dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