lững lờ, lửng lơ

ữa trước tự dưng để ý một chút về chính tả: từ “lững lờ” phải viết bằng dấu ngã (vì “lững” đi kèm với từ có âm trầm – lờ – huyền, ngã, nặng), còn “lửng lơ” thì lại phải viết dấu hỏi (vì “lửng” đi kèm với từ có âm phù – lơ – ngang, sắc, hỏi). Mà “lững lơ” và “lửng lờ” tuy không chính xác là cùng nghĩa, nhưng thực ra rất gần nghĩa với nhau! Đây cũng chính là “mẹo” để viết cho đúng chính tả tiếng Việt, chú ý thanh của từ đi kèm. Trước đã có viết một bài về 8 thanh (không phải 6) trong tiếng Việt, trong đó Khứ – và Nhập – nhân với hai bậc Phù – Trầm tạo thành 4 thanh cả thảy, nhưng lại chỉ được ghi bằng 2 ký hiệu là “sắc” và “nặng”.

Riêng về thanh Thượng – , thượng phù tức là hỏi, thượng trầm tức là ngã, với tiếng Việt hiện đại ngày nay, hỏi hay ngã hầu như không phân biệt! Nhưng dấu vết trong từ điển thì vẫn còn đó, ví dụ: hải – biển – và hãi – sợ – ! Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: tại sao những người phát minh ra hệ thống ký âm Quốc ngữ, rõ ràng là không phân biệt được “Khứ – Nhập – Phù – Trầm”, nhưng lại bảo lưu “hỏi – ngã”, điều đã chết từ lâu tại thời điểm đó!? Đây chính là “hoá thạch” của một đặc trưng ngôn ngữ đã “tuyệt chủng” chỉ còn bảo lưu trong sách vở! Không nên cực đoan đến mức phải bỏ “hỏi & ngã”, bởi ngôn ngữ vốn dĩ là “võ đoán” như thế!