chữ

ầu năm nói chuyện “chữ”… Trước em có biết một số vị làm việc liên quan đến cổ ngữ! Chữ của các vị ấy đương nhiên nhiều rồi, em không bằng được! Nhưng làm bộ hỏi vài câu Đường thi thông dụng, các vị ấy đều lơ ngơ, ướm thử vài câu Tống từ phổ biến, các vị ấy đều kiểu lấp lửng! Nên em tạm rút ra nhận định: tuy chữ của các bác ấy nhiều, nhưng lại không hàm thụ được vẻ đẹp của thi ca cổ, hay ít nhất là tâm trí các bác không quan tâm những điều ấy! Em băn khoăn tự hỏi tâm các bác ấy đặt ở chỗ nào!? Sau thì phát hiện ra, phần lớn thời gian các bác ấy dùng “chữ” để vừa khoe mẽ, vừa đấu tố nhau, kích động ghen ghét cá nhân, phân biệt vùng miền, thường khi là lồng ghép trong đó những đấu đá chính trị, tôn giáo, một số trường hợp rõ ràng là “bồi bút” được các thế lực ngoài giật dây, dùng “chữ” kích động mâu thuẫn, đánh vào cái tôi “vừa ghen ghét, vừa tự ti vặt của người Việt”, đánh vào cái dân trí lè tè không tự luận ra được. Nên với những người ấy, tốt nhất là cứ… “kính nhi viễn chi”.

Vấn đề quay lại điểm khởi đầu, học để làm gì!? Lịch sử Trung Quốc lâu dài như vậy, văn minh Hoa Hạ rực rỡ như vậy, họ làm ra biết bao nhiêu chuyện kỳ vĩ, từ văn hoá, thơ ca cho đến các công trình quốc kế, dân sinh, đào Vận hà, xây Trường thành, và biết bao nhiêu thành tựu khoa học, kỹ thuật, xã hội to lớn khác! Em chỉ cần nhìn vào một thoáng là em biết, họ học chữ để đấu đá và kèn cựa nhau, chứ trong tâm không có cái mộng học được cái đẹp, cái hay của thiên hạ! Nói nghe có vẻ to lớn, nhưng học chưa chắc đã làm được như người ta, trở thành sĩ phu kẻ sĩ, kinh bang tế thế, chuyện đời đâu có dễ thế! Nhưng ít nhất và đầu tiên, học có thể thay đổi tính cách, tâm hồn con người! Bản thân còn không thay đổi được, làm sao thay đổi ngoại giới!? Muốn xem công phu của một người tới đâu, đầu tiên hãy xem cách anh ta đối xử, nhìn nhận, đặt ra yêu cầu đối với… chính bản thân mình! Em lạy các bác, mở mắt ra xem người ta sống như thế nào, đừng bám vào mấy cái gốc tre làng mãi như thế nữa! 🙁