kỷ sở bất dục

ột nền báo chí, dịch thuật và sách vở vay mượn, chắp vá, lôm côm và nham nhở! Dịch đa phần từ tiếng Anh sang thì câu văn trúc trắc, tối nghĩa, và phần lớn các trường hợp, cho thấy là cũng chẳng hiểu gì văn bản gốc. Kỹ năng tiếng Anh và tiếng Việt đều ở mức làm người đọc cảm thấy sợ hãi, vì thứ “cơm sống” đó ăn vào chắc chắn sẽ bị “sình bụng”. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất chính là la liếm, vay mượn, đem những vấn đề xa lạ ở đâu đâu về, rồi tự cho là mình giỏi! Tất cả không giấu được một thực tế chính là vì bản thân trống hoác, không tự suy nghĩ được gì, không tự tạo ra được nội dung riêng biệt, nên bạ đâu cũng vay, mượn, copy, xào xáo một cách thô thiển và sống sượng! Nhìn vào những gì thể hiện, có vẻ như đó là một sự khiếm khuyết và bất an về tri thức, nhưng thực ra không phải vậy! Sự khiếm khuyết và bất an… thực chất nằm ở tầng đạo đức cộng đồng! Lúc nào cũng phải “hoạt ngôn”, “bao biện”, “chống chế”, vì đã có điều gì đó sai, vì bên trong có điều không ổn! Nên cứ phải luôn “bao bọc” bản thân bằng ngôn từ, bằng những thông tin lảm nhảm!

Đó không phải là sự theo đuổi kiến thức đích thực mà chỉ là sự “loè người”, tìm cách “dẫn dắt” người khác bằng ngôn từ tào lao, vớ vẩn! Đó là sự “giấu dốt” bằng cách tung hoả mù thông tin, tương tự như việc chụp ảnh “loà sáng” để xoá hết mụn, nếp nhăn vậy! Về sách vở, không cần phải đọc quá nhiều, chỉ một vài quyển nhưng đọc kỹ có khi là cũng đã đủ rồi! XH vận hành bằng giá trị tin tưởng, tin cậy, chứ không phải bằng “trí thức giả danh”. Những chuyên môn “triết học”, “khoa học” là của các tạp chí chuyên ngành, không cần và không thể là “thức ăn đại chúng”! Tự nhìn vào bản thân, mọi suy nghĩ, nội dung đích thực đều xuất phát đều từ sự quán chiếu, quan sát chính mình và người khác! Tất cả bắt đầu bằng câu đơn giản: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – 己所不欲,勿施於人 – điều gì không thích (xảy ra với mình) thì đừng làm nó cho người khác! Một câu đơn giản, nhưng là điểm khởi đầu, cũng là điểm kết thúc của toàn bộ nền luân lý cộng đồng, một câu mà nếu hiểu cho rốt ráo thì xã hội đã không có những “thể loại hai mặt”, những kiểu “tiêu chuẩn kép” cùng những dạng “tri thức giả cầy” khác!

đuổi hình, bắt chữ

ông phu kinh hồn… chữ này là giả chữ in mộc bản, vì xưa in kinh sách thường khắc âm bản trên ván gỗ, mà gỗ thì có sớ! Nên nét ngang khắc mảnh vì thuận sớ, mà nét dọc phải khắc đậm vì nếu không sẽ dễ bị gãy, mòn, nhoè. Tôi biết có nhiều người viết tay chữ Hoa y hệt như máy, kỹ năng đủ để làm giả giấy tờ mà người thường không phân biệt được. Công phu như vậy chưa thấy người Việt nào làm được, mặc dù “múa thư pháp” các kiểu để “loè người” thì “kinh hồn” lắm! Nhân tiện nói về “chữ nghĩa” và “công phu”… Chữ TQ, mặc dù đã giản lược đi nhiều so với trước, nhưng vẫn còn rất rất khó, phải mất nhiều thời gian học thuộc, ghi nhớ, nghiền ngẫm. Học sinh TQ tốt nghiệp cấp 3, thậm chí là cả ĐH, khả năng cao đưa cho một bài có nhiều chữ khó là… vẫn không đọc được! Thế nên tốt nghiệp ĐH rồi, vẫn phải chịu khó học hành, trau dồi thêm, mở rộng kiến văn, ngoài 30 tuổi mới dám phát ngôn chút đỉnh, chưa nói chuyện trở thành chuyên gia, nghiên cứu này nọ! Không như anh VN, mới học hết lớp 5 trường làng đã chém gió thành bão!

