avatar

hử ông bạch đầu chân khả liên, Y tích hồng nhan mỹ thiếu niên… – Ông già đầu bạc này thực là đáng thương, Y (hắn ta) tiếc nuối những tháng ngày niên thiếu hồng nhan tươi đẹp – 此翁白頭真可憐,伊昔紅顏美少年。。。 🙂

tíc xanh

hân trò chuyện với đứa bạn về “tíc xanh”, ngoài những điều đã đề cập, một lợi ích rất lớn nữa chính là thương mại! Vấn đề cơ bản của một “cái chợ” không phải là “mua và bán”, mà là việc giải quyết khiếu kiện, mâu thuẫn phát sinh, cơ chế xử lý những hành vi gian lận, lừa đảo! Xây dựng cơ chế để làm những chuyện đó không đơn giản, đầu tiên là phải ép buộc… chính danh!

Đến khi người ta nhận ra lợi ích rồi, họ sẽ tự nguyện chính danh, éo như bọn Tây, đem “tíc xanh” làm thành món hàng tính phí! Xét thực trạng như mạng xã hội VN hiện tại, không ngày nào là không phát sinh những kiểu tin giả “cướp, hiếp, giết”, tâm thức người dân quay cuồng, “quy đồng về mẫu số chung” như thế! Là vùng đất màu mỡ cho lưu manh đĩ điếm lộng hành, thì biết đến bao giờ… 🙁

chính Bắc

áo với chả chí… bắt đầu từ đám “lá cải và tin giả” phương Tây, sau đó được đám “thiểu năng và trì độn” VN dịch lại, tạo nên một đống nhảm nhí. Đương nhiên, không loại trừ khả năng con người làm thay đổi trục nghiêng của trái đất, nhưng phải lập luận chứng minh một cách thuyết phục, chứ không thể đơn giản dựa vào Bắc Đẩu. Việc Bắc Đẩu xoay quanh trục trái đất, một cách biểu kiến và không luôn luôn chỉ đúng hướng Bắc, việc này người ta đã biết từ cả ngàn năm trước. Nhà khoa học đời Tống, Thẩm Quát – 沈括 đã phát hiện và lý giải được điều này!

Chính xác thì quả đất không phải chỉ chuyển động quay tròn mà còn “lắc nhẹ”, khiến trục trái đất vẽ nên vòng tròn, đi hết vòng này chu kỳ khoảng 26 ngàn năm. Điều này dẫn đến phương hướng của Bắc Đẩu thay đổi rất nhỏ, rất chậm và tuần hoàn theo thời gian, hiện tại Bắc Đẩu đang lệch trục khoảng 2/3 độ, nhưng đã có thời, nó thực sự chỉ đúng hướng Bắc. Cụ thể là thời Đường, nhà sư Nhất Hạnh (không nên nhầm với thiền sư VN đương đại cùng tên) đã xác định Bắc Đẩu nằm ở hướng chính Bắc, nhưng sang thời Tống, Thẩm Quát đo đạc lại và phát hiện ra độ sai lệch!

Việc phát hiện ra Bắc Đẩu (Polaris) không thực sự đúng hướng Bắc đã góp phần dẫn đến… một phen đấu đá chính trị kinh hoàng ở triều đình nhà Tống! Phe “cải cách – tân pháp” do Vương An Thạch cầm đầu, có nhà khoa học Thẩm Quát “chống lưng”, và phe “bảo thủ – cựu pháp” do Tư Mã Quang cầm đầu, có nhà thiên văn Tô Tụng – 蘇頌 làm công tác “bảo đảm toán học” 🙂! Tại sao vấn đề hướng chính Bắc lại quan trọng đến như vậy? Vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán lịch, sai một ly là đi một dặm! Lịch ngày xưa là do triều đình làm ra và “ban xuống” cho người dân dùng!

Với nền kinh tế nông nghiệp thì xác định đúng thời & tiết rất quan trọng cho việc canh tác! Ở một thời mà trình độ KHKT phát triển cao như triều Tống, có thể nói là trước phương Tây đương thời hơn 500 năm, thì “thiên văn” chỉ là cái cớ, là “phát súng mở màn” của đấu đá chính trị. Các phe phái, dù chủ trương cải cách hay bảo thủ, dù quan điểm rất khác biệt nhau, nhưng đều coi trọng khoa học kỹ thuật! Cái đối đầu “tân pháp – cựu pháp”, Vương An Thạch và Tư Mã Quang ấy, xứng đáng được phân tích để trở thành một bài học phát triển cho những xứ Á Đông!

