hatches

ành trình đi tìm… cái nắp kín nước 🙂 Từ chiếc xuồng đầu tiên, nắp khoang kayak luôn là vấn đề khiến tôi đau đầu… nhiều năm, vì nó rò rỉ nước. Kayak không như thuyền lớn, nước thường xuyên tràn qua mặt boong. Đã thử tổng cộng 4 thiết kế, sau 4 chiếc xuồng, nay mới đạt yêu cầu.

Đầu tiên đóng cái nắp gỗ đơn giản, dĩ nhiên là rò nước. Kế đến đặt hàng trên Amazon cái nắp Beckson, được xem như “chuẩn công nghiệp”, thiết kế hoàn hảo, nhưng vì hoàn hảo nên nó… vẫn bị rò nước! 😀 Beckson là “flush deck”, nó nằm bằng mặt khoang, chỉ vài hạt cát lọt vào gioăng đệm là sẽ rò nước!

Nên chuyện rất nhỏ là cái nắp, để tìm được 1 thiết kế tuyệt đối kín nước, kể cả khi dìm xuồng sâu xuống nước, để đi đến được cái thiết kế đúng, làm sao vừa kín, vừa bền trong sử dụng thực tế, chịu được bùn, cát tương đối, lại đơn giản, dể chế tạo, dể sử dụng, cũng không phải là chuyện quá đơn giản!

serenity – 1, p10

hần công việc “bẩn” nhất trong các công đoạn làm thuyền, mài, tỉa các mối nối cho trơn tru và khớp với nhau. Trước hết dùng máy phay (router) chạy dọc be thuyền, tạo thành góc 45 độ để lúc ráp 2 nửa trên và dưới lại, chúng thực sự khớp vào nhau!

Sau đó, dùng máy mài góc (angle grinder) tỉa các mối nối dưới đáy thuyền sao cho được bo tròn, chuẩn bị cho khâu dán sợi thuỷ tinh tiếp theo. Nếu hình thể quá góc cạnh, quá gấp khúc, lớp vải sợi thuỷ tinh sẽ không bám vào chắc chắn được. Dán xong lại mài tiếp cho trơn láng.

Bụi bay mù cả khu xưởng, nhất là bụi có chứa vụn sợi thuỷ tinh gây ngứa ngáy vô cùng, nên làm khâu này rất mệt, cứ làm một buổi là lại phải đi tắm, cả ngày có khi tắm 3, 4 lần mới sạch sẽ và hết ngứa! Cố gắng hoàn tất mọi việc ở đoạn này, các công đoạn sau sẽ dễ chịu hơn!

mai hương – 2020

ới post về bà hôm trước… lại thêm ngôi sao băng nữa vụt sáng qua bầu trời 😢 cháu gọi Thái Thanh bằng cô ruột, tuy không được như Thái Thanh (TT thì hiển nhiên cao theo mọi nghĩa) nhưng giọng ca này cũng rất sang trọng, quý phái, một tài năng nữa của gia đình Phạm Đình. Xem những bài viết gắn tag Mai Hương, nghe 100 ca khúc do Mai Hương trình bày.

vnexpress.net – Danh ca Mai Hương qua đời

serenity – 1, p9

àm việc với phần bánh lái (rudder). Nhiều người không thích kayak có bánh lái, vì nó phức tạp, dễ hỏng, và nhất là nó không giúp hoàn thiện kỹ năng chèo, phần nào đó đúng là như thế! Người mới tập nên dùng xuồng không có lái để tập các kỹ năng chèo!

Ở góc nhìn ngược lại, khi bạn phải chèo cả chục tiếng hay hơn trong điều kiện sóng gió biến động, đôi khi cứ phải chèo mãi một bên để xuồng đi đúng hướng, rất mệt mỏi, có bánh lái vẫn tốt hơn! Nhưng thi công bánh lái có nhiều điểm phức tạp, lắt nhắt nhiều việc.

