hms dreadnought

ó rất nhiều thứ để nói về con tàu Dreadnought này, được xem là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải toàn thế giới. Đầu tiên là cái tên Dreadnought, hiểu nôm na trong tiếng Việt là “éo ngán thằng nào, chả sợ cái gì” 😅 Dreadnought tích hợp trong nó quá nhiều công nghệ tiên tiến thời đó, đến mức lịch sử thiết kế tàu chiến chia làm 2 giai đoạn: tiền – Dreadnought và hậu – Dreadnought. Dreadnought tàu chiến hạm lớn đầu tiên chạy bằng động cơ turbine hơi nước, tốc độ đạt đến hơn 40 kmph, đủ cho tất cả chiến hạm khác thời đó “ngửi khói”.

Dreadnought là tàu đầu tiên chạy than kết hợp với dầu mỏ! Hệ thống súng lớn bắn xa đến hơn 17 km, hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu từ xa (đây là một dạng máy tính cơ-điện đầu tiên). Đáng kể là Anh quốc hoàn thành Dreadnought trong thời gian kỷ lục 4 tháng, một kiểu phô trương sức mạnh công nghiệp! Dù vậy, sự nghiệp chinh chiến của Dreadnought không có gì đáng kể, thời gian WW1 thì con tàu đang sửa chữa nên bỏ lỡ hầu hết sự kiện. Dreadnought bị loại biên sau chưa đến 20 năm phục vụ, vì công nghệ tiến bộ không ngừng đẻ ra nhiều thế hệ tàu chiến mới!

hms viper

iper là chiếc tàu dùng động cơ turbine hơi nước đầu tiên của Hải quân Hoàng gia, thử nghiệm đã đạt đến tốc độ 57 kmph. Nhưng trước hết, phải nói về chiếc Turbinia, con tàu nhỏ được đóng bởi Charles Algernon Parsons để thử nghiệm động cơ do ông chế tạo. Kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng Victoria, một lễ duyệt binh Hải quân được tổ chức, 1897. Chiếc Turbinia xuất hiện tại lễ duyệt binh này, chạy qua chạy về mấy vòng. Hải quân đưa vài chiếc tàu ra đuổi bắt, nhưng không ai có thể theo được cái tốc độ kinh hoàng 34.5 kn (gần 65 kmph) của nó.

Catch me if you can! 🙂 Lúc đó, Turbinia là con tàu nhanh nhất thế giới. Chừng đó là đủ để con tàu “xấc xược” này lọt vào mắt xanh của Bộ Hải quân, và họ quyết định đóng Viper và Cobra để thử nghiệm về công nghệ turbine. Đến 1905 thì quyết định toàn bộ tàu chiến Hải quân tương lai sẽ được trang bị động cơ turbine. Nhân nói về gas-turbine và steam-turbine, đọc báo chí VN 10 bài thì hết 9 không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại này, dịch thuật thì làm ơn đầu tư học hỏi chút xíu đi, kiến thức cơ bản hơn 120 năm trước mà mơ hồ như đi trên mây!

hms magpie

agpie là con tàu khảo sát ven bờ của Hải quân Hoàng gia, lượng giãn nước… 37 tấn, là con tàu nhỏ nhất vẫn có cái prefix HMS, tức nó là “ship” chứ không phải là “boat”. Theo cách hiểu thông thường, phải trên 500, thậm chí trên 1000 tấn thì mới gọi là “ship”, đặc biệt trong một số lực lượng Hải quân, 1500 tấn vẫn chỉ là boat, nên boat hay ship, đó chỉ là quy ước chung chung mà thôi.

Thực tế có khá nhiều tàu nhỏ xíu mà vẫn được gọi là “ship”, vậy “ship” lớn hơn “boat” ở chỗ nào? Lớn hơn là ở cái role & mission – vai trò và sứ mệnh, và lớn hơn ở hàm lượng chất xám đổ vào trong đó, chứ không đơn thuần lớn ở kích thước! Hải quân Hoàng gia ngày nay về “lượng” chỉ có rất ít, 75 chiếc so với thời cao điểm của nó (Thế chiến 2, trên 2300 tàu), nhưng về “chất” thì đều là hạng nhất!

