máy chèo thuyền

áy chèo thuyền… mô tả chút về cái paddling machine, trước hết, nó không phải là “rowing machine”, mặc dù tiếng Việt đều gọi là “máy chèo thuyền”. Thứ hai nữa, tuy gọi là “ergometer” nhưng không như đồ chuyên dụng, có màn hình hiển thị số Watt, Calories, Kilometers, cái này không có. Dự định là sẽ gắn một cái đồng hồ đo tốc độ xe đạp (đồng hồ đo tốc xe đạp thực chất là chỉ cái máy đếm, sử dụng 1 công-tắc từ – reed switch và 1 cục nam châm để đếm số vòng quay bánh xe, bánh quay 1 vòng thì cục nam châm đi qua, đóng mạch công-tắc 1 lần). Dùng cái đồng hồ xe đạp này không đưa ra được 1 thông tin chính xác nào, ngoại trừ cung cấp 1 độ đo tương đối để bạn biết được đang chèo nhanh hay chậm.

Đưa một ví dụ, giả sự bạn hít đất được 25 cái, giờ muốn tăng lên thành 50 cái nhưng mà tập (hít đất) hoài nó vẫn không lên. Vấn đề ở chỗ cơ thể con người là một hệ thống liên hoàn, cái này phụ thuộc, níu kéo cái kia. Nên tập thêm 5, 7 động tác khác, một thời gian thử lại sẽ hít đất được nhiều hơn. Như tôi tập chèo mãi không lên, bèn phải “cross-training”, tập qua xe đạp để cải thiện hơi thở và tuần hoàn. Thứ đến nữa là sức mạnh và sức bền, giữa 2 hình thức “strength” và “cardio”, không thể bỏ qua cái nào được, một cái tăng sức mạnh của cơ, một cái tăng độ bền của cơ. Trừ khi bạn chuyên hẳn về body – building thì không kể, chứ mọi vận động bình thường của con người đều cần tập luyện kết hợp xen kẻ giữa hai hình thức trên.

Như đã nói, tôi muốn chèo tốt, nhưng chỉ tập chèo không thôi thì không cải thiện sức chèo được, nên phải kết hợp thêm nhiều hình thức vận động khác (cross training), từ tạ, gym, xe đạp, etc… Sau đó, rồi đi một đường vòng lớn, quay trở lại chỗ ban đầu, thuật ngữ gọi là “conditioning”, tức là muốn chèo tốt thì… ta lại tập chèo! 😃 Nhưng nhiều khi công việc bận rộn, hoặc thời tiết không thuận lợi, không phải lúc nào cũng xuống nước được, thế nên nghĩ ra cái “máy chèo khô” này! Máy giả lập khá tốt lực cản đặc trưng của động tác chèo thuyền, có thể chỉnh được sức nặng (resitsance), một số người còn làm 2 cái chân máy hình tròn để máy hơi lắc lắc giống cảm giác chèo trên nước (riêng tôi thì thấy không thật cần thiết nên bỏ qua)!

Về kỹ thuật làm máy này không có gì khó, hai con lăn hai bên được gắn bạc đạn một chiều, cái bánh đà ở giữa chỉ quay một chiều về phía trước, tay trái và tay phải lần lượt thay phiên nhau kéo hệ thống dây làm bánh đà quay. Hệ thống ròng rọc và lò xo giúp cảm giác chèo gần giống với thực tế hơn. Cái bánh đà sử dụng cơ chế ma sát để tăng giảm lực cản, thay đổi sức nặng của mái chèo! Tuy cấu tạo máy đơn giản, dể chế tạo, nhưng cần một số thời gian để cân chỉnh, gia giảm (tăng giảm khối lượng bánh đà, tăng giảm ma sát, tăng giảm độ căng của lò xo) làm sao cho cảm giác chèo được gần với thực tế nhất! Dự tính trong tương lai: thay hệ thống lực cản ma sát (nhanh hư, không được êm) bằng lực cản nam châm!