thái thanh

Một ngày đó tóc mây đã phai mầu,
Có chờ ta oán trách đâu, có vì duyên kiếp không lâu.
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu!
Cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.


ost ở đây làm tư liệu, những ca khúc cổ điển, bán cổ điển nhạc ngoại quốc lời Việt do giọng ca Thái Thanh trình bày. Đa số những ca từ này đều được đặt bởi Phạm Duy hay là Phạm Đình Chương, những người tiên phong trong việc “phổ cập” nhạc cổ điển, bán cổ điển ngoại quốc vào nền ca khúc Việt.

Ảnh trên: Thái Thanh và 2 người anh, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, half – brother), những giọng hát vàng của ban hợp ca Thăng Long một thời. Một số bản thu âm chất lượng khá tệ (một ít được thu vào những năm 50 hay sớm hơn), nhưng không vì thế mà che lấp đi được “tiếng hát trên trời” Thái Thanh! Về ca từ, trong những lời ca khá “cổ điển” và “sáo” này, tôi luôn tìm thấy điều gì đó về cách sử dụng tiếng Việt!

Khúc nhạc muôn đời - Domino, Louis Ferrari 
Lòng người ly hương - La complainte des infidèles, Georges Van Parys 
Dạ khúc - Serenade, F. Schubert 
Dòng sông xanh – Le beau Danube bleu, J. Strauss 
Sóng nước biếc – Les flots du Danube, J. Ivanovici 
Những chiếc lá úa – Les feuilles mortes, Joseph Kosma 
Ave Maria – F. Schubert 
Khúc ca muôn thủa – Granada 
Chiều tà – Serenata, E. Toselli 
Mối tình xa xưa – Célèbre valse, J. Brahms 
Ánh mắt liêu trai – Reverie, R. Schumann 
Tango xanh – Le tango bleu, Tino Rossi 

Tiện thể post luôn ở đây một số bìa minh hoạ nhạc ngoại quốc do NS Phạm Duy đặt lời Việt:

la chanson d’orphée

Le ciel a choisi mon pays, pour faire un nouveau Paradis.
Au loin des tourments, danse un éternel printemps pour les amants.
Chante chante mon cœur la chanson du matin dans la joie de la vie qui revient!

ây rung cảm tâm hồn nhiều khi không cần đến âm nhạc tinh tế và phức tạp. Chỉ một giai điệu, một lời hát đơn giản nào đó cũng đủ để gợi lại cả một khung trời kỷ niệm, ước mơ xa xưa… Chẳng có gì phải xấu hổ khi kể rằng bạn đã từng yêu một giai điệu, một khoảnh khắc nào đó của quá khứ, để rồi mãi cho đến tận hôm nay mới biết bản nhạc đó tên gì, do ai hát!

Lời Anh - A day in life of a fool 
Lời Việt - Bài ngợi ca tình yêu 

Vì có hề gì khi mà giai điệu đó đã (vô hình) đến và ở lại mãi mãi trong tim… Và đó lại là giọng ca đầy ma thuật, khỏe khoắn và quyến rũ Dalida… và cũng như những dáng nhạc đẹp khác, bài hát đã được chuyển thể qua rất nhiều ngôn ngữ khác.

a… joe dassin

rước đây đã có giới thiệu về người nghệ sĩ Mỹ gốc Nga Do Thái hát tiếng Pháp Joe Dassin này qua bài hát Et si tu n’existais pas, một bài hát mà ai biết tiếng Pháp và văn hóa Pháp sẽ phải khóc khi nghe. Bài hát đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: ngày mai không có anh trong đời, trần gian riêng em đâu có vui gì, để yêu đương để nhung nhớ và tha thiết, nỗi yêu thương ôi bao giờ hết…

A toi - Joe Dassin 

Hôm nay post tiếp bài hát đứng thứ hai trong số những ca khúc đẹp nhất của Joe: A toi, tạm dịch sang tiếng Việt là: Cho em (anh) hay Vì em (anh)… một ca khúc tuyệt hay về nhạc và có phần lời khó có thể viết hay hơn được. Thỉnh thoảng nghe lại cả hai bài hát này để A… Joe Dassin vậy!