hms victoria

ictoria, 1887 là con tàu hơn 11.000 tấn hiện đại, là tàu chiến đầu tiên được trang bị động cơ hơi nước giãn nở 3 kỳ (triple expansion steam engine), cũng là tàu đầu tiên có động cơ turbine để chạy máy phát điện sơ khai. Victoria là soái hạm của phó đô đốc George Tryon, người đã chết cùng với hơn 350 thuỷ thủ trong một tai nạn kỳ lạ và ngớ ngẩn. Tryon nổi tiếng trong Hải quân Hoàng gia là người có nhiều ý tưởng sáng tạo, nhưng đôi khi kỳ cục, một người mềm mỏng, nhưng xa cách với cấp dưới, các sĩ quan dưới quyền rất ít khi dám chất vấn! Rất nhiều tai nạn trong hải quân Anh, Mỹ là do kiểu cá tính này gây ra! Tháng 6, 1893, ở Địa trung hải, con tàu đang hành tiến trong đội hình 2 hàng dọc song song với nhau, một hàng dẫn đầu bởi Victoria, một hàng dẫn đầu bởi HMS Camperdown!

Phó đô đốc Tryon ra lệnh 2 hàng ôm cua, hàng trái cua phải và hàng phải cua trái, đảo ngược hướng đi! Lệnh đưa ra rất rõ, nhưng các sĩ quan cảm thấy không ổn… Bán kính ôm cua của mỗi đội tàu là lớn hơn 700m, trong khi khoảng cách giữa 2 hàng chỉ có 1100m. HMS Camperdown trì hoãn thi hành lệnh vì thấy rõ nó không ổn, Tryon thúc dục bằng lệnh cờ semaphore: “còn đợi gì nữa”! Sự việc sau đó là Victoria và Camperdown đâm vào nhau. Camperdown ngập nhiều nước nhưng vẫn cứu được. Tryon lúc này vẫn chủ quan, lệnh đâm thuyền vào bờ, cách hơn 8km để giữ nó khỏi chìm và ra hiệu các xuồng cứu hộ xung quanh lui ra. Nhưng diễn biến sau đó quá nhanh, Victoria chìm sau 13 phút, các sĩ quan phớt lờ lệnh xông vào cứu người nhưng chỉ cứu được 1/2 thuỷ thủ đoàn, Tryon chết cùng 1/2 còn lại!

treasure island

uốn tiểu thuyết mê ly thời còn nhỏ xíu, tôi đọc bản NXB Văn học, 1987, nhưng thực ra đây là tái bản của bản 1944 – Vũ Ngọc Phan – Tự lực văn đoàn, nên tiếp cận văn hoá phương Tây ở VN là khá sớm, có lẽ từ thời Đông kinh Nghĩa thục. Khi nhỏ đã đọc cả trăm truyện thế này, nhưng hay nhất là “Bí mật đảo Lincoln” của Jules Verne! Cuốn sách này chứa đầy ắp đủ loại kiến thức về thiên văn, địa lý, vật lý, khoa học tự nhiên! Rất nhiều thứ, từ cách xác định góc phương vị (azimuth) của mặt trời để đo kinh vĩ.

Chả cần phải học hoá cấp 2 cũng biết được thuỷ phân dầu tạo ra xà phòng và glycerine, chả cần học hoá cấp 3 cũng hiểu quy trình Bessemer để luyện gang thành thép… Spoiler: không khó để nhận ra trong bản dịch này nhiều lỗi chuyên môn về địa lý, hằng hải và nhiều kiến thức tổng quát! Vì thực ra các cụ thời đó cũng không có biết nhiều lắm đâu! Nhưng nói cho đúng, nó vẫn tốt hơn các bản dịch hiện tại, sách vở bây giờ hành văn căn bản còn chưa nên thân, câu cú lộn xộn cứ như “cơm sống”!

whaler

ột chút lịch sử hàng hải phương Tây, nghề đánh bắt cá voi, loại sinh vật khổng lồ nặng đến vài chục (thậm chí cả trăm) tấn, loài mà ngư dân VN kính ngưỡng và thờ phụng, gọi là “Ông”, còn bọn Tây thì xem đó như những thùng dầu khổng lồ di động. Trong ảnh là Charles W. Morgan, con tàu 350 tấn, giờ là một phần của bảo tàng Mystic Seaport. Ai từng đọc Moby-Dick – Herman Melville, một trong những cuốn tiểu thuyết mà tôi say mê lúc nhỏ, sẽ không lạ gì những chuyện thế này! Một chuyến săn cá voi có thể kéo dài vài tháng, hay vài năm, nhiều tàu đánh cá voi đi vòng quanh thế giới, đi theo mùa và theo những đàn cá.

