bark canoes and skin boats

Món qùa của một người bạn già Mỹ gởi tặng… cuốn sách hard – copy, hard – cover: The bark canoes and skin boats of North America – Ca-nô bọc vỏ cây và bọc da thú vùng Bắc Mỹ. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin, bản vẽ về những chiếc ca-nô, kayak cổ xưa của thổ dân da đỏ bản địa. Những “nguyên mẫu” trong sách này chính là “tổ tiên” của những thiết kế ca-nô, kayak hiện đại. Thank you so much for the gift! 😀

ký ức tuổi thơ

Ký ức tuổi thơ… cũng từng tập tành tham gia bện dây thừng cho ghe chài, giống y như trong video này, chẳng máy móc gì, toàn quay tay thủ công mà thôi! Đã từng có một thời ngăn sông cấm chợ, tự cung tự cấp, người ngư dân không thể mua gì, hoặc không có để mua, phải tự làm tất cả, làm thừng, may lưới, tự đóng, sửa thuyền…

Bernoulli’s principle – 1

Nhiều người tập chơi buồm nhưng chưa hiểu rõ nguyên tắc vận hành của lá buồm! Không hiểu cũng chẳng sao, nhưng hiểu thì cảm và điều khiển buồm tốt hơn. Quy tắc vật lý chi phối lá buồm là nguyên lý Bernoulli (Bernoulli’s principle), phát biểu nôm na như sau: dòng chất lỏng/không khí chảy với vận tốc nhanh hơn sẽ tạo ra vùng áp suất thấp hơn so với dòng chất lỏng/không khí chảy chậm. Ví dụ đơn giản đầu tiên của nguyên lý Bernoulli là cái súng phun sơn. Ai đã tự chế tạo súng phun sơn dùng bơm xe đạp lúc nhỏ sẽ hiểu điều này rất rõ!

30 năm trước, toàn sơn bằng bơm xe đạp, không có máy nén khí như giờ, một người cầm bình phun, người kia hì hục đẩy bơm! 😀 Dòng không khí chảy vuông góc với van miệng bình tạo ra vùng áp thấp, hút sơn ra khỏi bình. Cũng tương tự cho chế hoà khí – carburetor xe máy. Với cánh máy bay hay lá buồm, hình dạng ko cân xứng tạo nên 2 dòng không khí có vận tốc khác nhau, gây ra chênh lệch áp suất giữa 2 bên bề mặt. Chênh lệch này tạo lực nâng cho cánh máy bay hay cánh buồm, và cũng lý giải tại sao thuyền buồm đi ngang / xiên gió thường nhanh hơn đi xuôi gió.

Dĩ nhiên, khí động học của cánh máy bay hay lá buồm còn nhiều điều phức tạp hơn thế. Có thể lý giải sự hình thành lực nâng, lực đẩy (lift) bằng nhiều cách khác nhau, chung quy cũng quay về Định luật 2 Newton. Nhưng giải thích bằng nguyên lý Bernoulli vẫn là sinh động, trực quan và dể hiểu nhất! Những điều này thường tìm thấy trong các sách “Vật lý vui”, phổ biến với học sinh cấp 2, cấp 3 ngày xưa!

somewhere out there

Hồi trẻ, có trò hay chơi là trồng chuối hít đất (chống đẩy). Trò này tôi rất “tự hào” vì trồng chuối nhiều người làm được, nhưng trồng chuối hít đất: hạ xuống từ từ cho đỉnh đầu chạm đất, rồi lại nâng thẳng tay lên, cứ thế 15, 20 lần, rất ít người làm được vì siêu khó, cần phải có cơ tay và vai rất khoẻ, không tin cứ thử làm xem, ngã gãy cổ đừng trách!

