thủ không thuyền

hứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn, Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, Mộng đề trang lệ hồng lan can… – Thuyền không đậu bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng. Đêm khuya chợt nhớ tuần tuổi trẻ, Lệ trong mơ, hoen vẻ phấn son…

白居易 – 琵琶行

去來江口守空船
繞船明月江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干

bạc thuyền qua châu

hai bút đầu xuân – Bạc thuyền Qua châu – Vương An Thạch. Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc… tốt nhất cứ đọc nguyên văn chữ Hán, tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo, dịch ra rồi, chẳng còn mùi vị gì!

Kinh Khẩu Qua Châu nhất thuỷ gian,
Chung San chỉ cách sổ trùng san.
Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?
Qua Châu, Kinh Khẩu một sông,
Chung Nam cách núi mấy trùng trơ vơ.
Giang Nam xuân lại xanh bờ,
Đường về nào biết bao giờ trăng soi?

王安石 – 泊船瓜洲

京口瓜洲一水間
鍾山只隔數重山
春風又綠江南岸
明月何時照我還

early bird

áng hôm đó dậy thật sớm, lang thang ở vùng vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan… thật là phong cảnh hữu tình, trời mấy hôm đó cũng thật tuyệt! Phải đi sâu vào phía trong thì mới hiểu tại sao đầm Ô Loan từ xưa đã được gọi là danh thắng, chứ đứng ngoài QL1 sẽ không thấy được gì! Loay hoay cả thời gian dài, không quyết định được nên làm con chim dậy sớm (early bird 🦜) hay là nên làm con sâu dậy muộn (sleeping worm 🐛)… 🙂

nhạc kinh

ễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, đến Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

cẩu thả

ừ nguyên, cẩu thả – 狗且, trong tiếng Việt thường hiểu “cầu thả” là: không cẩn thận, lộn xộn, tắc trách, nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác, và rất thô tục nên từ điển chính thống cũng không ghi nhận. “Cẩu” là chó thì đã dễ hiểu, còn “thả”, mười mấy năm trước, An Chi đã giải thích, chính là chữ tượng hình, chỉ “nam tính sinh thực khí”, cứ nhìn hình dạng của chữ là rõ. Như thế, “cẩu thả” không phải là làm việc lộn xộn, mà chính là chỉ hành vi nam-nữ tính-giao bất-chính, nghĩa hiện dùng chỉ là phái-sinh về sau.

George Ivanovich Gurdjieff

urdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!

Caucasia

ừ Caucasia, lan toả đi cái gọi là Aryan, và trở thành Hy Lạp, La Mã, trở thành Byzantine, Iran, Iraq, Ấn Độ, etc… Một số thành phần văn hoá Châu Âu, một cách kín đáo, vì không muốn liên quan đến vấn đề quan điểm chủng tộc, vẫn hoài niệm và tự hào một cách mơ hồ về Scythia, Sarmatia, Parthia, India… những khởi nguồn xa xưa, trước cả Hy-La!

Album guitar “Nhạc dể dành cho người khó” – “Simple Music For Difficult People” (Bert Lams & Fabio Mittino), gồm những tác phẩm mang màu sắc tôn giáo của Gurdjieff & De Hartmann… Hơn mười lăm năm trước, nghe những bản này chuyển soạn cho piano, nhưng âm thanh của những nhạc cụ dây – gảy nghe có vẻ là thích hợp và nguyên bản hơn…

thanh niên dữ thanh xuân

青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。那怕苦难和悲痛,那怕困难多重重。青春流淌你身中,希望闪烁你眼中。青年恋爱着理想,青年永远向前走。

看春风轻轻吹过大地,多少花在枝头齐开放。朋友你难道还不快乐听小鸟争着唱春之歌。

姑娘们来吧舞蹈,小伙子来吧赛跑。蹦蹦跳我们跑闹,哈哈笑我们喊叫。

春天带来了欢笑与歌唱,带来了理想与希望,虽然有时烦恼渺茫。让我们来歌唱春天,让我们欢笑与歌唱,把握着现实与理想,冲破烦恼迎接万丈光芒。