉ là một trong số những công trình xây dựng vĩ đại mà Tần thuỷ hoàng lưu lại cho hậu thế!

dân tộc tính, 1

ì vài đồng bạc lẻ mà bỏ độc vào trà, hại người là chuyện nhỏ, cầm đá tự ghè chân mình mới là chuyện lớn! Tâm địa lưu manh lặt vặt, là tự mình hại chính mình, đừng đổ lỗi cho ai khác! Thế nên mới bảo “mãi không chịu lớn”, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! “Giá trị cộng đồng” bao gồm rất nhiều thứ, nhưng căn bản, sau cùng vẫn quay về “đạo đức cá nhân”! Mà không phải chỉ “ít học” mới thế, các thành phần “học nhiều” cũng y như thế, bất kể trình độ văn hoá, học vấn, bất kể vùng miền, xu hướng tôn giáo, chính trị…

Cả những loại đã ở nước ngoài 30, 40 năm, thấy biết bao chuyện hay của thiên hạ rồi mà tâm địa không hề thấy biến chuyển, thay đổi gì! Từ “đạo đức cá nhân”, biết phân biệt đúng sai cơ bản, cho đến “đạo đức nghề nghiệp”, biết quý trọng điều mình làm ra, thảy đều là một khoảng không trống hoác! Lại thêm thói “hoa ngôn xảo ngữ” lâu ngày thành quen, nên cái gì cũng “biết”, mà rút cuộc không “biết” được cái gì cho ra hồn! Thế nên mới bảo: người ta không thể hiểu cái bên trong họ không có, vì nó đã trở thành một thứ dân tộc tính cố hữu! 😢

whataboutism

ư duy hình thức: những ai đọc blog của tôi sẽ thấy tôi dùng cụm “ngôn từ hình thức” rất nhiều lần! Đó là sự lầm lạc trong suy nghĩ vốn chỉ dựa trên hình thức nhị nguyên trắng đen, càng phụ thuộc vào hình thức càng xa rời sự thật! Những người phụ thuộc vào tư duy hình thức thường đơn giản, phiến diện, thường chả có suy nghĩ gì sâu xa! Một ví dụ gần đây là chữ “whataboutism”. “Whataboutism” đơn giản là một sự so sánh, liên tưởng, vội vàng chụp mũ nó là “nguỵ biện” e rằng không được đúng! Mọi so sánh, liên tưởng luôn luôn chứa đựng một đạo lý đằng sau nó!

Đương nhiên so sánh chính xác tới mức nào vẫn còn tuỳ vào tình huống! Ngược lại, bác bỏ “whataboutism” mới chính là nguỵ biện! Một đằng khẳng định phải có nguyên tắc phổ quát đứng sau mọi việc, một đằng phủ nhận điều này, cũng là trá hình cho “tiêu chuẩn kép – double standard”, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không cần lý do! Chỉ những môi trường văn hoá kém mới liên tục phải vướng vào kiểu tư duy hình thức này, nó thể hiện một điều: con người bị vướng vào cái tôi nhỏ nhoi, lúc nào cũng: tôi đúng, anh sai, liên tục cần có lý luận trắng đen để bám víu!

Nhìn qua xứ bạn, thấy được những điều khác hẳn! Đọc đề thi văn Cao khảo của Trung Quốc những năm gần đây là thấy, học sinh trung học của họ đã ở một trình độ khá cao, đã biết vượt qua các kiểu tư duy hình thức mà nhìn mọi việc một cách toàn diện hơn! Thú thật là tôi rất thích đọc đề thi ngữ văn TQ, cao hơn hẳn một bậc so với VN, ví dụ như đề văn Thiên Tân: Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đề văn Thượng Hải: Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên. Đề văn Chiết Giang: cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ với chủ đề này. Đề văn Bắc Kinh, thật sự xuất sắc: bàn về sự bền vững của nền văn minh, thí sinh cần phân tích sự bền vững trong nền văn minh Trung Quốc đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ gian khó và xây dựng lại đất nước như thế nào.

Phim thanh xuân Trung Quốc thường đặt nặng tính giáo dục, không chỉ đưa ra ví dụ điển hình, họ rất quan tâm việc phổ cập, giảng giải các vấn đề tâm lý xã hội: chuyện thường gặp của các lứa tuổi, các cách vấp ngã và trưởng thành, các kiểu hiểu lầm phổ biến thường xảy ra giữa con người với nhau, các mẫu tâm lý bất thường, bệnh hoạn thường gặp, các vấn nạn xã hội như đa cấp, lừa đảo, các mánh khoé thị phi xảo trá của mạng xã hội cũng được phân tích kỹ! Nếu đã đạt đến trình độ cỡ các đề thi cao khảo thì hầu như sẽ không còn vướng vào các “lý luận hình thức” trắng đen nữa!

Kinh nghiệm của riêng tôi về những người “lú luận hình thức” là… họ không có khả năng phân biệt âm nhạc hay và dở, vì mãi tìm kiếm lý lẽ, ngôn từ khả dĩ có thể chứng minh “tôi đúng”, vì chỉ “nói” mà không “nghe”, vì không thể để tâm mà lắng nghe cho nó thấu đáo, để cảm nhận nó hay dở, thô mộc tinh tế như thế nào, suốt ngày lên mạng tìm đọc tài liệu, xem cái gì khả dĩ có thể có lợi về lý luận ngôn từ, mà không biết cách “phản tỉnh”, nhìn vào cái tâm của chính mình cho nó rốt ráo! Họ không hiểu rằng ngôn từ kiểu trắng/đen vẫn có sự giới hạn, khiếm khuyết rất rõ ràng của nó!

nhị cú tam niên

ứ như thế, càng năm càng rơi rụng đi, rồi dần dần chỉ còn đám ngu dốt đến mức nhảm nhí kiểu bolero mà thôi! Người như Nguyễn Tài Tuệ thì… “nhị cú tam niên đắc – 二句三年得 – hai câu làm mất ba năm” là chuyện bình thường, cả một đời chỉ đề lại hơn chục bài, nhất là khí nhạc, chứ về thanh nhạc lại thấy không nổi trội bằng…