Cả hai nhân vật, họ Vương và họ Tư Mã kia, đều là những chính nhân quân tử đích thực, học thức và tài năng của họ được toàn xã hội nể trọng! Nhưng “cựu pháp” ôm khư khư những thể chế xưa cũ mà không chịu thay đổi. Còn “tân pháp”, tuy đề ra những giải pháp hết sức thực tế và khá đúng đắn, như phép “thanh miêu”, phép “bảo mã”, .v.v. nhưng đến khi thực hiện lại sử dụng toàn một đám tham quan, ô lại chỉ biết lợi dụng, lũng đoạn chính sách và sách nhiễu dân chúng, dẫn đến cải cách sớm thất bại từ trong trứng nước! Vấn đề muôn thủa ở đây chính là… “dân trí”!

phẩn bất uy quyền…

ảnh rỗi, đọc sơ một số mục wiki về lịch sử TQ (tiếng Việt), thấy là phần lớn là một đống c… đúng nghĩa! Người viết không hiểu gì, đa phần là dịch từ tiếng Anh sang, thậm chí dịch tự động! Chính vì số đông không biết gì, nên xuất hiện một đám “phá hôi”, chuyên ngồi thêu dệt những thông tin thất thiệt, hoang đường, chả hiểu lấy từ đâu ra, làm với mục đích gì? Ví như mục về Hạ Vũ, hoàn toàn là bịa đặt, trong suốt lịch sử Trung Quốc không có ai tên là Hạ Tử Thành!

Hoặc như mục về Ngô vương, bảo Phù Sai là cháu của Hạp Lư, ai đã đọc sử đều biết rằng là con, chứ không phải là cháu, bịa luôn cả tên cha (“thế tử… Ba”)! Không rảnh đến mức đi bắt bẻ từng lỗi sai trên wiki, nhưng phải nói cho mọi người thấy rõ: đây là chiêu trò của đám lưu manh lặt vặt, cố tình sửa cho sai để gây ra nhiễu loạn thông tin kiểu nhảm nhí, xàm xí! Chính là cái thời buổi: Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân – Cục cứt chẳng có uy quyền gì nhưng vẫn khiến người ta phải sợ… 😢

đại vũ trị thuỷ

ử ký viết: đời vua Ngu (Nghiêu), sai Cổn trị thuỷ, làm việc suốt 9 năm mà vẫn không có kết quả, nước vẫn ngập, đất đai vẫn không canh tác được! Thuấn kế nghiệp Ngu, thấy Cổn bất tài, không làm được việc, bèn giết Cổn, và sai con của Cổn là Vũ tiếp tục sự nghiệp trị thuỷ! Vũ tận lực làm việc, ăn ngủ tại công trường suốt 13 năm, nhiều lần đi qua trước nhà mình mà không dám ghé vào!

Kết quả thành công do cách làm đúng: xẻ núi, đào kênh, khơi thông dòng chảy, phân tán và điều hoà lượng nước, tạo không gian chứa, giúp thoát nước ra biển. Còn như Cổn chỉ biết đắp đập, be bờ, xây đê chống lũ, kết quả là đê càng cao thì nước càng lớn, càng nguy hiểm hơn mà thôi! Hơn 4300 (bốn ngàn ba trăm) năm sau, ở xứ Đại Ngu kia, người ta vẫn tiếp tục be bờ, đắp đập, san nền, phân lô… 😢

bạch lạp truyền kỳ

gay từ thời Đường, Trung Quốc đã có “công nghệ” sản xuất nến với sản lượng thường niên đạt hàng chục ngàn, thậm chí có thể đã lên đến hàng trăm ngàn tấn, tạo nên một ngành kinh doanh lớn! Mọi người thường nghĩ nến làm từ sáp ong, nhưng bao nhiêu ong, bao nhiêu sáp cho đủ!? Cũng gần tương tự như trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch kén tằm để ươm tơ dệt lụa vậy! Họ trồng một thứ cây, và nuôi một loại côn trùng giống như rận trên cây đó, côn trùng này sinh trưởng và tạo kén trên thân cây! Thu hoạch kén này sẽ có sáp trắng làm nến trắng! Và sau đó là xây dựng thành nông trại lớn, sản xuất ở quy mô công nghiệp!

