tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

vay mượn

gôn ngữ và văn hoá TQ ảnh hưởng khắp Á Đông: Đài, Hàn, Nhật, etc… không chỉ riêng gì Việt Nam, từ cả ngàn năm trước cho đến thời hiện đại. Dưới đây là 3 ví dụ về những thời điểm khác nhau mà một từ tiếng Hoa du nhập vào tiếng Việt, ví dụ đầu tiên là chữ… “ví dụ”:

1. 比如 âm Hán – Việt: tỉ như, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là… ví dụ. Hiện tại, trong tiếng Việt, “tỉ như” và “ví dụ” dùng tương đương nhau, cả 2 thực ra chỉ là một từ, nhưng du nhập vào VN tại 2 thời điểm khác nhau, một là cả ngàn năm trước, một có thể chỉ mới vài trăm năm gần đây!

2. 如果 âm Hán – Việt: như quả, âm Bắc Kinh hiện đại đọc là: rút cuộc, hiểu theo nghĩa: kết quả là, cuối cùng thì… “Như quả”, từ này trong Hán Nôm rất ít thấy ghi nhận. Rút cuộc, có thể kết luận từ “rút cuộc” du nhập vào tiếng Việt tại một thời điểm chưa quá xa.

3. âm Hán Việt: toan, toán. Từ này du nhập vào tiếng Việt chỉ vài năm gần đây, âm Bắc Kinh đọc giống như là… xoã, chính là từ “xoã” của giới trẻ hiện tại với ý nghĩa: bỏ đi, quên đi, thư giãn. Hãy copy cụm từ: 算了,回家了 vào translate.google.com xem nó đọc và dịch thế nào!

Một số người thành kiến với ngôn ngữ và văn hoá TQ, nhưng không nhận ra ảnh hưởng sâu rộng của nó khắp Á Đông, cũng chẳng khác gì ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp – La Mã với phương Tây vậy. Hình dưới: cổ động viên bóng đá Nhật Bản đeo băng-rôn đề chữ: Tất Thắng – 必勝.

thanh điệu

ói chuyện… chính tả, lần này từ góc nhìn của một kẻ tập tễnh làm nhà ngôn ngữ học 😁. Xưa giờ, dù thi thoảng vẫn viết sai chính tả (thường là do vô ý hay do đánh máy quá nhanh), tôi vẫn chủ trương mọi người viết đúng một thứ chính tả chung! Đó là lẽ hiển nhiên, vì mình viết là cho số đông người khác đọc và xã hội phát triển thì mọi điều cần phải được chuẩn hoá! Nên sai thì thi thoảng vẫn sai, nhưng chuẩn thì vẫn cứ phải chuẩn. Thế nhưng vẫn có những suy nghĩ khác, khác với số đông thường nghĩ. Những suy nghĩ bất chợt đến khi trò chuyện với những thiếu nữ Mông ở Đồng Văn và Mèo Vạc, những người đã đi học và nói tiếng Phổ thông còn xịn hơn, còn dể nghe và hay hơn cả tôi, ít nhất là về mặt phát âm!

Hồi trước nghĩ rằng tiếng Việt có 6 thanh sắc (hoặc 5 thanh tuỳ vùng) đã là nhiều lắm rồi, nhưng đến khi lên cao nguyên Đồng Văn, nghe người Mông nói mới biết tiếng Mông ở Việt Nam có đến 7 thanh, tiếng Mông một số vùng ở Trung Quốc có đến… 8 thanh. Thật khó hình dung một ngôn ngữ lại có nhiều thanh điệu như vậy, líu lo còn hơn cả chim hót! 😁 Tiếng Hoa cổ (cổ ở đây là nói thời Đường), lấy âm địa phương Trường An làm chuẩn, theo ghi nhận của “Thiết vận”, có 6 thanh. Thiết vận (phiên thiết) là gì thì người học chữ Hán mới biết, nhưng nôm na là một phương pháp ghi âm của người xưa, xuất hiện từ thời Tuỳ, Hán, thậm chí có thể còn sớm hơn. 6 thanh của tiếng Hán cổ đó, miễn cưỡng có thể “ánh xạ” vào 6 thanh của tiếng Việt.

Tiếng Mông 8 thanh, tiếng Việt 6 thanh, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn 4 thanh… Nói điều này sẽ có người phản đối, nhưng một nền văn minh càng khép kín, càng lạc hậu thì ngôn ngữ càng có nhiều thanh sắc! 😁 Đó là vì càng hiện đại, càng có nhu cầu giao tiếp đến lượng lớn thính giả, thì ngôn ngữ càng phải bỏ bớt những “khu biệt” địa phương, vùng miền, dần dần bỏ bớt số thanh điệu. Tại thời điểm lưu truyền vào Việt Nam, Thiết vận đã ghi nhận những phát âm không còn tồn tại, vì nó là một hệ thống ký âm đã có từ trước đó rất lâu. Có nghĩa là tiếng Hoa thời Đường đã khác thời Hán rất nhiều, nhiều “ký âm” chỉ còn tồn tại trong sách vở chứ không còn trên thực tế! Điều tương tự cũng đúng cho tiếng Việt và hệ thống ký âm “Quốc ngữ”.