Thuỷ thủ trực trên cột buồm để tìm “tia nước cá voi”, luồng khí & nước vọt lên trời khi cá thở. Phát hiện ra, vài chiếc xuồng con được hạ thuỷ từ tàu mẹ, bắt đầu truy đuổi! Các tay chèo đuổi theo con cá, người đứng mũi, nhân vật xuất sắc nhất, lãnh nhiệm vụ phóng lao! Cá trúng lao sẽ kéo vài chiếc xuồng chạy băng băng trên mặt biển cho đến khi kiệt sức! Cũng có khi cá lặn xuống vài trăm mét, phải liên tục xả dây, nếu không sẽ kéo chiếc xuồng xuống biển! Toàn bộ quá trình siêu nguy hiểm, chỉ cần cá quẫy đuôi trúng là xuồng tan tành! Cuộc chiến đấu với cá voi là một đề tài “lãng mạn” trong văn hoá Anh, Mỹ.

Đương nhiên, theo quan điểm hiện đại, điều đó không được “đúng đắn & nhân văn” cho lắm, nhưng chỉ khác với con rồng trong thần thoại là không thể phun lửa thôi, chứ cá voi là loại động vật to lớn nhất lịch sử tự nhiên, lớn hơn cả những loại khủng long to nhất, chúng có thể nặng đến 170 tấn! Cá đánh bắt về được xẻ thịt, lò than trên tàu sẽ biến mỡ cá voi thành những thùng dầu! Chiếc Charles W. Morgan trở về cảng năm 1845 sau 3 năm đi biển, đem về 2,400 thùng dầu! Dầu cá thường dùng làm dầu thắp đèn (lửa sáng mà không có mùi), làm nến! Dầu cá voi là loại bôi trơn cho máy móc của Kỷ nguyên Công nghiệp hoá.

Dầu cá được dùng làm margarine, loại thực phẩm thay thế bơ. Dầu cá là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần 1 & 2, nó được thuỷ phân thành xà phòng và glycerine, mà glycerine là nguyên liệu chính tạo nên các loại thuốc súng không khói & thuốc nổ! Đánh cá voi từng là một ngành công nghiệp lớn và một phần quan trọng của văn hoá phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Mãi cho đến những năm 198x, thoả thuận cấm đánh bắt cá voi mới có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, vì dầu cá đã được thay thế bằng các sản phẩm dầu mỏ! Trước đó, con người giết cả vài chục ngàn con cá voi mỗi năm để lấy dầu!

some marine arts

ây là bức hoạ hiện đại, có thể được vẽ gần đây, tái hiện lại lịch sử ngày xưa. Cái góc nhìn của nó rất mới, giống như được quay từ drone vậy, hội hoạ cổ điển có nằm mơ cũng khó có được những góc phối cảnh – perspective thế này. Ở phương Tây, có những nhánh hội hoạ chỉ chuyên đề tài hàng hải, phải bỏ ra hàng chục năm đọc mọi thứ, từ lịch sử, địa lý, kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật buồm, 1001 thứ để có thể vẽ được một bức tranh đúng, chưa nói chuyện đẹp!

hms resolute

on tàu Resolute tham gia tìm kiếm đoàn thám hiểm không bao giờ trở về của John Franklin trong 2 năm 1848 ~ 1850, sau đó về Anh, rồi quay lại tiếp tục tìm kiếm trong 2 năm nữa, 1852 ~ 1854. Suốt những mùa đông bị vây hãm trong băng giá, thuỷ thủ đoàn toả ra các hướng, đi bằng xe chó kéo để tìm vết tích của Franklin, nhưng không tìm được gì, họ chỉ tìm và cứu được đoàn đi trên chiếc HMS Investigator. Về sau, cũng phải bỏ tiếp chiếc Resolute bị kẹt trong băng giá, đoàn người trở về Anh năm 1854 trên các con tàu khác của đoàn thám hiểm!