A toi, a la façon que tu as d’être belle. A la façon que tu as d’être à moi. A tes mots tendres un peu artificiels quelquefois.

A toi, a la petite fille que tu étais. A celle que tu es encore souvent. A ton passé, à tes secrets, a tes anciens princes charmants.

[ REF ] A la vie, à l’amour. A nos nuits, à nos jours. A l’éternel retour de la chance. A l’enfant qui viendra, qui nous ressemblera. Qui sera à la fois toi et moi.

A moi, a la folie dont tu es la raison. A mes colères sans savoir pourquoi. A mes silences et à mes trahisons, quelquefois.

A moi, au temps que j’ai passé à te chercher. Aux qualités dont tu te moques bien. Aux défauts que je t’ai caché. A mes idées de baladin.

A nous, aux souvenirs que nous allons nous faire. A l’avenir et au présent surtout. A la santé de cette vieille terre, qui s’en fout.

A nous, a nos espoirs et à nos illusions. A notre prochain premier rendez-vous. A la santé de ces milliers d’amoureux, qui sont comme nous.

Vì em, vì dáng vẻ yêu kiều ngự trị trong anh, vì những lời nói đầy yêu thương (đôi khi vẫn thoảng chút giả tạo) dành cho anh.

Vì em, vì cô bé em từng là, vì người con gái là em như hiện tại, vì quá khứ, vì những điều thầm kín, vì cả những hoàng tử lịch lãm xa xưa của em.

[ REF ] Vì cuộc sống, vì tình yêu, vì đêm và vì ngày, vì những cơ hội luôn mãi còn giữa hai ta. Vì những đứa trẻ sẽ ra đời, mai đây chúng sẽ trở nên như anh và em.

Vì anh, vì những cơn giận mà em là nguyên nhân, vì những phút nóng nảy chẳng duyên cớ. Vì sự im lặng, vì cả đôi lần anh quay lưng phản bội em.

Vì anh, vì những lúc anh ghé qua tìm em. Vì những cá tính hay bị em diễu, vì những tật xấu anh thường che giấu. Vì cả những ý tưởng điên khùng chẳng giống ai của anh.

Vì chúng ta, vì những kỷ niệm ta đã có, vì hiện tại, vì tương lai. Vì cả trái đất già cỗi này, mà nó không quan tâm lắm đâu.

Vì chúng ta, vì những hy vọng và ảo tưởng. Vì lần “hẹn hò đầu tiên” sắp tới của chúng ta. Vì cả triệu cặp tình nhân như chúng ta trên khắp địa cầu.

la maladie d’amour

a maladie d’amour… tựa này dịch làm sao mới phải nhỉ, Căn bệnh tình yêu?? Nôm na nhưng chính xác phải là: Ốm tương tư… 😀 Dịch nghĩa phần lời: Nó hành hạ trái tim những “đứa trẻ” đang yêu, không ngoại trừ một ai từ 7 cho đến 77 tuổi. Nó cuộn chảy như một dòng sông ngạo nghễ, cuốn trôi theo nó mọi giới, mọi kiểu người. Nó làm đàn ông cất tiếng hát, làm thế giới trở nên rộng rãi hơn.

La maladie d'amour – Michel Sardou 
Lời Việt: Tình yêu vụt sáng – (?) 

