Bris Sextant

Phát minh bởi Sven Yrvind, sử dụng như kính lục phân dự phòng, cho độ chính xác tương đương kính truyền thống, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay (kích thước 21×11 mm), có thể đem theo trong… cái móc chìa khoá! Cũng chưa hoàn toàn hiểu cái thiết bị này hoạt động như thế nào…

Một số ưu điểm: rẻ hơn nhiều so với kính lục phân truyền thống đắt tiền. Phù hợp với các con thuyền nhỏ, siêu nhỏ (micro, picro cruiser), Hand-free: không cần dùng tay để điều chỉnh, có thể gắn lên mắt kính, 2 tay rảnh có thể ghi chú thời gian từ đồng hồ chính xác hơn…

waterworld

When your heart sings observing a boat – shape object gently displaces itself over a large body of liquid, that’s when you know you would belong to a certain ‘watery clan’ in the futuristic WaterWorld (film)…

Beagle

Thuyền trưởng Robert FitzRoy chuẩn bị rất chu đáo cho chuyến hải hành lần 2 khảo sát bờ biển Nam Mỹ (1831 – 1836). Rút kinh nghiệm từ những chuyến thám hiểm trước, đã có đến 2, 3 thuyền trưởng khác tự sát vì không chịu nổi áp lực của người đứng đầu trong những chuyến đi quá nguy hiểm, quá căng thẳng liên tục nhiều năm ròng0. HMS Beagle là con tàu nhỏ 242 tấn, thích hợp cho các nhiệm vụ đo đạc gần bờ, nhưng cũng quá nhỏ trong những vùng biển dữ. Tất cả súng đại bác bằng sắt được thay bằng súng đồng, để giảm thiểu ảnh hưởng đến la bàn. Tổng cộng 22 chiếc đồng hồ (chronometer) dùng trong định vị, đo đạc hàng hải được mang theo, và điều quan trọng nhất là:

Tìm ra một quý ông – gentleman, có học thức, có kinh nghiệm và tính cách tốt, để làm “bạn ngang hàng” với thuyền trưởng, giúp giải toả & chia xẻ bớt những áp lực của một người lãnh đạo đơn độc. Và người được chọn là Charles Darwin, nhà tự nhiên học trẻ tuổi, người trong chuyến hải hành 5 năm này đã đặt nền móng cho thuyết tiến hoá về sau. 404 đầu sách trong thư viện của tàu HMS Beagle, cùng với tất cả những tài liệu ghi chép, thu thập được trong chuyến hải hành 5 năm, nhật ký hải trình, những ghi chép điền dã của FitzRoy & Darwin, etc… Tất cả đã được số hoá và đưa lên internet, một kho tư liệu khổng lồ với đầy đủ những thông tin chi tiết nhất, 195 000 trang sách và hơn 5000 hình minh hoạ…

silicone 416

Có cảm giác như đang sống ở hành tinh Vulcan (film Star Trek) nơi mọi người giao tiếp không phải bằng ngôn ngữ mà là bằng hình ảnh. Đi chợ vật tư kỹ thuật ở VN đừng mất công giải thích bằng từ ngữ, họ không hiểu đâu, cứ chuẩn bị một cái hình của món đồ muốn mua… et voila… 3 giây là người ta hiểu ngay!

compasses

Bên trái là cái la bàn cầm tay (handheld compass), chỉ đúng hướng Bắc. Bên phải là cái la bàn gắn trên thuyền (deck mount compass). Cái bên phải chỉ ngược Bắc thành Nam, Nam thành Bắc! Và cả hai chiếc, theo ý mình, đều đúng! Tại sao!? 🙂

vietnam 80s

Một thời chưa phải là xa, VN những năm 80, kéo xuống phía dưới, ảnh số 3 là một số thuyền “junk rigged – buồm cánh dơi” Hạ Long, ảnh số 4 là một số thuyền “lug rigged – buồm tứ giác lệch” ở Nam Định. Thuyền buồm không phải là điều gì xa lạ, nhất là vào cái thời đói kém đó, máy móc, xăng dầu vẫn là những thứ rất khan hiếm…

bắc hành – 2016, phần 47

Neo buông sâu như những sợi tơ lòng,
Thuyền lớn nhỏ đều chứa đầy hy vọng.
Thuyền ra đi, bến đã động lòng thương,
Ai phăng neo vội vã để đoạn trường?

Suốt dọc miền Trung, làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) ngày xưa từng là một trung tâm đóng ghe tàu danh tiếng. Hội An thì đã quá quen thuộc rồi, ghé qua lần này chỉ để biết rõ hơn về làng Kim Bồng, bây giờ đa số đã chuyển sang làm mộc gia dụng, gỗ trang trí, đi khắp cả làng đếm không đến chục chiếc thuyền lớn nhỏ đang đóng mới.