Cái sự khó ấy cũng có tác dụng của nó! Nó đẻ ra những thành phần dân cư “cẩn ngôn, thận hành”, tức là nói năng và làm việc “cẩn thận”. Từ dùng phải cho hết chiều sâu, câu nói ra phải có ý tứ! Cho nên gọi là “thâm Nho” là thế, trong các giao dịch xã hội, làm ăn buôn bán, và tất cả các hoạt động khác, không tính toán sâu xa, không “mưu sâu kế hiểm” thì không phải là người Trung Quốc! Có được điều đó đơn giản là từ… căn bản giáo dục mà ra! Nên nhiều khi đơn giản đến mức rỗng tuếch đi chửi người khác thâm nhọ thấy cũng hơi kỳ! Tự nhìn lại mình, tiếng Việt giống như kiểu một trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, ngoài một số sự “nhanh trí, thông minh vặt”, còn thì nội dung trống hoác! Nên… làm ơn, đừng chơi cái trò “đuổi hình bắt chữ” nữa, lâu lâu bắt gặp một vài trường hợp thì còn thấy hài hài, chứ chơi nhiều người ta sẽ nghĩ mình bị “thiểu năng trí tuệ”, đầu óc không nghĩ ra được cái gì cho có nội dung, nội hàm nghiêm túc, toàn những câu chữ lảm nhảm, trơn tuột, nói sao cũng được, và cũng chỉ dùng để nói cho vui, chứ chẳng làm nên được tích sự gì!

恭喜恭喜

hương trình âm nhạc đầu xuân… 🙂 Bữa nghe ngoài đường thoáng mở bài này, trước có ấn tượng không tốt, do những trình bày “hàng chợ” kiểu Hồng Kông làm hỏng bài hát. Nghe, nghĩ rồi giật mình, có điều gì đó không đúng, âm điệu và tinh thần gốc của nó có lẽ rất khác!

Nên về tìm hiểu thử xem sao, hoá ra bài ca có một lịch sử khá lâu đời, mãi từ năm 1946, ngay sau WW2, khi Trung Quốc vừa được giải phóng khỏi sự xâm chiếm của Phát-xít Nhật, thế nên bài ca có những lời như: Đêm dài thăm thẳm đã qua, Đã nghe thấy tiếng gà gáy sáng…

cổ nan toàn

hân hữu bi hoan ly hợp, Nguyệt hữu âm tình viên khuyết. Thử sự cổ nan toàn… – 人有悲歡離合,月有陰晴圓缺,此事古難全。 Ghét mấy cái phim Tàu tào lao, cả chục phim đem bài này ra đọc, gia tài cổ văn lớn như thế, không chịu khó tìm hiểu làm phong phú kịch bản.

Cứ mãi trích dẫn mấy câu quen thuộc, nhàm chán, sáo mòn! Mới làm một vòng đạp xe 40km về, iPhone cùi chỉ chụp được đến thế này thôi, cảnh quan đúng nghĩa là: “thanh phong – minh nguyệt – gió mát trăng thanh”, kết hợp với vận động nhẹ nhàng, thật vô cùng sảng khoái! 🙂

tề bạch thạch

hoảng 25 năm trước, các tiệm chép đĩa CD là nơi bán đủ thứ thập cẩm: phần mềm, crack, game, nhạc, thậm chí là cả… hội hoạ! Nhớ có lần ghé tiệm đĩa CD quen thuộc, tình cờ nhặt về một cái đĩa chứa những bức tranh ngựa của Từ Bi Hồng, tranh tôm của Tề Bạch Thạch, tranh hoa của Ngô Xương Thạc… Cái thời đói “văn hoá”, cái gì cũng xem, cái gì cũng đọc.

Xem những con tôm, cá, nét vẽ hồn nhiên như trẻ nhỏ, không hiểu lắm, thích lối “công bút” cổ điển hơn. Thoáng chốc 25 năm có dư, Trung Quốc trở mình một cái, giá tranh trở thành ngoài trăm triệu, đến giờ vẫn gãi đầu, gãi tai không hiểu vì sao… Vẽ tranh vi diệu ở chỗ vừa giống vừa không giống, nếu quá giống tức là chiều theo thế tục, mà không giống thì là nhạo báng nhân gian…

love crossed

iải trí cuối tuần… đầu phim thấy ngay diễn viên Trương Lỗi (vâng, chính là người đóng vai các ông “thầy giáo quốc dân”, chủ nhiệm tại Chấn Hoa trung học trong hơn một chục bộ phim thanh xuân vườn trường), xuất hiện nhiều đến mức nhàm chán. Tuy vậy tôi lại thấy Trương Lỗi vào vai giáo viên không thật đạt, vai mà ông ấy diễn rất đạt là vai các ông bố, ví dụ như trong bộ phim Nước cờ đi vào tim em! Trong phim này cũng vậy, là một vai phụ chỉ xuất hiện vài phút, là một ông bố làm việc trên tàu đánh cá! Hành trình đánh cá đi khắp thế giới, thường đi suốt 1, 2 năm, nên chỉ có thể gởi tiền về cho con gái, lâu lâu lại gọi điện hỏi thăm!

