whataboutism

ư duy hình thức: những ai đọc blog của tôi sẽ thấy tôi dùng cụm “ngôn từ hình thức” rất nhiều lần! Đó là sự lầm lạc trong suy nghĩ vốn chỉ dựa trên hình thức nhị nguyên trắng đen, càng phụ thuộc vào hình thức càng xa rời sự thật! Những người phụ thuộc vào tư duy hình thức thường đơn giản, phiến diện, thường chả có suy nghĩ gì sâu xa! Một ví dụ gần đây là chữ “whataboutism”. “Whataboutism” đơn giản là một sự so sánh, liên tưởng, vội vàng chụp mũ nó là “nguỵ biện” e rằng không được đúng! Mọi so sánh, liên tưởng luôn luôn chứa đựng một đạo lý đằng sau nó!

Đương nhiên so sánh chính xác tới mức nào vẫn còn tuỳ vào tình huống! Ngược lại, bác bỏ “whataboutism” mới chính là nguỵ biện! Một đằng khẳng định phải có nguyên tắc phổ quát đứng sau mọi việc, một đằng phủ nhận điều này, cũng là trá hình cho “tiêu chuẩn kép – double standard”, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không cần lý do! Chỉ những môi trường văn hoá kém mới liên tục phải vướng vào kiểu tư duy hình thức này, nó thể hiện một điều: con người bị vướng vào cái tôi nhỏ nhoi, lúc nào cũng: tôi đúng, anh sai, liên tục cần có lý luận trắng đen để bám víu!

Nhìn qua xứ bạn, thấy được những điều khác hẳn! Đọc đề thi văn Cao khảo của Trung Quốc những năm gần đây là thấy, học sinh trung học của họ đã ở một trình độ khá cao, đã biết vượt qua các kiểu tư duy hình thức mà nhìn mọi việc một cách toàn diện hơn! Thú thật là tôi rất thích đọc đề thi ngữ văn TQ, cao hơn hẳn một bậc so với VN, ví dụ như đề văn Thiên Tân: Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn.

Đề văn Thượng Hải: Phán xét cuộc sống người khác không còn là một hiện tượng xa lạ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhất định đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Viết bài trình bày suy nghĩ của bạn về hiện tượng trên. Đề văn Chiết Giang: cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài không dưới 800 chữ với chủ đề này. Đề văn Bắc Kinh, thật sự xuất sắc: bàn về sự bền vững của nền văn minh, thí sinh cần phân tích sự bền vững trong nền văn minh Trung Quốc đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ gian khó và xây dựng lại đất nước như thế nào.

Phim thanh xuân Trung Quốc thường đặt nặng tính giáo dục, không chỉ đưa ra ví dụ điển hình, họ rất quan tâm việc phổ cập, giảng giải các vấn đề tâm lý xã hội: chuyện thường gặp của các lứa tuổi, các cách vấp ngã và trưởng thành, các kiểu hiểu lầm phổ biến thường xảy ra giữa con người với nhau, các mẫu tâm lý bất thường, bệnh hoạn thường gặp, các vấn nạn xã hội như đa cấp, lừa đảo, các mánh khoé thị phi xảo trá của mạng xã hội cũng được phân tích kỹ! Nếu đã đạt đến trình độ cỡ các đề thi cao khảo thì hầu như sẽ không còn vướng vào các “lý luận hình thức” trắng đen nữa!

Kinh nghiệm của riêng tôi về những người “lú luận hình thức” là… họ không có khả năng phân biệt âm nhạc hay và dở, vì mãi tìm kiếm lý lẽ, ngôn từ khả dĩ có thể chứng minh “tôi đúng”, vì chỉ “nói” mà không “nghe”, vì không thể để tâm mà lắng nghe cho nó thấu đáo, để cảm nhận nó hay dở, thô mộc tinh tế như thế nào, suốt ngày lên mạng tìm đọc tài liệu, xem cái gì khả dĩ có thể có lợi về lý luận ngôn từ, mà không biết cách “phản tỉnh”, nhìn vào cái tâm của chính mình cho nó rốt ráo! Họ không hiểu rằng ngôn từ kiểu trắng/đen vẫn có sự giới hạn, khiếm khuyết rất rõ ràng của nó!