2 sợi dây cáp điều khiển nối từ sau ra trước chỗ ngồi, có 2 cái pedal để đạp bằng chân, đạp bên nào xuồng sẽ xoay về bên đó, lại thêm 2 sợi cáp kéo, thả, khi không dùng nữa thì kéo lên, thu gọn vào trong hộp, khi cần thì mới hạ xuống, vì bánh lái dù sao cũng tăng thêm sức cản nước.

serenity – 1, p8

iếp tục làm việc với phần trên (deck), chỗ ngồi (cockpit), hình dáng đại để thì vẫn như cũ, nhưng có dạng cong hơn, nên thi công cũng khó khăn hơn 1 chút! Cũng dùng dải ván ép uốn quanh 1 cái khung MDF, gắn lên boong, dán keo và cắt đi phần thừa!

Hai nắp khoang chứa hàng (hatches) trước và sau, lần này không làm với kích thước bằng nhau nữa, cái sau lớn hơn cái trước 1 chút, thế nên công việc cũng nhiều hơn! Bài học rút ra từ chiếc xuồng trước là dạng nắp này đáp ứng được nhu cầu kín nước nhờ có roăn silicon bên trong!

Chỉ riêng thiết kế nắp đậy, tôi đã thử 4 thiết kế khác nhau, ngay như nắp Beckson rất tốt, ấy thế mà lại không bảo đảm yêu cầu kín nước trên kayak, vẫn rò rỉ 1 lúc 1 tí, có khi đến cuối ngày thì… đầy xuồng! 😀 Chỉ 1 chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng, phải làm đến 4 lần mới thành công!

serenity – 1, p7

oàn tất một “cột mốc”, ước tính cỡ 1/3 chặng đường, 2 nửa trên và dưới của cái vỏ đậu phụng 😀. Dỡ hai phần ra khỏi “khuôn” và ướm thử xem có vừa nhau không! Căn bản chiếc xuồng đã nên hình nên dạng, nhưng còn rất nhiều công việc phía trước!

Có mấy bài học rút ra, 1 là bột gỗ dùng để làm dày (thickening) với epoxy rất tốt, 2 là xylene là dung môi làm loãng (thinning) epoxy tốt nhất, nếu epoxy quá đặc, có thể pha thêm 1 ít xylene để làm loãng nó ra, thao tác “glassing” sẽ dể thi công hơn, và cho kết quả đẹp hơn rất nhiều!

Kế đến nữa, tốt nhất là có thể kiểm soát được thời gian khô của epoxy. Tuỳ vào thao tác, công việc cần làm, đôi khi cần nó nhanh khô (pha tỉ lệ 1/2), đôi khi lại cần nó lâu khô (pha tỉ lệ 1/3), dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào loại epoxy cụ thể, không phải epoxy nào cũng thay đổi tỉ lệ được!

serenity – 1, p6

ắn “gunwales”, không chắc lắm tiếng Việt gọi là gì (be thuyền!?) nhưng giống như cái cạp rổ, mấy tấm ván ép mong manh gắn lại với nhau vẫn còn yếu lắm, có thêm cái “cạp rổ” này lập tức trở thành một cấu trúc cứng cáp. Đồng thời cũng gắn vách ngăn (bulkheads).

Vách ngăn chia thuyền làm 3 khúc rõ ràng, phần sau, trước là 2 khoang chứa hàng, ở giữa là khoang ngồi (cockpit). Tạm dừng công việc trên phần thân dưới (bottom, đã đủ cứng cáp để tháo ra khỏi khuôn, đặt sang 1 bên, tiếp tục công việc với phần thân trên (deck).

Phần deck thi công hơi khó một chút do có nhiều đường cong, phải dùng dây thép xiết chặt, ép các miếng ván lại sát với nhau. Khác với những chiếc trước, chiếc Serenity sẽ có một lỗ ngồi hơi cong, để dễ bề chui ra chui vào, nên việc thi công cũng phức tạp hơn chút.

serenity – 1, p5

ảm thấy hài lòng, vì “lên khuôn” rất hoàn hảo, các tấm ván ghép vào nhau chính xác, sai số thường nhỏ dưới 1 ly (không như các lần trước, nhiều khi cũng phải “gãi đầu gãi tai” không hiểu sai số đâu mà lớn thế – 3 ~ 4 ly, mặc dù vài ly thì vẫn còn “chấp nhận được”).

