đường chúng ta đi


Album Đường chúng ta đi – 1976 và Album Tổ quốc yêu thương – 1978

ột chứng tích của lịch sử, album nhạc đỏ (thu âm năm 1976) với sự trình diễn của các ngôi sao nhạc vàng: Lệ Thu, Họa Mi, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Thái Châu… Lệ Thu, Hà Thanh thì hẳn ai cũng đã biết, còn Họa Mi, Thanh Tuyền… là những giọng ca chuyên hát cho phòng Tuyên truyền của quân đội VNCH cũ… Một sự kết hợp lạ lùng nhưng vẫn hay trên một khía cạnh nào đó. Biết rằng điều này là khó nghe với khá nhiều người, nhưng âm nhạc vẫn vượt ra khỏi các biên giới chính trị, dù cho cái biên giới ấy nằm trong… chính phần ca từ các bài hát!

Theo như tôi biết, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam cũ đã chọn ở lại VN sau 1975 và phần nhiều cũng đã có những bước đầu hợp tác với chính quyền mới. Chỉ sau đó, khi điều kiện sống quá khó khăn, khi có quá nhiều những ngược đãi vật chất cũng như tinh thần thì họ mới chọn con đường trở thành “boat people” mà ra đi. Như Phạm Đình Chương, Thái Thanh… chỉ ra đi sau khi bị tuyên một cái án “cấm sáng tác và trình diễn vĩnh viễn” tại VN, như Hoàng Trọng còn ở lại VN mãi đến tận năm 1992…

Lá đỏ - Thái Châu 
Cuộc đời vẫn đẹp sao - Họa Mi, Phương Đại 
Hà Nội niềm tin yêu hy vọng - Lệ Thu 
Lên ngàn - Họa Mi 
Bóng cây Knir - Họa Mi 

Thôi thì khoan hãy bàn về cảm xúc trong các bài hát. Riêng về phần hòa âm thì có thể thấy miền Nam đi trước miền Bắc (lúc bấy giờ) rất xa trong chuyện hòa âm nhạc nhẹ. Và riêng về kỹ thuật hát thì một mình giọng ca Họa Mi cũng đã hơn đứt tất cả những ca sĩ nhạc viện được đào tạo chuyên nghiệp của miền Bắc như Lê Dung, Măng Thị Hội… (hãy nghe bài Bóng cây Knir và so sánh). Tôi có cảm giác rằng dù sao với tiếng Việt, lối hát rõ âm rõ chữ, nặng về luyến láy, hơi rung… vẫn là một lối hát truyền tải được tình cảm và phù hợp với cái tai âm nhạc Việt. Sớm muộn gì rồi lối hát này cũng sẽ trở lại…

la chanson d’orphée

Le ciel a choisi mon pays, pour faire un nouveau Paradis.
Au loin des tourments, danse un éternel printemps pour les amants.
Chante chante mon cœur la chanson du matin dans la joie de la vie qui revient!

ây rung cảm tâm hồn nhiều khi không cần đến âm nhạc tinh tế và phức tạp. Chỉ một giai điệu, một lời hát đơn giản nào đó cũng đủ để gợi lại cả một khung trời kỷ niệm, ước mơ xa xưa… Chẳng có gì phải xấu hổ khi kể rằng bạn đã từng yêu một giai điệu, một khoảnh khắc nào đó của quá khứ, để rồi mãi cho đến tận hôm nay mới biết bản nhạc đó tên gì, do ai hát!

Lời Anh - A day in life of a fool 
Lời Việt - Bài ngợi ca tình yêu 

Vì có hề gì khi mà giai điệu đó đã (vô hình) đến và ở lại mãi mãi trong tim… Và đó lại là giọng ca đầy ma thuật, khỏe khoắn và quyến rũ Dalida… và cũng như những dáng nhạc đẹp khác, bài hát đã được chuyển thể qua rất nhiều ngôn ngữ khác.

đờn ca nhạc… nhậu

hẳng là dạo gần đây bị tra tấn bởi thể loại này hơi nhiều, cảm thấy cần phải… chính thức thừa nhận nó như là “một phần tất yếu của cuộc sống”… Một thể loại âm nhạc có sức sống cực kỳ mãnh liệt, phổ biến trong triệu triệu quần chúng thính giả, có thể được trình tấu thâu đêm suốt sáng bên chiếu nhậu mà không hề nhàm chán. Một dòng chảy âm thầm khơi nguồn từ hàng chục năm về trước, và vẫn còn được nồng nhiệt mến mộ cho đến tận ngày hôm nay.