Một năm sau đó, Resolute được tìm thấy trôi dạt trên biển, bởi một tàu đánh cá voi Mỹ, cách 1900 km so với nơi ban đầu. Quốc hội Mỹ mua lại con tàu và gởi nó về Anh như một món quà tặng cho nữ hoàng Victoria! Đến lúc này, Bộ Hải quân đã hết hy vọng việc tìm đoàn Franklin nên dừng các cuộc tìm kiếm. Chỉ riêng có Lady Jane, vợ của Franklin quá cố, là vẫn còn tiếp tục tìm kiếm thêm những 20 năm nữa, tài trợ tất cả 7 đoàn thám hiểm chỉ để tiếp tục tìm! Lady Jane đi vào văn hoá đại chúng Anh với bài hát “Lady Jane’s Lament” – nỗi đau khổ của quý bà Jane! 😢

hms investigator

ăm 1848, Investigator và Enterprise, 2 con tàu do James Clark Ross chỉ huy, khởi hành đi tìm những vết tích của John Franklin. Ross lúc này đã 72 tuổi, đành đứng ra nhận nhiệm vụ, vì không còn ai có đủ uy tín cũng như kinh nghiệm! Ross từng thề với vợ là sẽ không bao giờ đi thám hiểm nữa, sau vụ này, 2 vợ chồng giận nhau cho đến cuối đời. Sau 5 năm tìm kiếm vô vọng, con tàu Investigator bị đông cứng trong băng suốt 3 năm.

Cho đến khi họ được phát hiện và giải cứu bởi chiếc HMS Resolute, một nhánh khác trong 3 nhánh tìm kiếm gọng kìm được tổ chức bởi Bộ Hải quân. Resolute sau đó cũng không thoát ra được khỏi vùng băng giá, lại tiếp tục phải bỏ tàu, sau đó lại được cứu bởi một tàu khác! Nhiều lượt hành trình theo vết đoàn thám hiểm của Franklin, lúc này đã trở thành một cuộc “Thập tự chinh” thần thánh đúng nghĩa, liên tục nhiều năm, với vô số kỳ tích!

hms terror

au chuyến thám hiểm Nam cực của James Clark Ross, 2 con tàu Terror và Erebus lần nữa được trang bị lại, chuẩn bị cho chuyến thám hiểm của John Franklin, lại là mục tiêu muôn thủa: Con đường Tây Bắc (the North West Passage), tìm ra một thuỷ lộ ngắn nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà không phải đi vòng xuống Mũi Sừng xa xôi! Cho đến ngày nay người ta vẫn biết rất ít về số phận bi thảm của cuộc thám hiểm này, toàn bộ 129 người không ai trở về! Bộ Hải quân tổ chức một vài đoàn tìm kiếm. Jane Franklin, vợ của John Franklin, nhà thám hiểm quá cố, con gái một nhà đại tư sản là tiếp tục vận động, tài trợ, bỏ tiền tổ chức thêm nhiều cuộc tìm kiếm nữa suốt 25 năm sau đó! Họ đem về được 2, 3 mảnh giấy, chôn dưới những cột đá xếp đánh dấu, để lại một số ít ỏi thông tin!

Đến ngày nay, người ta chỉ biết đại khái là cả 2 con tàu bị chôn vùi trong băng giá suốt một năm rưỡi, nhiều người lần lượt chết trước khi số còn lại bỏ tàu, tìm cách trở về bằng đường bộ nhưng không một ai về tới đích! Rất nhiều giả thiết được đưa ra, kể cả giả thiết ngộ độc botulinum trên loại đồ hộp thế hệ đầu tiên mà đoàn sử dụng! Hai cuộc thám hiểm thất bại, một của Franklin, một của Robert Scott khiến người ta phải nghĩ lại về cách tiếp cận, rõ ràng việc sử dụng những đoàn thám hiểm lớn cả trăm người là không phù hợp! Roald Amundsen người Na Uy, hơn 50 năm sau, là người đầu tiên hoàn thành cả 3 mục tiêu: đến Nam cực, đến Bắc cực, và đi hết con đường Tây Bắc, dĩ nhiên là với những trang thiết bị hiện đại hơn, và chỉ dùng những nhóm nhỏ 5 ~ 15 bao gồm những cá nhân đặc biệt xuất sắc!