từ nguyên: ba hoa

ừ nguyên: ba hoa (八卦, âm Hán Việt: bát quái). Từ điển tiếng Việt giải thích “ba hoa” bắt nguồn từ “bavard” trong tiếng Pháp, Anh có nghĩa là “lắm lời”. Tôi ngờ rằng cách giải thích này không đúng, thực sự bắt nguồn từ chữ “bát quái”, ngoài nghĩa “âm dương, bát quái” trong Văn ngôn, với Bạch thoại còn có nghĩa là người nói chuyện tào lao, buôn dưa lê! Đúng hay sai thì tôi không muốn giải thích, chỉ note ở đây!

tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

lạc hà thu thuỷ

acebook lại nhắc, hồi đó mới chèo được 2, 3 năm… xuồng đi thuê ở khu du lịch chứ chưa tự đóng. Vạn sự khởi đầu nan, lúc mới đầu nhảy xuống nước, từ con kênh nhỏ vài chục mét ra đến con sông SG ngang mấy trăm mét nhìn mênh mông đáng sợ, cảm giác hồi hộp vô cùng.

Giờ mấy chục cây số ngang biển vẫn thấy nhỏ. Cái gì cũng phải tập từ từ, tự tay làm rồi mới hiểu, hồi xưa, nghe “bọn Tây” nói chuyện chèo vài ngàn cây số bằng cái xuồng ngang 50cm, nếu không đã tự tay chèo vài trăm cây, thì e là nghe như chuyện khoác lác, tào lao…

cẩu mệnh

acebook nhắc ngày này năm trước… 😅 Tiếng Việt: chia tay rồi, anh còn giữ lại cái gì của người yêu cũ không? – Có, giữ lại cái mạng chó của nó!

bát trạo ca

am thập niên lai hải thượng du, Thủy thanh ngư hiện bất thôn câu. Điếu can chước tận trùng tài trúc, Bất kế công trình đắc tiện hưu. – Ba chục năm qua dạo sông chơi, Nước trong nên cá chẳng ham mồi. Hết cần trồng trúc làm cần mới, Đâu quản nhọc nhằn được mới thôi!

德成禪師 – 得便休

三十年來海上遊
水清魚現不吞鉤
釣竿斫盡重栽竹
不計功程得便休

lý tử thất

ồi một hai ba năm, Danh thành, anh trở lại. Với em, anh chăn tằm, Với em, anh dệt vải. Anh và em sẽ sống, Trong một mái nhà tranh. Lấy trúc thưa làm cổng, Lấy tơ liễu làm mành… (Nguyễn Bính)

bạc tần hoài

huyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya vẳng trên sông dài, ai luyến, ai tiếc khúc ca Tần Hoài… Bao kiếp giang hồ, ly biệt thường tình… (Đêm tàn bến Ngự – Dương Thiệu Tước). “Khúc ca Tần Hoài” nhắc đến trong bài hát là khúc ca nào?

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Khói mờ sóng lạnh bãi trăng trong,
Đêm đậu bến Tần quán rượu đông.
Thương nữ không hay sầu nước mất,
Hậu đình hoa hát vọng sang sông.

Ấy chính là gợi nhớ lại bài thơ “Bạc Tần Hoài” – Đỗ Mục đã có nhắc đến về trước… 🙂 Giờ đây, phim ảnh Trung Quốc bắt đầu đưa Tần Hoài trở lại, xem 4, 5 phim đều thấy có cảnh này, còn ở Việt Nam người ta đã quên mất từ lâu, chỉ có họ Dương kia là còn nhớ!

杜牧 – 泊秦淮

烟籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

v put

nother beautiful rendition of the famous Soviet song that have been posted several times on my blog: В путь, Let’s go! There’re also Chinese, Vietnamese, DPRK and many other versions that could be found on youtube!

tặng thiếu niên

ặng thiếu niên – Ôn Đình Quân – Giang hải tương phùng khách hận đa, Thu phong diệp há Động Đình ba. Tửu hàm dạ biệt Hoài Âm thị, Nguyệt chiếu cao lâu nhất khúc ca!

溫庭筠 – 贈少年

江海相逢客恨多
秋風葉下洞庭波
酒酣夜別淮陰市
月照高樓一曲歌

thủ không thuyền

hứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn, Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, Mộng đề trang lệ hồng lan can… – Thuyền không đậu bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng. Đêm khuya chợt nhớ tuần tuổi trẻ, Lệ trong mơ, hoen vẻ phấn son…

白居易 – 琵琶行

去來江口守空船
繞船明月江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干