Bây giờ, sau 20 năm, không tài nào làm được như thế nữa (các bạn hẳn đã rất chán tôi luôn kể chuyện… ngày xưa, bao giờ cho đến ngày xưa!?) Chỉ một bức hình thoáng qua là bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu trò đùa vui, xông xênh của tuổi trẻ hiện về! Ở một nơi nào đấy ngoài kia, “somewhere out there”, vẫn có một chiếc thuyền neo đợi ta bên bờ biển!

chiều về trên sông – 1

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau, thương đời thương lẫn nhau trong chiều. Về đây bọt bèo muôn khắp nơi, vui buồn cho có đôi không nhiều…

Cách đã vài tháng, có dịp thử cái “máng heo” – thuyền buồm nhỏ Optimist này trên một đoạn sông Sài Gòn gần An Phú Đông, quận 9. Một chiều gió rất nhẹ, vừa đủ để chiếc xuồng nhẹ nhàng chậm rãi lướt đi…

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao 

river sailboats

Sail boats in the 60s, cut from a Vietnamese documentary. Bamboo mast, sail of a simplistic design, diagonally mounted rectangular – shape canvas, possibly river – only transportation, sail and oar boats.

very long boat

Một ví dụ thuyền đóng xong không xài được, hai chiếc thật dài màu xanh nhạt bỏ phế dưới chân cầu Phú Xuân từ nhiều năm nay (phải đến tận nơi xem mới thấy rõ thân thuyền bị vặn cong như con rắn 😀). Thuyền đóng kiểu truyền thống Việt Nam không có sống đáy (ki – keel), lại quá dài nên khi xuống nước, thân thuyền bị uốn cong bởi chính trọng lượng của nó, cong nhiều ván thuyền sẽ xoắn, xoắn nhiều sẽ hở và vô nước.

Nếu chỉ dùng gỗ, không có các vật liệu hỗ trợ (sắt, thép…) thì thân thuyền dài tối đa chỉ khoảng 70m (kể cả khi có ki). Lại nói về hải hành của Trịnh Hoà, dĩ nhiên đó là một chuyến du hành, khám phá lớn trong lịch sử TQ, nhưng mô tả những con tàu gỗ dài đến hơn 120m thì rõ là cường điệu, phóng đại quá mức. Hhải quân Hoàng gia Anh đã từng thử đủ mọi cách, nhưng vẫn không thể đóng được những con tàu gỗ dài hơn 70m có thể đi biển an toàn.

gold plated

Some where on the Cầu Hai lagoon, near Tư Hiền river mouth, Thừa Thiên Huế province, central of Việt Nam. Silhouette of a small bamboo – woven boat paddled by two man in a very scenic, gold – plated sunset.

định vị vô tuyến

Trước khi các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, Galileo, Bắc Đẩu, etc… ra đời thì phổ biến trong hàng hải và hàng không là khá nhiều các loại hệ thống định vị radio khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hyperbolic navigation. Nguyên tắc hoạt động: giả sử có 2 nguồn phát sóng A và B được đồng bộ hoá để phát đi những tín hiệu lệch nhau một khoảng thời gian cố định, vị trí của A & B trên bản đồ được biết trước. Thiết bị nhận (receiver) nhận và so sánh tín hiệu phát ra từ 2 nguồn A & B, và vẽ thành một đường cong hyperbol mà trên đó hiệu khoảng cách đến A & B là hằng số. Giao hai đường hyperbol (sử dụng thêm một nguồn phát thứ 3 là C) sẽ có được toạ độ hiện tại. Nguyên tắc chung như vậy, nhưng có rất nhiều hệ thống Hyperbolic navigation khác nhau:

Anh và Mỹ xây dựng hệ các thống GEELORAN. Liên Xô thì xây dựng các hệ thống CHAYKAALPHA. Từ khi định vị vệ tinh trở nên phổ biến thì định vị radio dần bị loại bỏ. Tất cả các trạm phát GEE, LORAN đã ngừng hoạt động từ hơn 20 năm nay. Tuy vậy, người Nga vẫn duy trì và tiếp tục phát triển các hệ thống CHAYKA và ALPHA đến tận bây giờ. Sau một loạt những sự cố hàng hải, hàng không gần đây, được cho là có liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, Anh và Mỹ đã chuẩn bị xây dựng lại hệ thống LORAN như trước, làm phương án dự phòng trong trường hợp GPS, GLONASS… không hoạt động vì một lý do nào đó. Độ chính xác của các hệ thống Hyperbolic navigation vào khoảng 50~100 m, tuy không tốt bằng định vị vệ tinh, nhưng vẫn đủ tốt cho đa số các mục đích sử dụng.