Đây rồi những hình thuyền trong giấc mơ tuổi nhỏ của tôi! Nhưng không chính xác là những thân thuyền truyền thống, thon dài để lợi sức gió, sức chèo như trước, bây giờ chỉ toàn xài máy. Cũng những hình thể đó, nhưng ngắn lại và mập ra để tăng tải trọng. Việc đóng hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, không bản vẽ, không công thức, không khuôn mẫu nào cả!

Theo như chính người làng nói, thì giới thợ trẻ bây giờ chỉ làm mộc gia dụng, dể có việc, dể kiếm tiền. Đóng thuyền chỉ còn sót lại ít người tuổi trung niên trở lên, khó có đơn hàng, dù đơn hàng cũng thường lớn tiền hơn. Nhưng quan trọng là đóng thuyền cực khổ, đòi hỏi thể lực, kinh nghiệm, còn giới trẻ chỉ muốn công việc nhàn hạ, kiếm tiền nhanh chóng.

Lang thang khắp một vùng cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn, đây đó vẫn còn có thể tìm thấy những mẫu hình thuyền theo đúng truyền thống, những hoài niệm xưa cũ… mấy ai là người hiểu và cảm được!? Quê choa một dải, từ cửa Hàn cho đến cửa Đại, từ núi Sơn Trà cho đến cù lao Chàm, đây đó vẫn luôn còn nhiều điều thú vị cho những ai để tâm tìm hiểu!

bắc hành – 2016, phần 46

Chặng 46: Huế ❯ cửa Thuận An ❯ QL 49B ❯ cửa Tư Hiền ❯ đèo Hải Vân ❯ Đà Nẵng ❯ Hội An

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

Từ đây trở đi là những vùng đất đã quá quen thuộc, nhưng vẫn luôn có gì đó mới mẻ nếu chịu khó để tâm tìm tòi, quan sát. Dừng chân ghé thăm một xưởng đóng tàu ở gần cửa Thuận An, một con tàu đánh cá lớn đang được đóng, ván gỗ kiền kiền 5.5 phân. Sau một vài câu nói chuyện với ông chủ xưởng: rứa chú là người gốc Vinh Mỹ à!?, đúng là tài thiệt!

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, hương âm vô cải mấn mao thôi!, đã bao nhiêu chục năm mà người ta vẫn nhận ra giọng nói. Câu chuyện tiếp diễn một hồi nữa, ông chủ xưởng hỏi: rứa trong làng chú họ chi!?, đáp: dạ, họ Trần, ổng phán: cái dòng nớ hắn thông minh ghê lắm!. Biết là những câu xã giao nhưng vẫn không khỏi mỉm cười trong bụng 😀.

Mà xã giao ở cái miền quê ni hắn dông dài, vòng vo, đưa đón kinh khủng lắm, nói tiếp vài câu rồi kiếm cớ từ biệt lên đường. Nhìn sơ qua về cách đóng những con tàu đánh cá theo cách cổ truyền, chủ yếu vẫn phải dựa nhiều vào sức bền vật liệu (kiền kiền là một loại gỗ nặng, chịu nước rất tốt), chứ chưa đạt được đến mức xây dựng nên độ bền cấu trúc!

Quê choa một dải, từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền, phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú, đầm Lập An, đầm Cầu Hai, từ núi Bạch Mã đến vịnh Chân Mây, cảnh quan đến thật là quyến rũ lòng người. Lặng đứng bên bờ cửa Tư Hiền, những chiếc thuyền nan bé tí một người chèo, và cái động tác mạnh mẽ, tự tin, an nhiên của họ giữa muôn trùng sóng to gió lớn cửa sông!

from above

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

The other day, I was crossing Phú Mỹ bridge, the cable – stayed road bridge which has a clearance of 45 m above the water level for boats to cross underneath. From there, an important waterway crossroad ever since the very old days, some large spectacular views can be seen. Can’t resist stopping to have some pictures shot!

cape of Nghênh Phong

李白 – 橫江詞

白浪如山那可渡
狂風愁殺峭帆人

Bạch lãng như sơn na khả độ, Cuồng phong sầu sát tiễu phàm nhân.

Bó tay, sóng núi bạc đầu, Khách thuyền sốt ruột chết sầu gió điên!

Captured few days ago at cape of Nghênh Phong, Vũng Tàu. White breaking waves everywhere, winds are violent, true to the name (Nghênh Phong in Vietnamese means: to welcome the wind, well, they’re for sure warmly welcomed there). It’s even hard to hold the phone steadily in one hand. My initial plan has to be postponed to another time! 😢