Mặc cho bao đổi thay, thăng trầm của lịch sử, mặc cho những ai có cố tình không thừa nhận, vâng, tôi vẫn sống, vì tôi là một phần, dù cho ai đó có gọi là hèn kém, của dòng máu Việt! Người ta có thể gọi tôi là “nhạc vàng”, nhạc “ủy mị”, nhạc boléro kẹo kéo rẻ tiền, đờn ca nhạc nhậu .v.v. nhưng các bạn thấy không, bình dân đại chúng vẫn xếp chúng tôi sánh vai cũng những Phạm Duy, Văn Cao, Lê Thương, Phạm Đình Chương… Với các vị đó, người ta có thể cảm thấy xa cách, “kính nhi viễn chi”, chứ với tôi, người ta hát mọi lúc, mọi nơi, có thể buột miệng hát cho vui bất kỳ lúc nào người ta thích!

Người ta có thể phải vận dụng hết tất cả cảm quan, hiểu biết để cảm âm nhạc bác học, còn với tôi, người ta hát tự nhiên như những tiếng chửi rủa hàng ngày! Không dùng từ ngữ quanh co tránh né, chúng tôi thẳng thắn bảo rằng: tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở…, vì sự thật vốn dĩ… đúng chính xác là như thế! 😬 Đã có những thời kỳ “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (hay còn gọi là “vàng thau lẫn lộn”) giống loài chúng tôi luôn đứng đầu về lượng sáng tác cũng như lượng khán giả mến mộ! Có thể những tác giả viết lịch sử âm nhạc cố tình lãng quên chúng tôi, nhưng các bạn biết không, quần chúng luôn có được thứ âm nhạc và nhạc sĩ mà họ mong muốn!

Bên đây chỉ là một số ít, rất ít trong những người anh em chúng tôi. Nếu các bạn muốn, tôi có thể liệt kê danh mục các tác giả, tác phẩm đến sáng ngày mai cũng không hết! Bên cạnh số lượng, chúng tôi còn có sức hòa nhập, hòa tan cực kỳ lý tưởng, người ta hát chúng tôi trong mọi xó xỉnh từ thành thị đến thôn quê, người ta có thể hát chúng tôi chung với những người anh em (đã từng ở phía bên kia chiến tuyến) như 5 anh em trên một chiếc xe tăng, Tiểu đoàn 307 .v.v. một cách hoàn toàn tự nhiên và hảo hợp. Bởi suy cho cùng chúng tôi vẫn là anh em một nhà, như 5 ngón tay trên một bàn tay… Chừng nào văn hóa âm nhạc nước nhà vẫn “trăm hoa đua nở” (hay còn gọi là “vàng thau lẫn lộn”), chúng tôi đã, đang và vẫn sẽ là một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của các bạn!

typeface

All names on the Vietnam wall in Washington DC was carved in Optima, a font designed by the legendary Hermann Zapf. Optima style is well-balanced between ancience and modernity, it’s said that Zapf used golden ratio in designing it!

ince it began long time ago, my obsession for typefaces has never stopped. From typography to calligraphy, from Latin letters to Chinese brush characters, from hand-writing to web fonts… typefaces represent the most basic, most intrinsic but most important to a visual identity: it’s not the thing they see, it’s the thing they read! Typeface, it’s not about a style of writing or printing, it’s about the long traditions of hand writing, wood and metal letters printing continue into the digital age, it’s about aesthetics!

Nowadays, for typography, www is still the “lowest common denominator”, where just a handful of typefaces meet. It’s really hard to demonstrate the beauty of typefaces on the web. Previously I had a post on web embedded font, other solutions exist using Flash or JavaScript to render fonts on web pages. Up-to the present day, I’ve never felt pleased with the aesthetics quality of any Vietnamese font yet!

Take a look at our major (printed) newspapers (e.g: Tuoi Tre, Thanh Nien…) and even art & designing magazines, most of them sticks to the very basic (and ugly) Arial or Verdana, why don’t they consider using more elegant ones like Helvetica or Palatino? (these have Vietnamese Unicode support already) Yet, there are also many nice free font families to use: Gentium, Liberation, DejaVu, Linux Libertine, Droid, Bitstream Vera

Look at the prices of professional fonts sold on many type foundries, you would understand values of the work! A font designer is somewhat similar to a sword-maker, their names don’t appear on publishing, book, newspaper… but those products bear the tacit pride of centuries-old craftsmanship. Image below: the flowery Zapfino, named after Hermann Zapf, shipped with Mac OS X, now serving as test-bed for many font-rendering engines.