Nó làm phụ nữ bật khóc, đôi khi là những tiếng khóc thầm trong bóng đêm. Lại có khi nó khiến con người ta đau khổ suốt cả cuộc đời. Chẳng ai thoát được căn bệnh tình yêu, nhưng đớn đau hơn cả lại là khi người ta lành khỏi căn bệnh đó…

tiens bien fou

Le Chant des Partisans (or in English: The guerrillas’ song) was a famous French song, widespread among members of France’s resistant movement against the Nazi, many of whom later fought at Điện Biên Phủ battle, including De Castries, Langlais, Bigeard… The guerrillas’ song was once used by French against the Nazi, now ironically used by Vietnamese fighting the French.


Éliane-2 hill nowadays, vestige of the blew-away top.

ay, 6th, 1954, 11 PM: Nguyễn Hữu An, commander of the 174th regiment, 316th division, ordered the last attack on the Éliane-2 height (Vietnam nomenclature: A1 hill). The hill ownership has been shifted from side to side many times during the past 55 days, on the Viet Minh side, a price of about 2000 deaths was paid for the area of 2000 m2 of the hilltop. Finally, a tunnel was digged into the hill foot, one ton of TNT explosive was placed in to blow up the whole fortification. The mine blast was starting signal for the ultimate assault into Điện Biên Phủ garrison, fate of the famous battle has just been decided.

Le Chant des Partisans (Anna Marly) 

May, 7th, 1954, 04 AM

Captain Pouget, from Éliane-2 called the commanding post on radio, asking for reinforcements, the situation was hopeless. Major Vadot, in an indifferent voice, told Pouget, like a professor trying to explain a hard problem to his student: Reinforcement? Be reasonable boy, we have no more such!. Then, he ordered Pouget to destroy the radio and defend to death. Suddenly, a voice intercepted on the wave, in French, the Viet Minh radio operator said: Hold the line, please! Gentleman, we invite you one piece of music: Le Chant des Partisants. Vadot listened to the whole song, then blew 3 carbine shots destroying the device.

Later the same day, May, 7th, 1945

Gia Lâm airport, Hà Nội, a certain French drunk soldier dragging his feet on the street, crying: Quoi? Điện Biên Phủ? C’est exactement: Tiens bien fou! (kind of French playing on words, literally translated into English as: What? Điện Biên Phủ? It’s exactly: should probably go mad there).

domino

Domino, Domino, le printemps chante en moi, Dominique.
Le soleil s’est fait beau, J’ai le coeur comme un’boite à musique.

ăm mới nghe nhạc gì cho tâm hồn sảng khoái đây… tốt nhất là thêm một bản valse trẻ trung, sang trọng nữa. Chợt nghĩ ngay đến Domino của Louis Ferrari. Bản nhạc này được cho nghe lần đầu tiên hơn 15 năm trước, người đánh đàn đã quên lâu rồi, nhưng bản nhạc thì ở lại 😬.

Domino - Daniele Vidal 
Domino - Tony Martin 
Khúc nhạc muôn đời - Thái Thanh 
Hội mùa hoa - Tam ca Áo trắng 

Hãy nghe lại bản nhạc quá đáng yêu của những năm 50 này qua 4 phần lời khác nhau: phần lời gốc tiếng Pháp, phần trình bày tiếng Anh của Tony Martin (rất đặc biệt), và 2 phiên bản “Việt hoá”: Khúc nhạc muôn đời do Thái Thanh trình bày và một bản mới hơn: Hội mùa hoa do Tam ca Áo trắng thể hiện.

la bohème

he only song posted twice on my blog, my previous post is here (this version is performed when Charles was still young, a much higher tempo). I’d listened to both the vocal & instrumental versions of this song long before, but didn’t recognize that they are actually one same song. Just by a sudden special chance in Dalat made me realise that it is Paul Mauriat who was covering Charles Aznavour.