Bột gỗ hoá ra là chất làm dày (thickening) rất tốt, khi đã quen tay, epoxy trộn với bột gỗ dễ làm việc (very workable), ít bị chảy như putty công nghiệp (có vẻ như là hơi nặng), ngoài ra có thể thay đổi tỷ lệ epoxy – hardener để tăng giảm thời gian đông cứng cho phù hợp công việc.

Các mối nối được bọc 1 lớp sợi thuỷ tinh chạy dọc theo chiều dài. Phần dưới thuyền (bottom) gần như đã hoàn tất, chuyển sang làm việc với phần trên (deck). Một lần nữa lại cảm thấy hài lòng, vì các miếng ván được đo, vẽ và cắt chính xác nên khớp vào nhau gần như hoàn hảo!

serenity – 1, p4

ũng lại những bước thi công giống như những chiếc trước, đã quen tay nên công việc chạy nhanh hơn. Tuy vậy, cũng phải cẩn thận tránh sai sót, nhất là tại khâu đo, vẽ, cắt này! Cũng hơi nóng lòng muốn thấy xem hình dạng ban đầu chiếc xuồng thế nào!

Cắt và nối ván, lần này tổng cộng chỉ có 5 mối nối, ít hơn nhiều so với các lần trước (9 mối). Nối ván xong lần lượt đặt vào khuôn, các cục tạ là để ép ván dần dần về cái hình định bởi khuôn MDF. Tiếp theo là công việc mệt mỏi nhất: trám các mối nối bằng epoxy dày (trộn với bột gỗ).

Công việc rất lắt nhắt, chi tiết, và rất bẩn, epoxy dính vào tay rất khó rửa sạch! Các lần trước, tôi đều dùng epoxy putty chuyên dụng trong đóng tàu công nghiệp, nhưng lần này lại chuyển qua dùng bột gỗ, có vẻ như là chúng làm cho mối nối cứng hơn, và cũng nhanh khô hơn!

tcs vs pd

gày xưa cũng ưa vẻ đẹp mong manh như thế, thời trước những năm 15, 16 tuổi, cũng thích nhạc TCS, cũng ngôn từ quanh co, vòng vèo, “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, vân vân và vân vân… Nhưng sau đó thì cảm thấy cần một loại nhạc giàu sức sống hơn, có chiều sâu hơn, đi vào “âm nhạc” chứ không phải chỉ có “ca từ”. Nên yêu Phạm Duy một cách tự nhiên thôi, ông ấy rất VN, loại VN từ thời còn ở nhà sàn, chứ không như ai kia!

Ai kia gốc người Minh Hương, nghe cả trăm bài chỉ thấy toàn thất cung Tây phương, chả thấy chút ngũ cung VN nào. Thích Phạm Duy một cách tự nhiên, rồi sau này đọc 3 cuốn hồi ký của ổng rồi mới biết, ví dụ như: Nụ đẹp một cách man dã và khoẻ như một con beo… … … Bởi vì, khác với cô gái thị thành, thôn nữ không ưa tán phét và chỉ thích tỏ tình bằng sức khoẻ, nhiều khi đấm vào lưng tình lang thùm thụp làm mình nghẹt thở luôn… 😀

Tuy vậy, ko nên nghĩ rằng Phạm Duy chỉ có như thế, cả 2 khía cạnh: non-Platonic và Platonic trong con người ông, từ tình yêu lý tưởng đến tình yêu thể xác, tất cả đều thật, và thật… một cách kinh hoàng. Thế nên mới gọi là con người đa dạng, phong phú, có sức sống. Chứ chẳng phải cứ mãi lải nhải mấy cái ngôn từ chết, nghe thì có vẻ “uyên áo” đấy, cũng gật gật nhưng mãi éo hiểu muốn nói gì, cứ muốn chửi: trả dép cho ông đi về! 😀