Có cơm ăn, áo mặc rồi, lại có nến để ban đêm đọc sách, “thập niên đăng hoả – 十年燈火“, thời gian dài như thế thì dân trí nó mới lên được. Sản xuất được với số lượng lớn, giá thành rẻ thì mới tạo ra được hiệu ứng làm thay đổi xã hội: có thêm nhiều người thắp đèn đọc sách (hoặc có thêm nhiều người thức đêm đánh bạc 😀 ). Về loại cây, nguồn phương Tây ghi nhận: privet – nữ trinh – 女贞, nguồn Trung Quốc ghi nhận hai loại cây đều có thể dùng được: một là nữ trinh, hai là một loại tần bì (ash). Mà tần bì có tên tiếng Hoa là: Bạch lạp thụ – 白蜡树, riêng cái tên “Bạch lạp – sáp trắng” cũng đã nói lên việc cây trồng chủ yếu để làm gì!

cổ tranh, tân tranh

ẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên – 錦瑟無端五十弦,一弦一柱思華年。。。 – Đàn chi năm chục dây bày, Mỗi dây một trụ, nhớ ngày xuân xanh… Mới đầu thì thích nghe Vương Phi hát, sau thì thích nghe âm “cổ tranh” hơn, sau nữa thì không nhất thiết phải là tiếng đàn, tiếng hát nào…

Từ “cổ tranh”, TQ hiện tại đã phát triển thành “tân tranh”, tính năng trình diễn tiệm cận, gần tương đương như piano, âm sắc cũng đầy và ấm hơn trước. Haiza, người ta viết câu nhạc dài 15, 16 nốt có dư, miên miên bất tuyệt như thế, tự nhìn lại những cái thể loại viết câu nhạc 4 ~ 6 nốt cụt lủn, ngô nghê y hệt như con nít ê a tập hát! 🙁

thượng thực – haute cuisine

ối xem vài tập phim, coi được một lúc thấy người lồng tiếng đọc cái bảng là “Xã thảo vân hành” cụt mịa nó hứng, dẹp không xem nữa! Ngu gì mà ác liệt, chữ ngày xưa phải đọc từ bên phải sang: Hành Vân thảo xá, thường đọc là “xá” không phải “xã”, nôm na tức là “nhà lá Hành Vân”.

Nên đám lồng tiếng, thuyết minh phim Việt Nam thực ra éo hiểu gì về văn hoá Trung Quốc, đọc như “bùa chú”, “sấm ký” chứ không hiểu gì nội dung bên trong, càng không nói về các nội hàm sâu hơn. Nếu học hành, chữ nghĩa mà cứ như thế này, học đến kiếp sau vẫn cứ “trống không”! 😢

minh kính

Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài…
菩提本無樹,明鏡亦非臺。。。

iểu theo một nghĩa nào đó, sách là một tấm gương, người ta đọc sách chẳng qua là một hình thức tự phản chiếu tâm hồn mình! Cách nói: “một tấm gương để noi theo” là sai hoàn toàn về ngữ nghĩa, vì khi soi gương, người ta chỉ thấy chính mình trong đó mà thôi! Có nhiều người cũng có đọc, có soi đấy, nhưng không có sự vận động, biến đổi nội tâm, rút cuộc cũng chỉ trở thành một dạng máy photocopy! Nếu hiểu theo nghĩa đó, soi một tấm gương xấu, gương méo có thể gây ảo giác, loạn thị, loạn thần! Và khoe nhà có hàng ngàn cuốn sách cũng giống như kiểu nói rằng: tôi đẹp là vì trong nhà có hàng ngàn cái gương vậy!

Thực chất, bạn chỉ cần 1, 2 cái mà thôi, có khi chả cần cái nào! Ấy nhưng thời buổi tiêu dùng, chúng nó cố gắng bơm vào đầu bạn cái suy nghĩ rằng mua càng nhiều gương càng tốt! Đã có rất nhiều người mua thật nhiều gương và sau đó tìm cách… chịu đựng nó, tìm cách vẽ ra vô số khuôn mặt biến ảo và phản chiếu lấp lánh trong đó! Đến lúc chịu đựng hết nổi rồi thì sẽ biết là… đập mịa nó gương đi sẽ tốt hơn, nhất là tình trạng hàm lởm, hàng chợ, hàng độc hại, nhảm nhí tràn lan như hiện nay! Ảnh: đến tận giờ tôi vẫn đọc, chủ yếu là trên Kindle cho đỡ hại mắt, và mỗi năm chỉ đọc 1, 2 cuốn thôi, không nhiều hơn!

trít học

iờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi mở ra kỷ nguyên Ánh sáng, các phong trào khai phóng bùng nổ!

Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao, một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và thường là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu!

Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!