Hệ thống ký âm Quốc ngữ, từ khi hình thành, lấy “chuẩn” là một địa phương đâu đó ở vùng Quảng Bình, khá nhiều ký âm cổ cũng đã không còn tồn tại ngay tại gốc Quảng Bình, ví dụ như: “các” & “cát”, “ngan” và “ngang”… theo như quan sát hiện tại hầu như đã đồng nhất. Các địa phương càng cổ, càng bảo thủ (điển hình là một dải khu 4, từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Huế) thì sự “khu biệt” càng lớn. Tiếng Hoa hiện đại đã phát triển đến một mức mà rất nhiều ký âm không thể phân biệt được, không những “mam” và “man” đọc như nhau, mà “man” và “nan” cũng đọc như nhau, nghĩa là “m” và “n” đọc như nhau, dù đứng đầu hay cuối con chữ. Suy nghĩ lan man… nhận thấy rằng sự tiến hoá của tự nhiên, nó khác xa những điều người ta thường nghĩ!

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng tôi nghĩ, không nhất thiết phải chấp nhất quá triệt để vào hệ thống ký âm “Quốc ngữ”, vì nguyên thuỷ, nó đã không phải là một hệ thống ký âm phổ quát (mà thực sự thì làm gì có một thứ tiếng Việt phổ quát!?), và quan trọng nhất là xu hướng tiến hoá của ngôn ngữ thường không bảo lưu những khác biệt quá “tinh vi, nhỏ nhặt”. Viết đúng chính tả vẫn là việc cần phải làm, nhưng bên cạnh đó, sự phát triển của “chuẩn hoá”, cái suy nghĩ băn khoăn cho rằng tự nhiên là “deterministic” hay “non – deterministic”, là “tất định” hay “bất định”, vẫn luôn còn đó (tức là Einstein sẽ vẫn luôn đối nghịch với Heisenberg). Dù gì đi nữa, ngôn ngữ vẫn sẽ phát triển theo hướng âm luật dần đơn giản hoá, dần thống nhất!

bộ bộ kinh tâm

ữa xem 1 trích đoạn “Bộ bộ kinh tâm” – thường ko thích ngôn tình, kiếm hiệp, những thi thoảng vẫn xem để “học chữ”. 2 chị em Nhược Lan, Nhược Hy nhận được thư nhà, ngồi chờ viên thái giám đến đọc thư giúp. Xem đến đây lấy làm lạ, vì phụ nữ quý tộc xưa, tuy ko “thông kim bác cổ” như các trang nam nhi “luận bàn chính sự”, nhưng học vấn cũng ko phải là tầm thường, đều có ít nhất mười mấy năm học chữ. Cổ văn, Đường thi, Tống từ… thảy đều thông thạo, làm sao có chuyện ko đọc được thư nhà!?

Mở thư ra mới biết chữ viết lối bán thảo, học 10 năm cũng chưa chắc đã đọc được (tôi cũng ko đọc được, vậy mà biết có người ở làng Đường Lâm, Hà Nội, mới học 3 năm đã đọc / viết thảo thư thông thạo). Như nhân vật chính Nhược Hy trong phim tự nói về bản thân: ta ở thời hiện đại dù sao cũng có 16 năm đèn sách, chữ nghĩa, thế mà “xuyên không” quay ngược về quá khứ, lại trở nên người nửa mù chữ! Cái sự học ngày xưa cực kỳ khó khăn, học 10, 15 năm vẫn chưa biết gì, từng câu, từng chữ, thảy đều có ý nghĩa thâm sâu.

Không như “quốc ngữ” ngày nay, ngu lắm chỉ 6 tháng là có thể đọc viết tương đối. Vì dể dàng như thế nên trên đường dài, hại nhiều hơn lợi! Đây là vấn đề rất lớn của tiếng Việt: ngôn từ cạn cợt, ngữ pháp lỏng lẻo, nội dung ít ỏi… sinh ra nhiều người với “lổ hổng tư duy”. Từ những năm 20 tuổi, bằng cách so sánh ngôn ngữ học (comparative linguistics), đem cách suy nghĩ, hành văn trong tiếng Anh, Pháp, Hoa… đối chiếu vào tiếng Việt, tôi có thể phát hiện nhiều “lổ hổng tư duy” trong nhiều người nói chuyện với mình.

Những lỗi tư duy đó khiến cho người Việt rất dể bị xúi dục, lừa gạt. Đáng tiếc lỗi có tính chất cố hữu nên phần lớn không tự nhận ra. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XH Việt như ngày nay, không thể tự phản tỉnh để biết mình thiếu chỗ nào. Chưa kể đến vô vàn những thể loại “tỉnh để chi oa”, vì đã ngồi đáy giếng, không muốn xem trời bằng vung cũng không được! Sâu xa hơn, ngôn ngữ ko phải chỉ là cái vỏ của tư duy, nó hàm chứa trong đó nhân sinh quan và thế giới quan của một con người, một dân tộc…