Phim Trung Quốc nhiều khi cũng nhàm và nhảm, nhưng phần “thượng” của họ có rất nhiều phim suy nghĩ nghiêm túc, cách đặt vấn đề rất thời sự, đôi khi rất thiết thực và khác biệt… Như trong phim này, ông bố làm việc cực nhọc ngoài biển để nuôi cô con gái (diễn viên Đại Lộ Oa) sống trong một thế giới công nghệ ảo hoá, sa vào một “bạn trai công nghệ ảo” do máy móc thao túng, điều khiển… Chỉ cần mua một cặp kính mắt, đeo vào là lập tức có một “bạn trai” như ý, có thể nói năng, vỗ về, cưng chiều… còn “ngọt ngào, hoàn hảo” hơn cả người thật. Và cứ như thế, công ty công nghệ này từng bước thống trị, kiểm soát thế giới…

amur waves

hương trình âm nhạc cuối tuần, tiếp tục với những giai điệu đến từ nước Nga, điệu valse rất nổi tiếng: Sóng sông Amur (sông Hắc Long Giang, biên giới giữa Nga và TQ), lần này qua một trình bày bằng tiếng Hoa. Không như trong tiếng Việt, việc đặt lời hơi khó khăn… Người Trung Quốc cover lại hầu hết những bài ca Xô – viết, gần như không sót bài nào… Văn hoá Nga, đó là cái gì đó phóng khoáng và rộng rãi, mơ mộng và liều lĩnh, dữ dội và tàn bạo, nói như Trump: nước Nga sẽ luôn là người bạn tốt, vì anh ấy có hơn 1500 đầu đạn hạt nhân! 😀

bạch mã – 3

Sông thu lồng bóng nhạn bay,

Lên non cùng bạn, rượu cay một bầu.

Chuyện đời cười có dể đâu,

Hái hoa cúc dại cài đầu về thôi…

huyện hơn 20 năm trước, nhóm 6 thanh niên trẻ tuổi leo lên ngọn núi này, gần 2 ngày mới leo tới đỉnh. Ngày giáp Tết, thời tiết xuống 8 độ, gió bão vần vũ, cái lạnh của nơi mưa nhiều nhất VN thật khủng khiếp, vũ lượng hàng năm của Bạch Mã lên đến 10,000mm (vâng, chính là 10 mét nước chồng lên theo chiều cao ấy). Ai còn nhớ bài học địa lý cấp 2: nơi mưa nhiều nhất thế giới khoảng 8 ~ 9000mm, thông tin cũ lắm rồi nhé.

Trở lại với chuyện leo núi, 6 người là 6 thái độ khác nhau, 6 kiểu tính cách bộc lộ rõ trong 1 hành trình cực nhọc, người nhất định phải lên đỉnh cho bằng được, người nhất quyết phải quay về, kẻ về cũng được, nhưng đi hay hơn, người đi cũng được nhưng về hay hơn… 😃 江涵秋影雁初飛,與客攜壺上翠微。Giang hàm thu ảnh nhạn sơ phi, Dữ khách huề hồ thướng thuý vi, Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu, Cúc hoa tu tháp mãn đầu quy…

ăn ở

à do “ăn ở” thôi, 100 triệu dân, chỉ riêng vấn đề “ăn” với “ở” không là đủ: 坐食山崩。 toạ thực sơn băng – ngồi ăn núi lở !!! Xem mấy cái không ảnh, làm đường khoét núi như thế, đến khi mưa xuống không trôi hết mọi thứ mới lạ, mà từ thuỷ điện cho đến hạ tầng, cái gì cũng đúng chuẩn! Nói ngắn gọn, chung quy cũng chỉ là do “ăn ở”! 😢

vỹ dạ

Bên cầu Chu Tước cỏ hoa,
Ô Y đầu ngõ, bóng tà tịch dương.
Én xưa nhà Tạ, nhà Vương,
Lạc loài đến chốn tầm thường dân gian.

hính là Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mạc Tử, giữa sông là cồn Hến (tên chữ là Dã Viên), góc trên phải là xóm vương hầu ngày xưa, một kiểu Ô y hạng – ngõ áo đen: 朱雀橋邊野草花,烏衣巷口夕陽斜。Chu tước kiều biên dã thảo hoa, Ô y hạng khẩu tịch dương tà… Tại sao ngày xưa nét đẹp thành huyền thoại, mà ngày nay tuyệt không còn gì cả!? Gần chỗ cây cầu nhỏ bắc qua là nhà ngoại tôi!

Xuống tí nữa là phủ đệ của Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương. Góc trái dưới là khách sạn Hương Giang, bên cạnh đó là quán bún bò vẫn thường ăn. Ở giữa phía dưới, căn biệt thự 2 tầng ven sông, chỗ nhiều cây là nhà ông Nguyễn Đắc Xuân, người nhờ viết các chuyện thâm cung bí sử nhà Nguyễn, những kiểu “truyện dưới gầm giường” mà xây được căn nhà 5 tỷ (giá của thời cách hơn 30 năm)…

Sông Hương, người ta cho rằng mấy trăm năm trước, nhờ có giống cỏ “thạch xương bồ” mọc 2 ven bờ phía thượng nguồn làm nước sông có mùi thơm (Lý Bạch: Nhĩ khứ xuyết tiên thảo, Xương bồ hoa tử nhung). Giờ thì nước đục ngầu, bốc mùi, không ai dám tắm! Haiza, chỉ còn là thế giới trong tâm tưởng mà thôi: 我有萬古宅,嵩陽玉女峰。Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung dương Ngọc nữ phong…