3d

e are building something like this, a 3D user interface. Day by day, we’re witnessing more and more diversities in computer user interface: concepts, designs, look and feel, animations, effects… While some would stick to an bare – bone, obscured text console, the others prefer some fancy, eye – candy GUI with all its bells & whistles. Things are much easier now with many 3D libraries and tools. Remind me about how I did all the 3D things: polygon, mesh, texture, sprite, shading, lighting, scene – graph, etc… with C & assembly on DOS!

goswf

great tool to learn Go (weiqi): goswf, so nice the flash board game! You could learn the moves as well as view comments on each move! Below is Game of the Century, the famous game between the legendary Go Seigen (black) and Honinbo Shusai (white), head of the Nihonkiin (日本棋院 – Nhật Bản kỳ viện – The Japanese Go Institute) at the time. The game lasted for 3 months, please note the 160th, the white’s ingenious move! There are thick books on this game, but there’s never been any simple comments on it!

vim for programmer

VIM “IDE” with symbol – browsing and auto – completion

Various utilities inside VIM: media player, calendar, file explorer…

have been using VIM for most of my daily programming, and everyday, I’ve been discovering new things about VIM. We can tune VIM into a full-fledged and powerful IDE (Integrated Development Environment) that far surpasses every others! With ctags and taglist.vim, we can build tags database, which would then enable searching, browsing all symbols, variables, functions in a code – base. cscope enhances ctags even more with advanced search & browsing features. And I would need no external diff tool since we’d already have vimdiff to compare and merge code.

Working with different types of version – control system, we’d already had vcscommand.vim, which can help interfacing with svn, cvs or git! To interact with file system, I would use NERDTree or vimExplorer, a lot of tasks with fs is done even without leaving VIM! I’m not fool enough trying to do everything with VIM, but there are many other plug-ins that you would find useful: a.vim and c.vim would help you a lot in C/C++ programming, calendar.vim helps you viewing date, and keeping small notes (diary) for each day, musicbox.vim serves you with media playing inside VIM, and vimail helps send, receiving emails with just a few convenient keystrokes!

diệc lạc hồ

双鸟齐飞

黄莺飞到北京都
会遇金鹏亦乐乎
大事未成行小事
双鸟齐飞至善图

Song điểu tề phi

Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô, Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ! Đại sự vị thành, hành tiểu sự, Song điểu tề phi chí thiện đồ!

hân kỷ niệm 60 năm quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 ~ 1/10/2009), trích đăng lại ở đây bài thơ của một nhân viên ngoại giao đoàn Việt Nam (đăng trên Tạp chí Sông Hương, 2002): Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt – Trung. Bài thơ được làm năm 1991, sau một thời gian dài 10 năm (kể từ 1981), khi hai nước tuy không còn những đối đầu quân sự lớn, nhưng hai bên vẫn tiến hành một đường lối tạm gọi là artillery diplomaticngoại giao pháo binh – chân lý, lẽ phải đứng trên đầu nòng đại bác.

Các địa danh đẫm máu như Vị Xuyên, Ngọc Đường, Lũng Cú… những người từng bám trụ 10 năm ở đó đến nay vẫn nhiều người còn sống, vẫn còn kể lại chuyện ngày xưa ở đâu đó quanh đây. Trở lại với bài thơ, năm 1991, một đoàn ngoại giao VN sang TQ, những bước đi đầu tiên của tiến trình bình thường hóa quan hệ. Trưởng đoàn phía VN là ông Vũ Oanh, trưởng đoàn phía TQ là ông Lý Bằng.

Cả “Oanh” và “Bằng” đều là tên của hai loài chim (không giống nhau), như được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên đây: Song điểu tề phiĐôi chim cùng bay. Không cần phải biết chữ Hoa, đọc phiên âm Hán Việt hẳn mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu nội dung bài thơ! Chúng ta thấy lại cái điệp khúc Diệc lạc hồ ở đây! Diệc lạc hồ (hay Bất diệc lạc hồ) đều có thể hiểu theo nhiều kiểu: vui lắm thay, há không vui hay sao… hay theo phương ngữ miền Nam: vui quá hén! 😬

flowers in my garden

lowers in my garden, we have bamboo, lotus, water lily, pansy, rose, moss rose (vn: hoa mười giờ), night-jasmine (vn: dạ lý hương), water-jasmine (vn: mai chiếu thủy), hydrangea (vn: cẩm tú cầu), lantana (vn: hoa ngũ sắc)… Photo courtesy of my sister, sillygoose82 (click on each thumbnail below to see full image). I’m seeking if they sell a cardinal bird (vn: chim hồng y) somewhere, that would add more to my “color collection”. If anyone know, please kindly inform me!

Hey, don’t just overlook things, beauties are all around you!

đôi bờ

ản nhạc này quá nổi tiếng rồi, không cần phải nói nhiều nữa. Nhưng có xem trích đoạn phim Khát (mà bài này là sound-track) thì mới thấy thực sự cảm động. Một tình yêu thời chiến, giản đơn và rung động, gần như là thiêng liêng (hãy nghe tiếng organ – đại phong cầm – cuối bài hát, khi đôi trai gái chia tay). Phần lời Việt dịch sát nguyên văn tiếng Nga, ngoại trừ một số chi tiết: dịch con vịt thành thiên nga – bệnh hình thức, sĩ diện kinh điển VN! Hãy nghe lời Việt để so sánh.

Đôi bờ - Thảo Vân 

We’re like the two banks of a river, which go side by side but hardly meet each other!