Tản mạn về bài thơ Thuật hoài, Trần triều tướng quân, Phạm công Ngũ Lão, nguyên văn: Hoành sáo giang san cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu, Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu…
Sách vở cũ (như Trần Trọng Kim) đều lý giải “ngưu” là sao Ngưu, sao Đẩu, nên giải nghĩa câu này: chí khí ba quân mạnh mẽ như hổ báo, muốn nuốt cả sao trên trời. Khi nhỏ đọc vậy thì chỉ hiểu vậy, không thắc mắc!
Nhưng giới văn học sử hiện đại khoa học hơn, lý giải “khí thôn ngưu” đơn giản là “nuốt trôi con trâu”, ngữ nghĩa hợp lý nếu liên hệ với 2 chữ “hổ báo” phía trước, không cần phải lãng mạn hoá “trên trời”. Vậy câu này hiểu đúng là: ba quân chí khí mạnh mẽ như hổ báo muốn nuốt trôi trâu! (“ngưu” là bò, “thủy ngưu” mới là trâu, nhưng dùng đã quen, không sửa). Hy vọng năm mới, vận sự đổi thay, Covid tiêu tán, nuốt trôi được con trâu Tân Sửu này! 😀