La Bohème - Charles Aznavour 
La Bohème - Paul Mauriat 

Charles Aznavour is a very big name in American & French music, but much more popular in his French audience. Till now, he still go to stage and have many performance at the age of 83, and still attract and seduce a lot of listeners. He is called by the title French Frank Sinatra, but to me Charles Aznavour is much more different however, Frank Sinatra didn’t wrote the song himself.

bang bang

ang Bang (My baby shot me down) is quite a special song: written by Sonny Bono, performed by Cher (1966), covered by Nancy Sinatra (1967), and has been translated to various languages since then. Younger people would recognize the the music as main soundtrack in the film Kill Bill (2003).

Bang bang - Sheila 
Khi xưa ta bé - Mỹ Tâm 
My baby shot me down - Nancy Sinatra 

I actually did thought it was a French song, until I listened to the gentle My baby shot me down, the original soundtrack is really simple, and moving, compared the glamourous French version.

mal

Lúc chúng ta rĩ rã nhạc Pháp thì Christophe làm album có bài Mal này với tựa đề Anh

hớ lúc nhỏ, lũ nhóc cấp 2 chúng tôi luôn nghĩ ra những trò tiêu khiển giết thời gian thú vị. Tôi còn nhớ một trong những trò đó là ngồi tìm ra những từ tiếng Việt gốc Pháp, chẳng hạn như cái ba-ri-e (barrière) là cái rào chắn, hay ra-đi-a-tơ (radiateur) là bộ phận tản nhiệt của xe máy… Mặc dù chưa hề biết tiếng Pháp, lũ nhóc chúng tôi vẫn cãi nhau, lục tìm từ điển để minh chứng cho những ví dụ của mình. Bạn cu Bông (Quang Khải) hẳn còn nhớ trò chơi này.

Mal - Christophe 
Cơn đau tình ái - Elvis Phương 

Bây giờ thì tôi tìm ra một từ khác: Mal, như trong tiếng Việt, khi người ta nói: cái thằng đó hơi bị man man. Vốn gốc chỉ có nghĩa là đau, bệnh, qua tiếng Việt từ đó đã phái sinh một nghĩa mới: đau bệnh theo kiểu thần kinh. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt thật sâu đậm, tìm thấy khắp trong ngôn ngữ, ca từ, ca khúc! Đôi lúc lại có cảm giác rằng chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài không hẳn là thiếu chọn lọc, nhưng vẫn quá ư dễ dãi. Đến tận những năm 70, khi văn hóa Mỹ đã lan tràn khắp miền Nam Việt Nam, các phòng trà Sài-gòn vẫn rỉ rả những ca khúc Pháp. Trong trào lưu hát nhạc Pháp lời Việt này, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời cho hàng loạt ca khúc Pháp, mà bài này là một đơn cử.

Rồi những ban nhạc rock đầu tiên của Sài-gòn (lúc ấy không gọi là nhạc rock mà gọi là kích-động-nhạc) vẫn tiếp tục lấy những cái tên Pháp, đặt lời theo kiểu Pháp nhưng làm nhạc theo lối Mỹ. Đúng là một loại tranh collage sinh động. Tôi sẽ còn trở lại với chủ đề những ban “kích-động-nhạc” đầu tiên của Sài-gòn trong một bài khác, những Elvis Phương, Lê Hựu Hà, Tuấn Ngọc, những Trần văn Trạch (em ruột Trần văn Khê), Lữ Liên (ban kích-động-nhạc AVT)… những cậu ấm Sài-gòn gốc “Bắc cầy” đã tiếp tục làm nên những trào lưu nhạc mới. Điều đáng lưu ý là trong những trào lưu này dần xuất hiện những loại nhạc giải trí, nhạc tuýt, lần đầu tiên văn nghệ ở VN bước ra khỏi “tháp ngà hàn lâm” để mang hơi thở đời thường của cuộc sống.

Mal, bài hát này thích đã lâu, lúc này lại đúng là lúc để hát: Mal, au fond du coeur, oui j’ai mal (Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau!). Bài gốc có phần hòa âm thật hay, đúng tông yêu thích của tôi, còn bài lời Việt chỉ để nghe tham khảo!

le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

ại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.